Tư vấn chọn ngành 2019: Ngành Kĩ thuật Robot học như thế nào?
Năm nay em học lớp 12 và đang có ý định xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Robot của trường ĐH Công nghệ Hà Nội. Cho em hỏi, ngành này đào tạo như thế nào? Ra trường làm việc tại đâu? (nguyenhung11@gmail.com)
Trường ĐH Công nghệ – ĐH QGHN trả lời:
Chương trình nhằm đào tạo các kĩ sư ngành Kĩ thuật Robot với nền tảng mạnh về khoa học và công nghệ liên quan, có khả năng: Thiêt kế, xây dựng hệ thống robot gồm cả phần cứng lẫn phần mềm dựa trên nền tảng của cơ khí chính xác, động lực học kĩ thuật, và kĩ thuật điều khiển. Phát triển sự hiểu biết và khả năng áp dụng khoa học cơ bản, toán học, cơ học, khoa học điện, điện tử và tin học vào thực tiễn của ngành Kĩ thuật Robot.
Phát triển kiến thức và kĩ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai trong ngành Kĩ thuật Robot. Hiểu về các tương tác giữa ngành Kĩ thuật Robot với xã hội, công nghiệp, kinh doanh, công nghệ và môi trường.
Trên cơ sở các mục tiêu cơ bản kể trên, chương trình đào tạo kĩ sư ngành Kĩ thuật Robot được xây dựng để sinh viên có thể đạt được các mức độ sau:
- Mức độ cơ bản: Sinh viên hiểu và biết được các kiến thức cơ bản và cần thiết của ngành Kĩ thuật Robot.
- Mức độ chuẩn: Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức được học để phân tích, khai thác cũng như thiết kế các hệ thống robot và các hệ thống điều khiển tự động hóa trên nền tảng các hệ thống robot.
- Mức độ nâng cao: Sinh viên có khả năng phát triển các kiến thức của ngành Kĩ thuật Robot như đề xuất các khái niệm, các tri thức, cách tiếp cận mới giúp nâng cao việc vận dụng các hệ thống robot trong cuộc sống.
Về Kĩ năng chuyên môn : Sinh viên được trang bị các kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành đào tạo về robot, các hệ thống tự động điều khiển trong những điều kiện, môi trường làm việc khác nhau; có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực robot.
Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1: Kĩ sư kĩ thuật, thiết kế, quản lý nhóm, dự án: Có năng lực làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, các tổ chức, doanh nghiêp, khu công nghiệp thuôc các lĩnh vực: Robot, Điều khiển và Tự động hóa, Điên, Điên tư – Truyên thông, Công nghê thông tin. Các kĩ sư sau khi tôt nghiêp có thể làm việc trong các tâp đoan, nha may va cac cơ sơ san xuât liên quan đên thiêt kê, chê tao cac robot, thiết kế, vận hành các dây truyền sản xuất tự động, tay máy robot, cả về phần cứng, phân mêm, và cac hê thông nhung.
Video đang HOT
Nhóm 2: Chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn, doanh nghiệp, các bộ và sở, ban, ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: tư vân san phâm công nghê, thiêt kê phát triển cac san phâm mẫu…, có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến robot, điều khiển và tự động hóa; trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần thuộc ngành đào tạo; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên, nhà quản lý.
Hồng Hạnh (ghi)
Theo Dân trí
Chương trình GDPT mới: Môn học Tự nhiên và xã hội coi trọng trải nghiệm thực tế
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3.
Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,... được 4 thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
Nội dung môn học ở lớp 1
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà; Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
Trường học: Cơ sở vật chất của lớp học và trường học; Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học; Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học; An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp.
Cộng đồng địa phương: Quang cảnh làng xóm, đường phố; Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng; An toàn trên đường.
Thực vật và động vật: Thực vật và động vật xung quanh; Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
Con người và sức khoẻ: Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể; Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
Trái Đất và bầu trời: Bầu trời ban ngày, ban đêm; Thời tiết.
Nội dung môn học ở lớp 2
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Các thế hệ trong gia đình; Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình; Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà; Giữ vệ sinh nhà ở.
Trường học: Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học; Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường;
Cộng đồng địa phương: Hoạt động mua bán hàng hoá; Hoạt động giao thông.
Thực vật và động vật: Môi trường sống của thực vật và động vật; Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật;
Con người và sức khoẻ: Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu; Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Trái Đất và bầu trời: Các mùa trong năm; Một số thiên tai thường gặp.
Nội dung môn học ở lớp 3
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Người thân nội, ngoại; Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình; Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà; Giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Trường học: Hoạt động kết nối với xã hội của trường học; Truyền thống nhà trường; Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường.
Cộng đồng địa phương: Một số hoạt động sản xuất; Một số di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.
Thực vật và động vật: Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó; Sử dụng hợp lí thực vật và động vật.
Con người và sức khoẻ: Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh; Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Trái Đất và bầu trời: Phương hướng; Một số đặc điểm của Trái Đất; Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Thời lượng thực hiện chương trình
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho các chủ đề ở từng lớp như sau:
PV
Theo giaoducthoidai
Tư vấn tuyển sinh 2019: Ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính khác nhau như thế nào? Em năm nay học lớp 12, em dự định thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cho em hỏi, ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính khác nhau như thế nào? Ra trường làm việc ở đâu? Cơ hội việc làm ra sao? (vuminhtam@gmail.com) Ảnh minh họa Trả lời: Ngành Khoa học máy tính: Đào tạo nhân lực chất...