Tư vấn lựa chọn trường ngoại ngữ thích hợp.
Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành “tấm hộ chiếu” cho sự phát triển tương lai của các bé. Vì vậy, phụ huynh cho con đi học ở các trung tâm tiếng Anh ngày một sớm hơn.
Nhưng với rất nhiều các trung tâm tiếng Anh có mặt trên thị trường, phụ huynh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn trung tâm phù hợp nhất cho con.
Hãy cùng lắng nghe tiến sỹ Antony Earnshaw, người sáng lập hệ thống Anh ngữ I Can Read với chi nhánh tại 9 quốc gia trên thế giới, chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc chọn trung tâm ngoại ngữ:
“Theo tôi, việc chọn trung tâm tiếng Anh cho trẻ không khó. Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải tin vào bản thân mình bởi vì chỉ có bố mẹ mới biết chính xác nhất con mình cần gì, khả năng của bé đến đâu. Tôi hy vọng những gợi ý của tôi dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chương trình ngoại ngữ tốt nhất cho con mình:
Giáo viên bản địa hay giáo viên nội địa
Một trong những câu hỏi đầu tiên của phụ huynh là liệu các con nên tiếng Anh với giáo viên bản địa (đến từ những nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand) hay với một giáo viên trong nước có trình độ cao. Câu trả lời của đa số mọi người là giáo viên bản ngữ sẽ tốt hơn tuy vậy điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Giáo viên bản địa sẽ là sự lựa chọn sáng suốt hơn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3-5 tuổi để trẻ có thể nghe và phát âm tiếng Anh chuẩn ngay từ đầu. Khi trẻ đã quen với một kiểu phát âm từ nhỏ thì sẽ rất khó thay đổi khi lớn lên. Tuy vậy, với trẻ ở độ tuổi này mỗi lớp học nên có một trợ giảng người Việt Nam. Giáo viên nước ngoài không nói được tiếng Việt và vì thế sẽ không thể hiểu hết được nhu cầu cũng như đánh giá chính xác được mức độ tiếp thu của trẻ.
Trẻ nhỏ nên bắt đầu học tiếng Anh với giáo viên bản địa
Đối với học sinh cấp 2 trở đi, tôi tin tưởng rằng giáo viên Việt Nam giỏi sẽ tốt hơn. Ở độ tuổi này, học sinh thường xuyên phải đối mặt với các bài thi và áp lực về điểm số. Một giáo viên Việt Nam sẽ nắm vững hơn giáo viên nước ngoài về những dạng bài ngữ pháp thường xuất hiện trong các bài thi ở Việt Nam. Hơn nữa, ở trình độ này các cấu trúc ngữ pháp thường tương đối phức tạp và các em sẽ dễ tiếp thu hơn nếu được giải thích cặn kẽ bằng tiếng Việt. Nếu còn thời gian , các em có thể học thêm với giáo viên bản ngữ, tập trung chủ yếu vào kỹ năng giao tiếp.
Video đang HOT
Đối với trẻ ở độ tuổi rất nhỏ, lớp nên có một GV nước ngoài và một trợ giảng Việt Nam
Nên ưu tiên kỹ năng nào trong 4 kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết
Các trung tâm khác nhau sẽ dạy trẻ tiếp cận với tiếng Anh theo một cách khác nhau.
Tốt nhất là nên chọn trung tâm cho trẻ tiếp cận tiếng Anh theo đúng trình tự: Nghe, nói, đọc và viêt. Đối với trẻ nhỏ nên tập trung chủ yếu vào 2 kỹ năng nghe nói cho đến khi xây dựng được một nền tảng vững chắc thì mới chuyển sang dạy trẻ đọc và viết. Sẽ là vô ích khi bắt một đứa trẻ còn chưa biết đọc biết viết tiếng Việt học cách đọc và viết của một từ tiếng Anh.
Tiếp cận tiếng Anh theo trình tự nghe, nói, đọc viết là cách tốt nhất
Phương pháp Phonics hay phương pháp học tiếng Anh truyền thống
Tiếng Anh Phonics (tiếng Anh theo phương pháp đánh vần như tiếng Việt – PV) là một phương pháp tiếp cận tiếng Anh hiện đại mà rất nhiều nước trên thế giới đang áp dụng (trong đó có cả Anh, Úc, Singapore).
