Từ tháng 4/2022: Bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương giảng viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
Từ ngày 19/4/2022, mỗi giảng viên chỉ cần duy nhất một loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Ảnh minh họa/INT.
Nội dung này được quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo đó, quy định mới không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như hiện hành.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm đối với tất cả các hạng (I, II, III):
Không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng, mà quy định chung cho các hạng là phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Video đang HOT
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đối với tất cả các hạng (I, II, III):
Cụ thể: Thông tư cũng quy định: viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại thông tư này.
Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học quy định tại thông tư này.
Mỗi giáo viên sẽ chỉ còn một chứng chỉ bồi dưỡng
Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, điều chỉnh các thông tư về chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên.
Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy.
Phát biểu tại hội thảo "Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo - thành quả và thách thức" được tổ chức trực tuyến ngày 28-3, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết trong năm 2022, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, điều chỉnh các thông tư về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp.
Mỗi giáo viên dự kiến sẽ chỉ còn 1 chứng chỉ bồi dưỡng
Theo đó, mỗi cấp học có 1 chương trình bồi dưỡng, mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy. "Trước đây mỗi cấp học giáo viên phải có 3 chứng chỉ bồi dưỡng thì dự kiến tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tích hợp lại mỗi cấp học chỉ còn 1 chương trình bồi dưỡng và 1 chứng chỉ. Cả đời thầy cô tham gia dạy học ở mỗi cấp học chỉ cần 1 chứng chỉ đó"- ông Phạm Tuấn Anh khẳng định.
Trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh đã được sửa đổi, bổ sung, Bộ sẽ tiến hành rà soát sửa đổi các Thông tư ban hành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên các cấp học, rà soát các mô-đun bồi dưỡng thường xuyên đã được ban hành để tránh chồng chéo, cập nhật, bổ sung những vấn đề mới, phù hợp với đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng rà soát, hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh các chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông theo định hướng nhận diện được thực trạng năng lực của đội ngũ, phát hiện những năng lực còn yếu, còn thiếu của đội ngũ làm căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ.
Các đại biểu tham dự hội thảo "Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo - thành quả và thách thức"
Chia sẻ về định hướng đổi mới trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, ông Phạm Tuấn Anh, nói thêm chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời... Từ định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh như vậy đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học. Đội ngũ giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đáp ứng những đổi mới của chương trình SGK mới. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những điều kiện quan trọng là phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. Cụ thể, Bộ tiến hành sửa đổi Thông tư số 19 về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong đó quy định bỏ chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên và giao thẩm quyền cho địa phương công nhận kết quả bồi dưỡng hằng năm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục quán triệt hoạt động bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp.
Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng phải bám sát vào nhiệm vụ, chức trách của giáo viên được quy định trong các điều lệ nhà trường các cấp học. Đặc biệt, phải xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên từ thực tiễn và yêu cầu của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp để xác định rõ năng lực còn thiếu, còn yếu của giáo viên từ đó xác định nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp, chú ý lựa chọn những nội dung, chuyên đề gắn với định hướng đổi mới chương trình, SGK và phù hợp với đặc thù của từng môn học, cấp học trên tinh thần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các vụ bậc học, các nội dung triển khai của các chương trình, dự án.
Không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với giảng viên theo từng hạng Không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng như trước đây. Ảnh minh hoạ/internet Ngày 4/3, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 1/10/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định...