Tư vấn tuyển sinh ngày 14-6: Học phí ngành y dược năm nay tăng bao nhiêu?
Học phí năm nay, đặc biệt là ngành y dược và các trường khối ngoài công lập, tăng bao nhiêu? Nhiều học sinh băn khoăn khi tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh tại Thừa Thiên Huế sáng 14-6.
Toàn cảnh chương trình Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2020 tại Huế sáng 14-6. Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Sáng 14-6, hơn 3.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ và các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi Thừa Thiên Huế.
Từ 6h sáng, rất đông học sinh lớp 12 đã đến điểm tư vấn. Các bạn đã nhận nhiều tài liệu, quà tặng từ các tình nguyện viên của ban tổ chức và các trường đại học, cao đẳng.
Chia sẻ tại buổi tư vấn, ông Phạm Xuân Thu – viện phó Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết hiện xu hướng tìm tới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thanh niên đang tăng nhanh do có đầu ra, đảm bảo công việc làm, thu nhập cao.
Trong quá trình khảo sát ý kiến, hiện các doanh nghiệp có xu hướng trả lương dựa trên vị trí việc làm và năng lực, kỹ năng của người lao động, không dựa và cấp trình độ, bằng cấp như trước đây.
Đồng thời, các hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc có thể giúp sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu người sử dụng lao động.
Ông Thu thông tin: “Các cơ sở sử dụng lao động có nhu cầu tuyền dụng người có kỹ năng nghề hiện rất cao. Do đó, cơ hội việc làm đang rất là tốt cả trong nước và nước ngoài”.
Ông Đoàn Minh Thắng – Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, phát biểu khai mạc chương trình – Ảnh: NAM ANH
Còn TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thêm về kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh. Đây là năm thứ ba kỳ thi này được áp dụng, hiện có đến 55 trường ĐH-CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường này để xét tuyển.
Tính đến ngày 12-6 đã có 61.000 thí sinh cả nước đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực. Việc đăng ký và nộp lệ phí thi rất đơn giản, có thể thực hiện theo hình thức online.
TS Chính cho biết đây là một trong những phương thức rất hiệu quả để vào đại học, đồng thời giúp học sinh đánh giá được năng lực của mình.
Tại buổi tư vấn, nhiều học sinh quan tâm vấn đề học phí các ngành y dược. Chia sẻ vấn đề này, TS Nguyễn Công Hào, trưởng ban đào tạo và công tác sinh viên ĐH Huế, cho biết ĐH Y dược – ĐH Huế không tăng học phí. Hiện ngành bác sĩ đa khoa 14,3 triệu đồng. Về phương thức tuyển sinh xét tuyển thẳng và dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh đặt câu hỏi tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Huế sáng 14-6 – Ảnh: NAM ANH
Em Nguyễn Thị Mỹ Phương (học sinh THPT Bùi Thị Xuân, TP Huế) hỏi ban tư vấn: “Nếu học ngành kinh tế, giữa ĐH Kinh tế Đà Nẵng và ĐH Kinh tế Huế thì cơ hội tìm kiếm việc làm có khác nhau không?”.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Bắc Nam, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, cho biết đây là câu hỏi khá hay nhưng lại làm khó ban tư vấn. Hiện hai trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng và ĐH Kinh tế Huế đều đào tạo số ngành về kinh tế giống nhau. Cơ hội tìm kiếm việc làm trường nào tốt hơn rất khó trả lời vì điều này còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, sự cố gắng, tích lũy kiến thức của các em trong 4 năm học. Tuy nhiên ở các thành phố phát triển, năng động thì cơ hội tìm kiếm việc làm ngành kinh tế sẽ có ưu thế hơn.
Nhiều học sinh cũng quan tâm, đặt nhiều câu hỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin tại Huế. Chia sẻ với các học sinh, TS Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế, cho biết hiện Huế đang đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin.
“Cách đây 8 ngày, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ, đã có buổi chia sẻ, trao đổi về nguồn nhân lực 10.000 người mà tỉnh đang tập trung hướng đến. Đây là lĩnh vực năng động, nhiều triển vọng và cơ hội tìm kiếm việc làm tại Huế lớn trong thời gian tới. Hiện ĐH Huế có nhiều trường đào tạo ngành CNTT”, ông Hào chia sẻ.