Để bắt đầu học Phonics trẻ cần có một trình độ nghe và nói nhất định. Giáo viên cũng phải được đào tạo bài bản mới có thể dạy được Phonics. Tuy vậy, nắm vững các quy tắc Phonics là một yếu tố quan trọng giúp trẻ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh sau này.
Quá trình đọc tiếng Anh theo phương pháp Phonics
Chi Phí
Học ngoại ngữ cần cả một quá trình dài, suốt đời học không hết. Vì vậy cha mẹ cần cân nhắc rất kỹ khoản đầu tư mà mình có thể bỏ ra để cho con học tiếng Anh một cách đều đặn và lâu dài.
Tốt nhất phụ huynh nên gọi và tham khảo giá của một số trung tâm tiếng Anh quanh khu vực của mình. Bí quyết là không chọn trung tâm có giá thấp nhất mà chọn trung tâm hợp mà những gì trẻ được nhận xứng đáng với đồng tiền bố mẹ bỏ ra.
Địa điểm, Lịch học
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu địa điểm quá xa hoặc lịch học không hợp lý khiến cho các con thường xuyên lỡ học/đến muộn thì sẽ rất khó cho các con theo kịp các bạn.
Lời giới thiệu của bạn bè
Một trong những cách tốt nhất để chọn trường ngoại ngữ cho con là tham khảo lời giới thiệu của bạn bè, hàng xóm có con cái cùng độ tuổi. Nếu bạn không quen ai hoặc chọn trường mà không có con của bạn bè theo học, hãy nhờ trường giới thiệu bạn với một phụ huynh đang có con theo học và trao đổi với phụ huynh đó. Khi đó bạn sẽ chắc chắn là mình đã có một sự lựa chọn đúng đắn.
Chia sẻ với các phụ huynh đã từng có con theo học là cách tốt nhất để đưa ra quyết định đúng đắn
Theo 24h
"Oải" với tiếng Anh lớp 1
Không có giáo viên, chỉ ưu tiên học sinh bán trú, cơ sở vật chất thiếu thốn... khiến nhiều trường tiểu học không thể đảm bảo 100% HS lớp 1 được học tiếng Anh.
Từ tuần này chương trình học kỳ 2 của khối tiểu học cũng bắt đầu và theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TP.HCM, tất cả học sinh (HS) lớp 1 sẽ được học tiếng Anh. Tuy nhiên, kế hoạch này không phải dễ thực hiện...
"Né" tiếng Anh tăng cường
Do phụ huynh trong trường phần lớn còn khó khăn nên Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Gò Vấp) đã đăng ký cho HS lớp 1 học tiếng Anh theo đề án của Bộ với bốn tiết/tuần để được miễn học phí. Tuy nhiên, trường cũng chỉ đáp ứng được cho 60% HS bán trú, số còn lại đành để "từ từ". Ngoài ra, trường phải hợp đồng với một trung tâm ngoại ngữ khác để đưa giáo viên nước ngoài vào dạy cho HS hoặc cho các em không được học tiếng Anh sẽ có một vài buổi làm quen tiếng Anh.
"Trường lo bán trú còn chưa xong, đâu dám cho HS học tiếng Anh đại trà được, tiếng Anh tăng cường lại càng không dám nghĩ tới. Trường xin mãi mới được thêm một giáo viên nữa cũng mới đủ ba người phụ trách tiếng Anh cho cả trường. Cố gắng vậy nhưng cũng chỉ là thử nghiệm thôi, nếu ổn mới làm tiếp" - bà Phan Thúy Trang, Hiệu trưởng trường này, cho hay.
Chị HB, có con học lớp 1 tại một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, cho hay ngay từ đầu năm học có một đơn vị đến trường giới thiệu chương trình tiếng Anh tự chọn, thấy không hiệu quả nên chị đã đăng ký cho con học tiếng Anh tăng cường. Nhưng khi nghe giáo viên nói phải mua đủ sách tiếng Anh, hằng năm phải thi chứng chỉ mới được học tiếp nên chị hơi lo. Khi chị tính chuyển, nhà trường không đồng ý vì chị đã ký cam kết từ đầu năm.
Vì còn nhiều khó khăn, nhiều HS lớp 1 sẽ không được học chương trình tiếng Anh như mong muốn ở học kỳ 2 này. Trong ảnh: Một tiết học của học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tân Quy, quận 7, TPHCM.
