Tư vấn ‘Học bổng Chính phủ New Zealand bậc trung học 2020′
Đại diện Cơ quan Giáo dục New Zealand chia sẻ thông tin học bổng, quy trình nộp hồ sơ, môi trường giáo dục phổ thông… lúc 9h ngày 20/3 trên VnExpress.
Bà Bành Phạm Ngọc Vân, Giám đốc Thị trường Việt Nam, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) cho biết, chương trình Học bổng Chính phủ New Zealand bậc trung học (New Zealand Schools Scholarships – NZSS) năm nay có 40 suất dành riêng cho học sinh Việt Nam. Mỗi suất hỗ trợ 50% học phí trong năm học đầu tiên. Tổng giá trị học bổng năm nay lên đến 4,8 tỷ đồng.
Học bổng NZSS là sáng kiến của Cơ quan Giáo dục New Zealand nhằm mang đến cơ hội cho các học sinh tài năng Việt Nam được học tập tại một trong những nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ hai ENZ triển khai chương trình học bổng này.
Để nhận học bổng NZSS, học sinh cần đáp ứng các yêu cầu gồm: là học sinh Việt Nam hiện theo học lớp 8, 9, 10 tại một trường trung học ở Việt Nam, độ tuổi từ 13 đến 16 trong thời gian nộp hồ sơ, có điểm trung bình học tập từ 8.0 trở lên, trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 và có thể theo học tại New Zealand trong ít nhất một năm học (bao gồm bốn kỳ học).
Bà Bành Phạm Ngọc Vân, Giám đốc Thị trường Việt Nam, Cơ quan Giáo dục New Zealand giải đáp thắc mắc cho học sinh về môi trường học tập tại xứ sở Kiwi.
40 trường trung học trong chương trình học bổng NZSS trải đều từ đảo Bắc xuống đảo Nam của New Zealand. Nhờ đó, học sinh có nhiều sự lựa chọn không chỉ về loại hình trường mà còn về môi trường học tập, sinh sống và vùng có chi phí phù hợp. Chứng chỉ do các trường trung học New Zealand đào tạo và cấp Chứng chỉ Giáo dục Quốc gia về Thành tích Học tập (National Certificate of Educational Achievement – NCEA) được công nhận tại nhiều nước trên thế giới. Một số trường còn đào tạo hệ Cambridge.
Trong ba năm liên tiếp 2017-2019, New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (Educating for the Future Index) trên bảng xếp hạng của The Economist Intelligence Unit. Vì vậy, học bổng NZSS mở ra cơ hội cho học sinh trải nghiệm một trong những giáo dục hàng đầu thế giới.
Thêm vào đó, trang Educations.com bình chọn New Zealand là điểm đến du học yêu thích nhất năm 2019. Quốc gia này đã đưa vào luật Bộ Quy chế Bảo trợ học sinh, sinh viên quốc tế nhằm đảm bảo cho người học hưởng đầy đủ chính sách khi học tập tại đây. Du học tại xứ sở Kiwi, học sinh còn được tìm hiểu nền văn hóa bản địa và kết nối với bạn bè quốc tế đến từ 180 quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Bà Ngô Thanh Tâm, Quản lý Chương trình, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) chia sẻ, những năm gần đây, New Zealand trở thành điểm đến lý tưởng cho du học sinh Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2019 có hơn 2.700 học sinh, sinh viên Việt Nam học tập tại New Zealand, trong đó số lượng học sinh trung học đến học tại New Zealand, tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước đó. Sự tăng trưởng này có được chủ yếu nhờ vào hệ thống giáo dục vững mạnh của New Zealand như áp dụng phương pháp giảng dạy sáng tạo, chất lượng cao nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trưởng thành, đóng góp vào sự phát triển của thế giới.
Bà Ngô Thanh Tâm, Quản lý Chương trình, Cơ quan Giáo dục New Zealand chia sẻ về những chính sách và cách nộp hồ sơ xin học bổng NZSS.
Học bổng NZSS nhận hồ sơ đến hết ngày 13/4/2020. Làm thế nào để xin học bổng NZSS, tìm hiểu thông tin các trường trung học, tìm kiếm cơ hội học tập tại một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới… sẽ được bà Bành Phạm Ngọc Vân và bà Ngô Thanh Tâm giải đáp cụ thể trong buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 9h ngày 20/3 trên VnExpress.
Kim Uyên (vnexpress.net)
Cơ hội giao lưu quốc tế, làm việc ở nước ngoài khi học tại ĐH Đông Á
Đại học Đông Á tổ chức nhiều chương trình giao lưu quốc tế để trau dồi kỹ năng, ngoại ngữ và thực tập cho sinh viên, từ đó mở ra cơ hội làm việc ở nhiều nước trên thế giới.
Đại học Đông Á vừa tổ chức chương trình trao đổi sinh viên đầu tiên trong năm 2020 với đoàn đến từ New Zealand. Đây là đất nước thứ 10 nằm trong chuỗi hợp tác trao đổi sinh viên quốc tế của Đại học Đông Á.
Phó hiệu trưởng Lương Minh Sâm chia sẻ trong buổi giao lưu: "Đích đến của Đại học Đông Á là tạo môi trường để sinh viên hội nhập, làm việc tốt trong môi trường quốc tế".
Được trau dồi kỹ năng hội nhập
Từ những chuyến giao lưu quốc tế, sinh viên Đại học Đông Á được nâng cao các kỹ năng để hội nhập với thế giới. Câu chuyện bắt đầu từ chuyến giao lưu quốc tế đầu tiên tại Thái Lan năm 2010 với chủ đề "Giao lưu văn hóa và ngôn ngữ các nước Đông Nam Á".
