Tư vấn tuyển sinh tại Nam Định: Ngành y, tâm lý sẽ ‘lên ngôi’?
Lần đầu tiên diễn ra tại Nam Định, chương trình tư vấn tuyển sinh thu hút gần 5.000 học sinh lớp 11 và 12. Cùng với phiên tư vấn chính thức, chương trình có sự tham gia của nhiều trường đại học, cao đẳng với trên 40 gian tư vấn.
Hàng nghìn học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021 tại Nam Định sáng 26-12 – Ảnh: MAI THƯƠNG
‘Hi vọng các em học sinh nắm lấy cơ hội hôm nay để có thể tự trả lời được câu hỏi mình là ai? Mình sẽ làm gì’ – ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc sở GD-ĐT Nam Định chia sẻ tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp diễn ra ngày 26-12 ở Nam Định.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – thương binh và xã hội), Sở GD-ĐT và tỉnh đoàn Nam Định tổ chức, cùng sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Kỹ thuật công nghệ, y khoa được quan tâm
Mở đầu phiên tư vấn, em Nguyễn Vũ Ngọc Hà, 12A3, trường THPT Trần Hưng Đạo mong muốn được giải đáp về khoa tự động hóa của trường ĐH Bách khoa Hà Nội – một trong những ngành tưởng chỉ dành cho con trai.
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho biết ngành tự động hóa có điểm cao thuộc tốp thứ 2 của trường. Điều này cũng cho thấy vị trí quan trọng của ngành này trong bối cảnh hiện nay và nhu cầu nhân lực trong tương lai gần.
Theo tiết lộ của các chuyên gia tuyển sinh của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thì ngôi trường danh tiếng này bây giờ không phải “sở hữu của sinh viên nam” nữa mà tỉ lệ sinh viên nữ tăng lên rõ rệt. Khá nhiều ngành kỹ thuật công nghệ có nhiều sinh viên nữ và với thế mạnh riêng, các em nữ có thể thành công ở những ngành học “mạnh mẽ” này.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại thương giải đáp về việc ưu tiên xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT – Video: MAI THƯƠNG
PGS.TS Phạm Văn Thuần, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, chia sẻ nếu như bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 thì bức tranh năm 2021 tới đây được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển… Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho các học sinh trong việc chọn trường, chọn nghề. Đây cũng là những ngành được nhiều học sinh Nam Định quan tâm.
Tư vấn cho học sinh muốn theo trường y, TS Lê Đình Tùng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội, khuyên các em cân nhắc kỹ nhiều yếu tố.
“Điểm trúng tuyển vào y khoa rất cao, thường cao nhất trong khối ngành chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, học sinh muốn học cũng phải xem xét đến khả năng tài chính, thời gian học tập. Một sinh viên y đa khoa ít nhất phải hoàn thành 231 tín chỉ trong 6 năm và tiếp tục học cao hơn nếu muốn có vị trí việc làm tốt nên rất cần phải cân nhắc”. Theo thầy Tùng thì với nhiều thách thức đặt ra, chỉ những sinh viên có đam mê mạnh mẽ, có ý chí quyết tâm cao thì mới có thể trở thành một bác sĩ giỏi.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nhận định y và dược luôn là ngành “hot” và thực tế có nhu cầu nhân lực rất cao vì việc chăm sóc sức khỏe trong xã hội phát triển càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng đây cũng là ngành đòi hỏi rất cao trong đào tạo.
Ngành ngôn ngữ, nhân văn “đắt câu hỏi”
Khá nhiều câu hỏi của học sinh về các ngành đào tạo ngôn ngữ cho thấy đây vẫn là lĩnh vực đang được cac em học sinh nhắm tới. TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, tiết lộ một điều khá bất ngờ: “Ba ngành tốp đầu Hàn, Trung, Nhật Bản hot nhất vì các quốc gia này đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, việc thì thoải mái, lương rất tốt”. Tiếp đến mới là ngành tiếng Anh…
Cô Phương cũng chia sẻ một thông tin rất quan trọng là có điểm IELTS chưa chắc đã đỗ mà các em thí sinh phải lưu ý xem đề án ngoài IELTS ra còn điều kiện khác không. “Điểm IELTS như vé gửi xe thôi, còn các điều kiện khác thì mới bước vào được trường” – cô Phương ví dụ vui về tình hình tuyển sinh với sự đa dạng hóa các phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học hiện nay.
TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội cho rằng “điểm IELTS mới chỉ là “vé gửi xe” vì các trường có thể kết hợp nhiều điều kiện khác nhau để xét tuyển – Ảnh: MAI THƯƠNG
Tiếp lời cô Phương, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó ban đào tạo ngôn ngữ Nhật của ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết các trường có thể tuyển sinh bằng xét điểm học tập, bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc thực hiện bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Báo chí, quan hệ công chúng, tâm lý học…. cũng là những ngành được học sinh quan tâm.
