Từ vụ li hôn của ca sĩ Đan Trường, giữ gìn hạnh phúc thế nào khi vợ chồng ở cảnh “Ngưu lang Chức nữ”?
Theo chia sẻ của vợ ca sĩ Đan Trường, họ chia tay sau 8 năm chung sống phần cũng vì khoảng cách địa lý.
Với hầu hết mọi người, cách sống vợ chồng Ngâu không thể lâu bền được. Vậy đâu là cách để giữ gìn hạnh phúc khi vợ chồng ở cảnh “Ngưu lang Chức nữ”?
Vợ chồng ở cảnh “Ngưu lang Chức nữ”
Vợ chồng ca sĩ Đan Trường ly hôn sau 8 năm chung sống đang gây bất ngờ cho nhiều người hâm mộ. Họ từng khiến nhiều người hâm mộ khi có cuộc sống êm đềm, giàu có. Cặp đôi đã vượt qua nhiều thử thách để đến được với nhau và có được quả ngọt là bé Mathis Thiên Từ.
Theo chia sẻ của vợ ca sĩ Đan Trường – doanh nhân Thủy Tiên, dù hoàn cảnh sống cách xa nhau về không gian, thời gian nhưng trong những năm vừa qua, hai vợ chồng vẫn cố gắng rất nhiều để nuôi dưỡng tình cảm, giữ gìn hạnh phúc. Nhưng sau tất cả đều không thể lấp đầy khác biệt. Nếu cứ cố gắng níu kéo khi không có được tiếng nói chung, cuộc sống vợ chồng cũng không thể có được một mái ấm hạnh phúc, một gia đình đúng nghĩa.
Kể từ khi kết hôn đến lúc ly hôn, vợ chồng Đan Trường ít có thời gian bên nhau. Hai vợ chồng vẫn sống cảnh vợ chồng Ngâu. Thủy Tiên và con trai sống ở Mỹ, trong khi ca sĩ Đan Trường chủ yếu hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam.
Vợ chồng ca sĩ Đan Trường ly hôn sau 8 năm sống cảnh “Vợ chồng Ngâu”. Ảnh TL
Về nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của cặp đôi có thể sẽ có nhiều uẩn khúc mà chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu. Thế nhưng có thể nhận thấy trong cách chia sẻ của Thủy Tiên, sự xa cách địa lý, sống xa nhau nửa vòng Trái Đất đã khiến cho trái tim của họ xa nhau và không thể hàn gắn lại được.
Trong cuộc sống có nhiều cặp vợ chồng yêu thương nhau nhưng phải sống xa nhau về địa lý. Nhiều người phải sống trong cảnh “sống xa cùng nhau” vì bạn đời phải đi làm việc, học hành ở nơi khác… Các nhà xã hội học gọi điều đó có nghĩa là “sống xa cùng nhau”. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Gia đình Australia, ở Australia khoảng từ 7 – 9% người dân trưởng thành có bạn đời sống ở nơi khác. Ở Mỹ, 3,6 triệu những người trưởng thành đã kết hôn sống xa bạn đời. Ở Canada, theo Cục thống kê, 7% người trưởng thành có mối quan hệ vợ chồng bền vững nhưng không ở cùng địa chỉ.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho rằng, yêu xa không phải là chuyện dễ dàng, ngay cả với những người đã là vợ chồng. Làm sao để “xa mặt không cách lòng”, để con cái vẫn cảm nhận không khí gia đình đầy đủ là điều không hề dễ. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng của cả hai bên rất nhiều. Với người có nhu cầu gặp người bạn đời mỗi ngày, cách sống “Ngưu lang Chức nữ” này sẽ không thích hợp.
Video đang HOT
Ngày nay với công nghệ phát triển, mọi người có thể dùng các ứng dụng công nghệ để kéo tình cảm gia đình mình lại với nhau khi sống trong cảnh xa nhau. Thế nhưng, tình cảm cần được vun vén trực tiếp ngay tại chỗ đó thì mới đan chặt với nhau. Ở gần nhau có thể có những lúc giận hờn, mâu thuẫn nhưng ở xa dù có giận nhiều khi cũng không dám nói. Nếu được lựa chọn thì vợ chồng cũng nên cân nhắc xem có quyết định sống xa nhau hay không vì sự kết nối trực tiếp vẫn là quan trọng nhất ở mỗi gia đình.