Vừa học vừa lo
Ngay như quận Tân Phú, do tỉ lệ HS được bán trú thấp nên cũng chỉ có 25% số HS được học tiếng Anh theo đề án của Bộ và chỉ một phần nhỏ HS theo tiếng Anh tăng cường. Còn lại, 75% HS học tiếng Anh tự chọn do các trường hợp đồng với trung tâm bên ngoài với khoảng hai tiết/tuần. Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Trưởng phòng Giáo dục quận này, cho hay hiện toàn quận chỉ có 30 giáo viên hưởng lương theo ngân sách Nhà nước để dạy tiếng Anh cho 200 lớp. Mỗi lớp bán trú sẽ học 2-4 tiết/tuần mà đã phải tính thêm một phần giờ phụ trội cho giáo viên, HS sẽ được học miễn phí nên rất khó để tăng tiết cho tiếng Anh tăng cường. Riêng tiếng Anh tự chọn sẽ do nhà trường và phụ huynh thỏa thuận. Thời gian tới quận sẽ tiếp tục tuyển giáo viên để làm sao xóa dần tiếng Anh tự chọn.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 3 cũng than rằng HS lớp 1 năm nay ở trường quá đông, có lớp hơn 50 em, lớp học vừa thiếu vừa đang dần xuống cấp nhưng vẫn phải đưa chương trình tiếng Anh tăng cường vào. "Học tiếng Anh tăng cường phải có phòng ốc đủ tiện nghi, thuê giáo viên nước ngoài vào dạy, lớp phải ít HS... nhưng trường không thể dồn các lớp lại để có phòng học tiếng Anh. Phòng Giáo dục chọn thì trường phải làm theo chứ không hy vọng đạt chất lượng như mong muốn" - vị này thanh minh.
Tiếp tục... chờ
Học kỳ 2 dần bắt đầu nhưng một số trường tiểu học tại quận Tân Bình cũng đang chờ giáo viên tiếng Anh để về dạy cho trường. Như Trường Tiểu học Chi Lăng, đầu năm học đã được Phòng Giáo dục chọn để dạy tiếng Anh theo đề án của Bộ nhưng đến nay vẫn chưa có giáo viên về dạy. Ông Ngô Đình Ân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết thời gian qua cả quận chỉ tuyển được hai giáo viên tiếng Anh để phân về các trường. Quận cũng ưu ái cho tuyển thêm diện KT3 nhưng không thấy ai về. Biên chế giáo viên tiếng Anh không có, các trường phải tự hợp đồng để trả lương nên càng khó khăn hơn. "Ai hỏi, tôi cũng tự hào trả lời là HS lớp 1 trường này được học tiếng Anh của Bộ nhưng đó chỉ là mong muốn. Cả học kỳ chờ đợi mà chỉ có một người đến xin dạy tiếng Anh nhưng... không đủ bằng cấp. Hiện trường phải hợp đồng với Công ty Trí Đạt để họ đưa giáo viên về cho HS làm quen tiếng Anh thôi chứ chưa biết khi nào HS mới được học chính thức" - ông Ân lo lắng nói.
Lãnh đạo một trường tiểu học khác tại quận 1 cũng cho hay năm nay khối lớp 1 không có tiếng Anh tự chọn nhưng lại có đến ba chương trình là tiếng Anh Cambridge, tiếng Anh tăng cường và theo Đề án của Bộ. "Trường có hơn 1.000 HS nhưng chỉ có năm giáo viên dạy tiếng Anh. Tính cả trường thì có đến bốn chương trình đan xen nhau. Chỉ riêng việc quản lý, ra đề thi, lên danh sách tài liệu cho phụ huynh cũng đã cực rồi, chưa nói đến chất lượng giảng dạy thế nào. Trường có liên kết với một số trường để cùng hợp đồng với giáo viên nước ngoài mà chưa thấy đâu. Nghe tên chương trình nào cũng hoành tráng nhưng rất oải để giữ nó lại" - vị này cho biết.
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Trào lưu mới trong phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em trên thế giới Từ tháng 6 năm 2012, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Anh, tất cả trẻ học lớp 1 phải trải qua một bài kiểm tra bắt buộc về phonics. Năm 2000, sau các cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm, Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về Đọc đã kết luận việc dạy tiếng Anh theo phương pháp Phonics có hiệu quả...