Học sinh tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Huế – Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Học sinh háo hức “chơi game nhận quà” ở các gian hàng
Sau khi tư vấn chung ở hội trường, hàng nghìn học sinh tham quan trực tiếp các gian hàng của các trường ĐH – CĐ tham gia chương trình. Nhiều trường tổ chức các game show, văn nghệ vui nhộn xen lẫn phần tư vấn, giải đáp cụ thể các liên quan đến trường.
Hơn 15 gian hàng chật kín học sinh. Sôi động nhất là gian hàng Khoa Du lịch – ĐH Huế khi các anh chị sinh viên bày rất nhiều trò chơi cho các bạn tham gia. “Ngoài tư vấn, giải đáp thông tin về Khoa Du lịch, chúng tôi tổ chức nhiều trò chơi mới, lạ theo đúng phong cách năng động, trẻ trung của ngành du lịch. Hi vọng nhiều em sẽ có định hướng tốt và theo du lịch, ngành đang phát triển ở Huế và các tỉnh miền Trung”, bạn Hoàng Minh (Khoa du lịch, ĐH Huế) cho biết.
Ở các gian hàng ĐH Văn Hiến, ĐH Phú Xuân, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Huế… cũng có rất đông học sinh. Bạn Phạm Thị Huyền Trân (trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Phú Vang) chia sẻ: “Em thích học kinh tế nhưng đang phân vân giữa Huế và Đà Nẵng. Nhiều anh chị khuyên vào Đà Nẵng học sẽ có nhiều cơ hội trưởng thành hơn nhưng học ở Huế ở gần gia đình lại thuận lợi nên em đang hỏi thêm các thầy cô hai trường”.
Nhiều học sinh cũng quan tâm đến vấn đề học phí ở các trường, đặc biệt là ngành y dược và các trường khối ngoài công lập.
Học sinh tham quan gian tư vấn của các trường – Ảnh: NAM ANH
Học sinh tham gia các trò chơi tại gian hàng của trường khi đến chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Huế – Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Tuổi Trẻ tư vấn tuyển sinh tại 17 tỉnh, thành
Sáng nay 14-6, chương trình tư vấn tuyển sinh diễn ra đồng thời tại Trường ĐH Thủ Dầu Một (số 6 Trần Văn Ơn, P.Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế (57 Lâm Hoằng, P.Vỹ Dạ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Trong năm 2020, báo Tuổi Trẻ tổ chức các chương trình, ngày hội tại 17 tỉnh thành trên cả nước, bắt đầu từ ngày 13-6 đến 19-7. Tuần sau chương trình sẽ diễn ra tại Quảng Nam (ngày 20-6), Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM (ngày 21-6).
Những tuần sau đó, chương trình sẽ tiếp tục đến với học sinh Tiền Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Định, Phú Yên.
'Học phí ngành Y ở Việt Nam cao nhất nhưng lương bác sĩ khởi điểm lại thấp nhất'
Chi phí học Y tại Việt Nam khoảng 5.000 USD, cao gần gấp đôi thu nhập bình quân một người 2.700 USD/năm; trong khi lương bác sĩ khởi điểm 4-5 triệu đồng/tháng.
Bác sĩ Trần Huỳnh (tên tiếng Anh là Huynh Wynn Tran), đang làm việc tại Bệnh viện Assistant Professor, Los Angeles, Mỹ đưa ý kiến trước việc Đại học Y- Dược TP.HCM và một số trường có ngành Y tăng học phí. Trong đó ông nhấn mạnh đến cơ hội thành bác sĩ của sinh viên tâm huyết, và học phí tăng thì thu nhập có tăng lên không:
Trong lúc tình hình kinh tế thế giới chao đảo vì COVID-19, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam giảm, thì trường Đại học Y Dược TP.HCM tăng học phí, có ngành cao hơn gấp 5 lần như Y và Răng Hàm Mặt lên 68-70 triệu đồng, tương đương 3,000 USD/năm học.
Việc tăng học phí lên 5 lần như thế có thể lấy đi cơ hội thành bác sĩ của những của sinh viên học sinh thực sự có tâm huyết và sinh viên nghèo với ngành Y.