Để giữ tình yêu bền lâu khi vợ chồng sống xa nhau
Trước khi quyết định sống xa nhau, chuyên gia tâm lý khuyên, bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý, cần độc lập, tin tưởng bạn đời và sức chịu đựng về tâm lý để có thể sống một mình. Xác định rõ những khó khăn mà cuộc sống xa nhau sẽ mang đến, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của con. Đồng thời, cân nhắc giữa lợi ích tài chính có được và những giá trị tinh thần mất đi.
Cả hai cùng phải cố gắng rất nhiều và phải xác định:
Vợ chồng cần bàn bạc xem gặp nhau như thế nào là tốt nhất, chẳng hạn như ai sẽ tới chỗ ai, mức độ thường xuyên sẽ là thế nào và làm sao để trang trải nổi chi phí cần thiết cho cả hai chỗ ở.
Không phải ai cũng muốn giữ liên hệ theo cách giống nhau. Có thể bạn muốn gửi tin nhắn mỗi giờ, còn bạn đời lại muốn chuyện trò qua điện thoại vào cuối ngày. Cho dù bạn muốn điều gì giữa hai người phải nói rõ với người bạn đời và nếu hai người không có sự giống nhau thì có thể mỗi bên sẽ cần nhân nhượng nhau một chút cho phù hợp. Hãy tận dụng các phương tiện để liên lạc, thể hiện tình cảm thường xuyên.
Dù có sống xa nhau vì bất cứ lý do gì cũng phải tìm mọi cách để được gần nhau khi có thể.
Có những thời điểm phải chấp nhận sống xa nhau nhưng phải tính đến cách để vun vén gia đình. Sự xa cách lâu sẽ làm cho con người ta dễ dàng lạnh nhạt, xa nhau nhiều hơn. Bởi vậy, dù có xa nhau vì bất cứ lý do gì thì phải tìm mọi cách để gần nhau khi có thể mới bền chặt được.
Chẳng hạn, có cặp vợ chồng người chồng làm ở Hà Nội còn vợ con ở Sài Gòn. Hai vợ chồng có nguyên tắc cứ 2 tuần là dành số tiền kiếm được để họ gặp lại nhau. Có khi người vợ đem con bay ra Hà Nội, có khi chồng lại bay vào. Tuy cực vậy nhưng vợ chồng gắn bó được với nhau, duy trì được gia đình chứng tỏ sự kết nối rất là chặt.
Đặt ra giới hạn cho thời gian xa cách, tránh tình trạng cả hai quen với việc không còn cần nhau nữa. Nhiều gia đình không phải xa nhau vì có người khác, chuyện quá nghiêm trọng mà đơn giản vì đã thành thói quen không cần có nhau.
Khi sống xa nhau, tệ nạn xảy ra với đôi bên cũng dễ hơn. Một bên phải gánh vác mọi thứ, sống xa nhau, họ sẽ cảm thấy nửa kia có cũng được mà không có cũng được.
Ở xa nhau ít ngày không là vấn đề nhưng nếu xác định lâu dài, có thể bạn nên tính đến chuyện đưa cả gia đình sống cùng. Tiền bạc rất quan trọng để vun đắp hạnh phúc của gia đình nhưng đó không phải là tất cả. Ở gần nhau sẽ cùng nhau làm rất nhiều việc. Mỗi đứa trẻ được sống cùng bố mẹ rất quan trọng và vợ chồng được sống cạnh nhau cũng là một điều tối quan trọng để duy trì cuộc hôn nhân. Cả hai cần tính đến chuyện khi nào thì kết thúc việc sống xa nhau.
Với hầu hết mọi người, cách sống này không thể lâu bền được. Nếu cả hai thấy ổn khi phải sống cách xa nhau mãi mãi thì có lẽ đã đến lúc nên đặt câu hỏi phải chăng đó là mối quan hệ phù hợp.
