Từ Ukraine tới Triều Tiên, Tổng thống Biden đối mặt với một loạt khủng hoảng toàn cầu
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng và điểm nóng toàn cầu khác nhau nhưng lại đan xen.
Theo kênh CNN, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/1 cho biết đã đặt 8.500 binh sĩ vào trạng thái sẵn sàng cao độ. Nhóm này sẽ được triển khai tới châu Âu ngay khi cần thiết, trong trường hợp Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kích hoạt lực lượng phản ứng nhanh do căng thẳng liên quan đến cáo buộc cho rằng Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine.
Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập tại Grafenwoehr, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Mỹ chưa đưa ra quyết định về khả năng triển khai số binh sĩ trên. Đây là đợt điều động riêng rẽ với các hoạt động chuyển quân của Mỹ trong phạm vi châu Âu.
Cùng ngày, Nhà Trắng khẳng định Mỹ đang điều chỉnh các kế hoạch quân sự dành cho mọi kịch bản trong cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraine.
Ngoài ra, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, một nhóm tàu sân bay tác chiến của Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận hàng hải ở Đại Trung Hải trong tuần này.
Tổng thống Biden cũng đang cân nhắc việc củng cố sườn phía đông của NATO với khả năng triển khai quân đội. Ngày 24/1, NATO đã công bố một số hoạt động triển khai nhỏ hơn tới các quốc gia thành viên Baltic và Đông Âu.
Các diễn biến trên diễn ra khi vấn đề Ukraine đang trở nên ngày một nóng, gây căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Sau khi điều động khoảng 100.000 quân tới khu vực gần biên giới Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một loạt yêu cầu Mỹ nhượng bộ, bao gồm cả việc đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO và liên minh này sẽ rút quân cũng như vũ khí, trang bị khỏi các quốc gia từng thuộc Hiệp ước Warsaw.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phản ứng bằng cách tìm cách leo thang áp lực dần dần với Nga, cảnh báo các biện pháp trừng phạt có thể làm tê liệt nền kinh tế Nga và gây ra các mối đe dọa chính trị đối với Tổng thống Putin.
Video đang HOT
Rắc rối ở Trung Đông
Cuộc thử thách căng thẳng ở Ukraine không phải là cơn đau đầu toàn cầu duy nhất của ông Biden.
Cảnh đổ nát tại một nhà kho ở Sanaa (Yemen) sau vụ không kích của Liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Trung Đông, nơi mà Mỹ đã tìm cách thoát ra trong nhiều năm, lực lượng Mỹ tại một căn cứ ở Abu Dhabi đã bắt đầu hành động vào sáng sớm 24/1. Họ đã sử dụng tên lửa Patriot để bắn hạ một số tên lửa do quân Houthi (được Iran hậu thuẫn) ở Yemen bắn vào Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Tình trạng khẩn cấp trên là một lời nhắc nhở rằng bất chấp có hy vọng về các cuộc đàm phán hạt nhân mới với Iran, sức mạnh khu vực của Iran vẫn là một nguy cơ nghiêm trọng đối với Mỹ.
Cuộc chiến tàn khốc ở Yemen, liên quan đồng minh của Mỹ là Saudi Arabia và gây ra những hậu quả khủng khiếp với dân thường, là mối nguy hiểm cho Mỹ.
Tên lửa từ Triều Tiên
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết Triều Tiên đã phóng 2 quả đạn được cho là tên lửa hành trình ra ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này ngày 25/1. Giới chức quân đội Hàn Quốc đang tìm hiểu để xác định thông tin cụ thể về các vật thể mà Triều Tiên vừa phóng.
Hình ảnh do truyền hình Trung ương Triều Tiên đăng phát một vụ phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật của Triều Tiên ngày 17/1/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trước đó, ngày 24/1, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nêu rõ Mỹ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các hành động khiêu khích và quay trở lại bàn đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp tránh leo thang căng thẳng.