Tư vấn cho học sinh, PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói: “Ngành quan hệ công chúng có nhu cầu nhân lực dồi dào và là một trong những ngành có điểm đầu vào cao nhất trường Khoa học xã hội & Nhân văn. Muốn học ngành này không chỉ cần nỗ lực để thi đỗ mà còn cần nỗ lực để học tốt, có cơ hội việc làm cao hơn”.
Với ngành tâm lý học, ông thông tin: “Tâm lý học xã hội dành cho các nghiên cứu viên tại các tổ chức. Nếu có ngoại ngữ tốt sẽ tìm việc được tại các tổ chức quốc tế, cơ quan chính phủ. Tâm lý học quản trị kinh doanh có tính ứng dụng rất cao, có cơ hội làm việc rất tốt.
Trước đây đội ngũ bán hàng chỉ được đào tạo quản trị kinh doanh, không nắm được sở thích, tâm lý khách hàng, đối tượng doanh nghiệp là ai. Chỉ có ngành tâm lý học quản trị kinh doanh biết cách giải quyết các vấn đề hiệu quả”.
Học sinh Nam Định được các thầy cô trong ban tư vấn đánh giá có các câu hỏi thông minh, thiết thực – Ảnh: MAI THƯƠNG
Thí sinh Nam Định hỏi trúng, thiết thực
PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn đánh giá cao các câu hỏi của học sinh tại Nam Định. “Câu hỏi của các em rất thiết thực, cụ thể, hỏi trúng vào những ngành các em quan tâm. Điều này cho thấy ngay từ bậc học phổ thông các em đã được định hướng chọn ngành nghề rất tốt. Bản thân các em rất chủ động trong việc nghiên cứu ngành nghề và lựa chọn ngành”.
Đổi mới, tăng cường hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở các trường THPT
Để học sinh có cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân, khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử..., các trường THPT ở Nam Định đã tích cực đổi mới hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp .
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, các trường THPT ở tỉnh Nam Định đã tập trung đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, học sinh và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam định trải nghiệm làm gốm ở làng nghề Bát Tràng (Hà Nội)
Các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp giúp học sinh có cơ hội khám phá và phát triển bản thân, các em được trực tiếp tham gia vào tất cả các hoạt động trải nghiệm do thầy cô tổ chức. Các em sẽ tìm thấy niềm đam mê và hứng thú của mình khi được kích thích sáng tạo, khơi dậy tiềm năng, phát huy tính cá thể, chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo. Từ đó có thêm động lực để học hỏi, phát triển bản thân.
Vì vậy, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, các trường cũng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục STEM. Tổ tư vấn hướng nghiệp các nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và địa phương.
Một số trường Đoàn thanh niên và chi đoàn giáo viên của các trường THPT phối hợp tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12 trong vấn đề chọn trường, chọn ngành nghề với sự phối hợp giúp đỡ của nhiều trường Đại học.
Một học sinh trình bày bài thi của mình cuộc thi STEM tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Trong đó có Đoàn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12 trong vấn đề chọn trường, chọn ngành nghề với sự phối hợp giúp đỡ của nhiều trường có uy tín như ại học Bách khoa Hà Nội, ại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ại học Hà Nội, ại học Ngoại thương... oàn trường còn phối hợp với các cựu học sinh đang là sinh viên các trường đại học về tư vấn về vấn đề chọn trường, khoa, ngành học và phương pháp làm bài để đạt kết quả tốt.
Ngoài ra trường còn thành lập mô hình các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ sở thích, qua đó giúp học sinh phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Hiện tại trường đã thành lập và duy trì hoạt động của 18 câu lạc bộ, đảm bảo mỗi học sinh tham gia ít nhất một câu lạc bộ trong trường, trong đó có 6 câu lạc bộ về học thuật. Mỗi câu lạc bộ có ít nhất một giáo viên trẻ tham gia hướng dẫn và hỗ trợ.
Cũng từ mô hình câu lạc bộ ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng đã hình thành mô hình này. Ngoài ra, các trường cũng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp vào các ngày lễ lớn trong năm như ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập oàn Thanh niên...
Tại trường THPT Mỹ Lộc, trường này đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho hơn 1.000 học sinh theo các chủ đề; tư vấn cho 100% học sinh khối 12 về làm hồ sơ thi tốt nghiệp THPT... Nhà trường còn thành lập Câu lạc bộ STEM thu hút đông đảo thầy cô giáo và học sinh tham gia.
Thực hiện ề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" của Chính phủ, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học, trong đó có việc chỉ đạo tăng cường các hoạt động hướng nghiệp...
Trong đề án này, Nam Định đề ra đạt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%...
NCKH trong trường phổ thông - "cuộc chơi" hướng về tương lai Với mục đích giúp học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học (NCKH), nhiều trường học đã tổ chức thực hành hoạt động nghiên cứu; đưa các em đến với các trường đại học để trải nghiệm thực tế... Những hoạt động này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn khuyến khích HS sáng tạo trong học tập. Từ thực...