Chồng chấp nhận bị vợ trách là lươn lẹo để giữ gìn hạnh phúc
Tôi chấp nhận bị vợ trách là lươn lẹo - dù đó là điều tôi không muốn - nhưng sự lươn lẹo này có nguồn gốc và có ý định từ tình yêu, từ sự tỉnh thức.
Mỗi lần tôi đi xa về, hoặc mỗi buổi tối trở về nhà, con tôi luôn í ới gọi: "Ba ơi! Ba ơi!" và chào đón bằng một cái ôm thật chặt cùng với ánh mắt long lanh, trong trẻo hết mực của trẻ thơ.
Từ ngày con chập chững bước đi những bước đầu tiên, nói những từ đầu tiên thì mỗi lần tôi trở về nhà đều được con chạy ùa ra đón và sà vào lòng như thế. Vợ tôi đôi lúc vừa tỏ ra ganh tị, vừa thắc mắc vì "anh sướng thế, con hay nhào tới ba với cái ôm thật chặt, lại líu lo "ba ơi, ba ời", mà chẳng bao giờ có cái ôm với mẹ và tiếng gọi mẹ thắm thiết như thế? Những lúc vợ như thế, người đàn ông lươn lẹo và lẻo mép trong tôi xuất hiện, tỏ ra nghiêm túc và đầy trịnh trọng:
- Anh thua em rồi, anh mãi mãi không thắng được em đâu. Em biết vì sao con hay gọi anh không? Bởi vì con coi anh là người xa lạ, coi anh là người khác vì vắng nhà quá nhiều, dành thời gian cho con quá ít. Anh không gắn kết sâu sắc với con, không sinh ra con nên với con anh là người khác nó.
Từ ngày con biết đi, biết nói mỗi lần tôi về nhà đều được con chạy ùa ra đón. Ảnh minh họa.
Vợ tôi ngẩn tò te vì không hiểu khiến tôi phải giải thích rõ hơn, rằng chúng ta thường gọi tên người lạ, chứ có ai lại gọi tên chính mình đâu. Sở dĩ con không gọi mẹ bởi vì nó xem mẹ với nó là một. Mẹ không xa lạ với con, mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày, cho con ăn, cho con bú, ôm ấp lúc con buồn... Mẹ lập tức có mặt ngay bên con khi nó cần, kết nối với con 24/7 - sự kết nối cả về vật chất lẫn tinh thần. Mẹ hòa làm một với con, không khác nhau, không tách rời... Mẹ với con là một thì ai lại gọi chính mình. Còn ba nó thì không bao giờ vượt qua được mặt mẹ nó đâu. Tạo hóa đã giao sứ mệnh làm mẹ cho riêng phụ nữ, và những người làm cha mãi mãi thua người mẹ về mặt kết nối này.
Từ chuyện con, tôi lươn lẹo chuyển sang chủ đề vợ chồng nhằm giải thích với vợ việc "vì sao tôi ra ngoài ít khi gọi điện về cho vợ, khiến nàng luôn thắc mắc, đôi lần nghi ngờ tôi... chuyện nọ, chuyện kia; rồi vì sao lâu lắm rồi không gọi "em yêu, vợ yêu" - Những tiếng gọi của gắn kết, yêu thương (như con hay gọi là "ba ơi" bằng tất cả sự cảm thán của vui tươi, hân hoan, yêu thương). Tôi nói về nhà chỉ cần nhìn vợ là đủ bình an, yêu thương rồi. Vợ chồng tuy hai nhưng hòa làm một, không thể tách rời, không xa lạ vì chúng ta là của nhau. Trong em có anh, trong anh có em.
Cũng có những lúc chồng gọi tên vợ... ấy là vì lúc đó xem hai vợ chồng không phải là một nên gọi tên để vợ biết được rằng vợ là một chủ thể khác, tách biệt với chồng, để vợ cảm nhận được không gian riêng của vợ, có tự do lý chí riêng, có con đường riêng, có sứ mạng riêng, có cảm xúc riêng... Nghĩa là vợ có thể sống được một mình, có thể hạnh phúc được một mình, vợ là chính vợ...