Theo ông Kirby, Mỹ vẫn quan ngại trước chính sách thúc đẩy phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nhưng nhắc lại rằng Mỹ sẵn sàng nối lại các vòng đàm phán với Triều Tiên mà không cần điều kiện kèm theo.
Cuối tuần qua, Lầu Năm Góc cũng đã khẳng định Mỹ tiếp tục tin tưởng ngoại giao là con đường tốt nhất để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh chỉ trong vòng chưa đầy một tháng từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên đã thực hiện 4 vụ phóng thử tên lửa. Triều Tiên cũng để ngỏ việc nối lại thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đồng thời cho biết sẽ xem xét khởi động lại tất cả các hoạt động tạm thời bị đình chỉ. Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ gặp bế tắc kể từ cuối năm 2019 và cho tới nay, Bình Nhưỡng vẫn chưa hồi đáp các đề nghị đàm phán được Mỹ đưa ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ từ hồi tháng 1/2021.
Các vụ thử của Triều Tiên là lời nhắc nhở cho thấy bất kỳ lúc nào Mỹ cũng có thể lọt vào tầm ngắm của Triều Tiên – một kịch bản mà không Tổng thống Mỹ nào mong muốn.
Thách thức của Tổng thống Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo CNN, Tổng thống Putin nhận thức rõ rằng ông Biden muốn xoay chuyển mối đe dọa từ Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ lại cần Trung Quốc giúp gây ảnh hưởng với Triều Tiên. Còn Nga là nước đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hạt nhân Iran.
Mỹ đã chú ý khi cả Iran, Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hải quân thứ ba ở Ấn Độ Dương vào tuần trước.
Những thách thức trên diễn ra trong bối cảnh mặc dù đảm bảo “Nước Mỹ đã trở lại” nhưng cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan năm ngoái đã khiến dư luận hoài nghi về năng lực của Mỹ.
Trong bối cảnh các vấn đề gây chia rẽ Mỹ và châu Âu, Tổng thống Biden đã cam kết đoàn kết với châu Âu trong vấn đề Ukraine.
Tuy vậy, dù có tìm ra được giải pháp hòa bình ở Ukraine thì Trung Quốc, Triều Tiên và Iran sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức khó khăn hơn cho một nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, một nhiệm kỳ khó có thể thoát khỏi khủng hoảng.
Hé lộ lối thoát ngoại giao cho tình hình căng thẳng giữa phương Tây-Nga vì Ukraine
Mỹ và phương Tây ngày một lo ngại về khả năng Nga can thiệp quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lựa chọn ngoại giao giúp tháo ngòi khủng hoảng.
Binh sĩ Ukraine trong chiến hào ở khu vực phòng thủ Popasna. Ảnh: NYT
Binh sĩ Nga đang áp sát biên giới Ukraine từ ba hướng. Từ Washington và Brussels, giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) phát đi cảnh báo về áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh tay nếu Tổng thống Nga ra quyết định can thiệp quân sự ở Ukraine. Gia đình nhân viên Đại sứ quán Mỹ, và cả Nga, đang được rút khỏi thủ đô Kiev.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một số lựa chọn ngoại giao. Trong một vài ngày tới, chính quyền Tổng thống Joe Biden và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự kiến có phản hồi bằng văn bản trước các đề xuất bảo đảm an ninh mà phía Nga đưa ra. Trong động thái được cho là thể hiện thiện chí ngăn chặn một cuộc xung đột, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken hôm 23/1 nói rằng "can dự về ngoại giao không loại bỏ từ không ra khỏi kho từ vựng".
Vấn đề khúc mắc nằm ở chỗ liệu có một khả năng thỏa hiệp thực sự tiềm năng ở ba điểm mấu chốt nhất trong đề nghị của Nga: Ukraine không gia nhập NATO; NATO không mở rộng thêm nữa về phía đông và Moskva có thể phục hồi thế đứng tại khu vực thuộc vòng cung ảnh hưởng như đã từng có theo đúng bản đồ châu Âu trong những năm giữa thập kỉ 1990.