Hiện chi phí ăn uống, ở trọ và đi lại tại TP.HCM trung bình khoảng 3-5 triệu đồng (khoảng 200 USD/tháng và khoảng 2.000 USD/năm học). Như vậy, chi phí ăn uống và học Y tại Sài Gòn mỗi năm khoảng 120 triệu (tương đương 5.000 USD).
Trong 6 năm học Y tại Việt Nam, chi phí ít nhất đã là 720 triệu cho mỗi sinh viên (chưa kể dự tính tăng 10% mỗi năm).
Sau khi ra trường, một bác sĩ phải đi học thêm ít nhất 18 tháng để có bằng hành nghề, học cao học 2 năm, hay làm bác sĩ 2-3 năm. Như vậy sẽ thêm khoảng 200 triệu đồng và cộng thêm cả chi phí ăn, ở trong 18-24 tháng đó.
Rõ ràng tổng số tiền ít nhất để thành bác sĩ tại Việt Nam khoảng 1 tỷ đồng (43.000 USD). So với thu nhập trung bình một người Việt Nam khoảng 2.700 USD/năm thì những con số chi phí để học Y quá cao.
Bác sĩ Trần Huỳnh, làm việc tại Bệnh viện Assistant Professor, Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: NVCC)
Một số ý kiến cho rằng sinh viên nghèo, nếu học giỏi vẫn có thể học ngành Y do trường có chương trình học bổng (trường Đại học Y- Dược TP.HCM có hỗ trợ 800 học bổng trên 2.100 sinh viên).
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để thành bác sĩ là sinh viên phải yêu thích nghề Y và có tâm huyết với nghề. Học giỏi (dựa vào bảng điểm) không phải là điều duy nhất để thành bác sĩ. Rất nhiều nghiên cứu và thực tế chỉ ra điểm cao trong lúc học Y không liên quan gì đến thành một bác sĩ giỏi và tận tâm sau này.
Đẩy học sinh tâm huyết với nghề Y ra xa
Do học bổng chỉ dành cho top 10-25% sinh viên giỏi, phần lớn sinh viên y khoa còn lại (trên 50%) vì nhiều lý do không có bảng điểm hoàn hảo, và sẽ không có học bổng hỗ trợ. Với chi phí học cao gần gấp đôi so với thu nhập của người dân Việt Nam, nhiều em sinh viên và gia đình không thể tiếp tục đi học.
Nhưng, đây có thể là những sinh viên tâm huyết nhất với ngành Y và có thể sẽ trở thành những bác sĩ giỏi nhất sau này. Học phí quá cao sẽ khiến các bạn tâm huyết với nghề Y không thể theo đuổi những năm còn lại.
Nhiều học sinh bậc THPT có tâm với ngành Y, nhưng không phải là những học sinh giỏi nhất, và các em sẽ không có cơ hội học bổng nếu được nhận vào trường Y. Các em này sẽ chọn học ngành khác thực tế hơn. Bởi 120 triệu/năm học là khả năng quá cao để em và gia đình có thể đeo đuổi.
Sinh viên nghèo dồn thời gian đi làm thêm
Học phí tăng khiến nhiều sinh viên nghèo dồn hết thời gian vào bảng điểm hay làm thêm để kiếm tiền.
Đào tạo bác sĩ mất rất nhiều thời gian, thường ít nhất 10-11 năm để có một bác sĩ giỏi và tâm với nghề Y. Nghề Y cần các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, và kiến thức rộng. Đây là những thứ không thể học bằng sách vở và không thể đánh giá bằng bảng điểm.
Tôi có cơ hội làm việc với nhiều sinh viên Y khoa tại Việt Nam học rất giỏi, có bảng điểm tuyệt đối, nhưng tính nhân ái, kiến thức xã hội, và cách đối xử với bệnh nhân của các bạn thì còn ngây ngô. Tôi từng viết và nói nhiều về sự cần thiết của tăng kiến thức xã hội, tiếng Anh chuyên ngành, và kỹ năng sống cho các sinh viên Y khoa Việt Nam.