Nghe tôi giải thích một hồi thì vợ chúm chím cười bảo:
- Sao anh lươn lẹo thế, kiểu gì anh cũng nói được, nhạc gì anh cũng nhảy được?
Vợ trách tôi lươn lẹo thế, nhưng ánh mắt của nàng lại ngời lên niềm hạnh phúc - phụ nữ vốn yêu bằng tai - và tôi biết mình đã làm đúng để cả nhà ấm áp, hạnh phúc.
Trong nhân gian, "lươn lẹo" có ý nghĩa không thật thà, lắt léo... nói chung là không tốt. Ví như anh nào muốn lấy vợ thì bảo: "Đàn ông muốn có sự nghiệp thì sau lưng phải có một người đàn bà". Hoặc không muốn lấy vợ thì nói: "Đã là đàn ông thì phải đặt sự nghiệp lên hàng đầu, khoan nói đến chuyện vợ con vì vợ con vào là không làm được gì hết". Hoặc đàn ông ngồi bù khú với bạn bè thì thế nào cũng có nói xấu phụ nữ, nhưng gặp các cô gái thì phải tán tỉnh, nói tốt đẹp để còn chinh phục trái tim họ...
Tôi chấp nhận bị vợ trách là lươn lẹo để thấy niềm hạnh phúc trong mắt vợ. Ảnh minh họa.
Cuộc sống ai cũng có nhiều mục tiêu, trong hôn nhân còn vừa có mục tiêu xây dựng sự nghiệp vững vàng, vừa lo ổn định về mặt tài chính, chăm lo cho gia đình chu đáo, sinh con và nuôi dạy con thật tốt, rồi giữ lửa cho cuộc hôn nhân, vun đắp các mối quan hệ hai bên gia đình... đòi hỏi và thách đố chúng ta làm sao để cân bằng.
Bản thân tôi cũng đang ở trong những thách đố đó vì hai con vẫn còn nhỏ (con lớn mới hơn 5 tuổi, con nhỏ mới gần 2 tuổi), mà tôi thì thường xuyên đi công tác xa nhà, rồi mỗi khi ở nhà thì tôi cũng đi làm từ sáng đến tối mới về. Thực tế là rất khó để chúng ta cùng làm tốt nhất tất cả các mục tiêu trong cùng một thời điểm, và quan trọng nhất là mỗi thời điểm chúng ta nên lựa chọn, hay ưu tiêu điều gì trước, chia sẻ trách nhiệm cho nhau như thế nào...
Bạn thấy đó, ranh giới giữa lươn lẹo và sự tỉnh thức đôi khi rất mong manh, nên rất cần chúng ta trải nghiệm thật sự. Đã gọi là đàn ông thì phải biết đối phó với từng tình huống cụ thể. Còn người đàn ông lúc nào cũng chỉ nói A là A, nói B là B - chắc chẳng mấy thành công, thậm chí những lời nói thẳng, nói thật lại có sức tổn thương, hủy hoại hạnh phúc ghê gớm.
Vì vậy tôi chấp nhận bị vợ trách là lươn lẹo - dù đó là điều tôi không muốn - nhưng sự lươn lẹo mang lại niềm hạnh phúc trong ánh mắt vợ, thật sự là những gì thúc giục, dâng trào trong lòng tôi và tuôn chảy ra bên ngoài, sự lươn lẹo này có nguồn gốc và có ý định từ tình yêu, từ sự tỉnh thức.
Thấy bạn trai đăng status hỏi mua túi xách nữ, tôi khấp khởi mừng thầm rồi nghẹn ứ khi chị đồng nghiệp đi ngang Vừa trước đó 1 tuần, tôi còn ở chung phòng khi đi công tác với chị ấy... Tôi năm nay 26 tuổi, có công việc ổn định, lương đủ sống, bạn trai thì làm cùng công ty. Ai cũng nghĩ tôi có một cuộc sống êm đềm và hoàn hảo hơn các chị em khác, nhưng trước cơn bão giông thì bầu trời...