Dường như giới hạn cuối cùng trong cuộc đối đầu này cũng đã được Tổng thống Putin vạch rõ: Nga muốn dừng việc NATO kết nạp Ukraine làm thành viên và có được bảo đảm từ phía Mỹ và NATO về không triển khai vũ khí tấn công trên lãnh thổ Ukraine gây đe dọa an ninh cho Nga.
Ở hai khía cạnh này có vẻ cũng xuất hiện điểm dừng chấp nhận được với cả hai phía. Mỹ tuyên bố không bao giờ từ bỏ "chính sách mở cửa" của NATO, với hàm ý mọi quốc gia đều được quyền tự do lựa chọn gia nhập hay không gia nhập tổ chức này. Thế nhưng thực tế cũng rất rõ ràng: Ukraine chìm trong nạn tham nhũng, chưa thể đáp ứng các tiêu chuẩn để được NATO kết nạp thành viên trong ít nhất một đến hai thập kỉ tới.
Về điểm này, ông Biden cũng nói rất rõ ràng: Triển vọng để Ukraine gia nhập NATO trong ngắn hạn gần như không có. Nếu muốn là thành viên NATO, Ukraine có nhiều việc phải làm. Điều này dường như là một lời mời chào mở Mỹ gửi đến Nga về một hình thức bảo đảm an ninh nào đó. Đó có thể là việc quy chế thành viên NATO đối với Kiev là vấn đề sẽ không được đặt lên bàn trong một thập kỷ tới, hoặc thậm chí là thế kỷ tới. Nhưng đi kèm đó cũng là giới hạn đỏ của Mỹ: Không chấp nhận để Tổng thống Putin có quyền phủ quyết đối với quốc gia có thể gia nhập NATO.
Đối với chủ đề liên quan đến "trật tự châu Âu", ông Putin cũng nói rõ mong muốn khôi phục "vòng cung ảnh hưởng" của Nga ở khu vực. Cụ thể hơn, đó là việc quay trở lại trật tự thời Chiến tranh Lạnh, một trật tự tồn tại trước khi hai nhà lãnh đạo Bill Clinton và Boris Yeltsin đạt đồng thuận vào năm 1997 về việc các nước thuộc Liên bang Xô Viết và khối Warsaw có thể tự chọn lựa việc có hay không gia nhập NATO. Kể từ thời điểm đó đến nay, liên minh này đã có số thành viên tăng gần gấp đôi.
Tổng thống Nga cũng muốn Mỹ, NATO rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu, dù rằng vũ khí này, chủ yếu là bom trọng lực hạt nhân, đã được bố trí ở Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Bỉ, trong nhiều thập kỷ qua. Khi được hỏi có rút vũ khí hạt nhân và dừng việc đồn trú binh sĩ luân phiên của NATO tại các nước thành viên vốn trước đây nằm trong khối Xô Viết hay không, ông Biden nói rằng "không có chỗ cho việc đó".
Vậy liệu có cánh cửa nào cho đàm phán? Câu trả lời có thể là "có" - Rose Gottemoeller, người từng tham gia Hiệp ước New START, nhìn nhận. Theo bà, điều ông Putin quan tâm là tiếp xúc thượng đỉnh với ông Biden. Thực tế này mở ra khả năng hai nhà lãnh đạo cuối cùng cũng sẽ đạt được một sự hiểu biết sâu rộng hơn về tương lai của châu Âu. Tối thiểu, hai bên có thể xử lý được vấn đề hạt nhân thông qua việc khôi phục Hiệp ước các lực lượng tên lửa tầm trung (INF) - thỏa thuận mà ông Donald Trump từ bỏ.
Mỹ sẵn sàng triển khai 8.500 binh sĩ đến châu Âu Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/1 cho biết đã đặt 8.500 binh sĩ vào trạng thái "sẵn sàng cao độ" được triển khai tới châu Âu ngay khi cần thiết, trong trường hợp Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kích hoạt một lực lượng phản ứng nhanh do căng thẳng liên quan đến cáo buộc cho rằng Nga đang chuẩn...