Trong một thập kỷ qua, sinh viên Đại học Đông Á đã làm quen với nhiều đoàn quốc tế đến giao lưu văn hóa và ngôn ngữ, trao đổi học thuật. Từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đại học Đông Á tăng dần các chuyến giao lưu trao đổi với sinh viên Mỹ, Singapore, Anh, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, New Zealand, Philippines qua hợp tác toàn diện giữa đôi bên.
Gần nhất, sinh viên ngành điện - tự động hóa và công nghệ thông tin Đại học Đông Á có chương trình giao lưu sinh viên quốc tế về phương pháp PBL, học qua dự án với đoàn đến từ ba trường là Đại học Shibaura, Đại học Fukuoka (Nhật Bản) và Đại học Meishin (Đài Loan, Trung Quốc).
Đại học Đông Á tổ chức chương trình giao lưu ngôn ngữ với thủy thủ đoàn tàu USS Theodore Roosevelt, Mỹ.
Từ 2020, mỗi năm nhà trường sẽ tổ chức 2-4 đợt trao đổi sinh viên với Đại học Korea (KUSSO), mỗi đợt gồm nhiều hoạt động diễn ra trong 7-14 ngày. Bên cạnh đó, các hoạt động trao đổi học thuật, chương trình ngắn hạn, hội thảo, chuyên đề về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, tăng cường tình nguyện viên cũng được triển khai. Đại học Đông Á còn đón nhận sinh viên từ các đối tác khác như trường GGC (Australia), HIT và Trellis (Nhật Bản)...
Song song với các hoạt động giao lưu và trao đổi học thuật, Đại học Đông Á cũng thúc đẩy hợp tác, chuyển giao chương trình "Made in Japan" để đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản và các quốc gia khác.
Cơ hội việc làm tại các tập đoàn quốc tế
Các chương trình giao lưu, thực tập nghề nghiệp một năm (internship) tại doanh nghiệp nước ngoài là bước khởi đầu thuận lợi cho sinh viên Đại học Đông Á có cơ hội làm việc ở Singapore, Nhật, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)... theo hợp tác của nhà trường với 102 đối tác quốc tế.
Giám đốc Sở Y tế Tanaka thành phố Yokohama tổ chức lễ hội cho sinh viên Đại học Đông Á đang làm việc tại Nhật Bản.
Với chiến lược đó, Đại học Đông Á ký kết với nhiều đối tác để tiếp nhận sinh viên quốc tế sang trao đổi, giao lưu và tham gia chương trình internship. Ở chiều ngược lại, nhà trường cũng cử nhiều sinh viên ra nước ngoài giao lưu và thực tập.
Tính đến tháng 12/2019, có 801 sinh viên Đại học Đông Á tham gia giao lưu quốc tế và internship tại các doanh nghiệp nước ngoài. Tại Nhật Bản, sinh viên được hưởng lương thực tập nghề nghiệp 1.500 USD/tháng và 2.200-2.500 USD/tháng đối với người đã tốt nghiệp đi làm.
Đại học Đông Á mở thêm cánh cửa việc làm tại Đức và châu Âu cho sinh viên bằng hợp tác với Hiệp hội Caritas Mannheim (Đức). Trong đó, chương trình đào tạo điều dưỡng được công nhận trên toàn nước Đức cùng học bổng B2 tiếng Đức. 100% sinh viên được đảm bảo làm việc ở các cơ sở y tế thuộc Hiệp hội Caritas Mannheim tại Đức, với vị trí trợ lý điều dưỡng trong năm đầu tiên và điều dưỡng chính thức trong các năm tiếp theo.
Dự kiến từ 2020, mỗi năm có thêm 800-1.000 sinh viên Đại học Đông Á tham gia trao đổi quốc tế hoặc sang Nhật, Đức, Singapore thực tập và làm việc. ThS Lương Minh Sâm chia sẻ: "Đại học Đông Á hướng đến việc tạo cơ hội cho sinh viên và còn là chuẩn bị nguồn lực cho xã hội, đặc biệt là cho miền Trung trong 5-10 năm, đến khi các sinh viên làm việc ở nước ngoài quay trở về phục vụ trong các doanh nghiệp Việt Nam".
Tại Đại học Đông Á, hiện có hơn 6.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên các ngành tại Tập đoàn Aijinkai, Hitachi, Heisei; hệ thống siêu thị 7-Eleven; Zensho, Route-Inn, Dormy-Inn, Cookbiz, LEOC, Global Design IT; Tập đoàn y tế Kameda, Aoyama Medical, Nozomi; Nissan, RLC Shubaru, Japan Material Engineering Services, JBMA, Asean Car Business Career-Japan, Eikoh Seisakusho, Care Partner, IFECE, Asrapport... Trường cũng hợp tác toàn diện với 6 thành phố lớn của Nhật Bản là Yokohama, Maebashi, Chiba, Fukuoka, Shizuoka, Tottori; Hiệp hội Công nghệ thông tin Chiba; Hiệp hội du lịch Tokyo; Học viện điều dưỡng Kouseikai, Nanakamado; Đại học quốc tế Kibi, ToA, Fukuoka; Đại học Korea, Yonsei (Hàn Quốc); Tập đoàn Empire Inc Holdings (Singapore); Hiệp hội Caritas Mannheim, WBS AG (Đức)...
Theo zing.vn
ĐH Quốc tế thay đổi lịch kiểm tra năng lực Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định thay đổi lịch thi kiểm tra năng lực năm nay của trường. Thí sinh dự thi kiểm tra năng lực môn hóa tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: HỒNG HẠNH TS Trần Tiến Khoa - hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết theo...