Hiện nay, nhiều trường Y tại Mỹ đã bỏ cách tính điểm trong trường, đa số là trường đều chuyển thành pass/fail cho các môn học vì muốn sinh viên Y chú trọng vào kiến thức và kỹ năng, không chú trọng vào bảng điểm.
Đào tạo Y khoa tại Việt Nam hiện nay có thể ví dụ học phổ thông cấp 4 khi các em sinh viên phải học thi, thi học, rất vất vả, với điểm số là quan trọng nhất. Vì đây là tiêu chuẩn để được thi nội trú, để được thi cao học, và để được xin việc sau này.
Để tồn tại và có tiền đóng học phí, những sinh viên nghèo phải học ngày đêm để có điểm top hoặc đi làm thêm bên ngoài. Cả hai việc này đều sẽ không tạo ra một bác sĩ có tâm huyết.
Sinh viên thực hành soi kính hiển vi. (Ảnh: H.C)
Học phí cao nhất, thu nhập nhất nhất
Theo mức thang học phí mới như các trường dự kiến thu thì Y khoa tại Việt Nam sẽ là một trong những ngành có học phí cao nhất. Tính ra, chi phí học Y tại Việt Nam khoảng 5.000 USD, cao gần gấp đôi thu nhập trung bình một người dân Việt Nam 2.700 USD/năm.
Trong khi đó, lương bác sĩ khởi điểm khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, tương đương 200-300USD/tháng, khoảng 2.500-3.000 USD/năm. Mức lương này thuộc dạng thu nhập thấp nếu trên 10 năm đầu tư học hỏi.
Tại các nước khác, lương một bác sĩ trung bình cao hơn 4- 6 lần so với thu nhập trung bình của người dân, đền bù công sức đèn sách học hành hơn 10 năm.
Cuối cùng, ai sẽ được học Y tại Việt Nam?
Có thể chỉ còn những sinh viên rất giàu và những sinh viên rất nghèo nhưng học giỏi trên sách vở có thể tiếp tục học. Tuy nhiên, cả hai nhóm sinh viên sẽ cho ra những bác sĩ ở hai thái cực khác nhau. Cái chúng ta cần nhất là những bác sĩ có tâm với nghề Y và là những nhà lâm sàng giỏi, mà ngay từ đầu những sinh viên này có thể đã bị loại bỏ do học phí quá cao.
Giải pháp là gì?
Đó là cần hỗ trợ từ nhiều nguồn. Tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, học y khoa là một trong những cách đầu tư chắc chắn và hiệu quả nhất. Vì vậy, các ngân hàng thường kết hợp với trường Y cho sinh viên vay tiền học. Dù lãi suất cao, nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên y khoa sau khi ra trường đều có thể trả nợ (mặc dù mất khá nhiều thời gian).
Nhiều tỉnh miền Tây có chương trình hỗ trợ cho các sinh viên Y khó khăn học tại Sài Gòn nhưng các em sẽ cần nhiều hơn nữa do học phí đã tăng 5 lần.
Các hoạt động xã hội, nghiên cứu, kỹ năng khác nên có những học bổng tương tự.
Bên cạnh đó, tăng lương bác sĩ và trả lương bác sĩ nội trú. Lương trung bình của bác sĩ tại Việt Nam hiện nay chưa cao. Mặc dù có nhiều bác sĩ làm việc ở bệnh viện tư có mức lương rất cao, lương trung bình ở mặt bằng chung vẫn chưa xứng đáng với công sức bỏ ra trong hơn 10 năm học hành.
Cần loại bỏ học phí ở chương trình cao học hoặc bác sĩ nội trú. Các bác sĩ nội trú này có thể giam gia chữa bệnh và góp phần vào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Bị tố gửi email 'cảnh cáo' phụ huynh phản đối chính sách học phí mùa dịch: Nhà trường nói gì? Mặc dù học sinh đã đi học được 1 tháng sau kỳ nghỉ dịch Covid-19 nhưng phụ huynh trường Tiểu học Vietschool vẫn phản đối mức thu tiền học phí kỳ 2 năm học 2019-2020 của trường này. Nhiều phụ huynh của trường còn cho rằng mình bị cảnh cáo và nhận thái độ thiếu tôn trọng, thiếu cầu thị từ phía nhà...