“Tủ sách tự định giá”
Đầu tháng 9-2020, Trần Lê Hoài Thương – cán bộ công tác học sinh Trường THPT FPT Cần Thơ – và bạn bè xây dựng mô hình “Tủ sách tự định giá” nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn ở trong và ngoài địa bàn TP Cần Thơ.
Tủ sách đặt tại quán cà phê Believe Coffee Shop, số 56-58, đường Trần Hoàng Na, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
Hoài Thương (bìa phải) mang sách đến tặng cho một nhóm tình nguyện viên ở Trường Đại học Cần Thơ để các bạn chuyển sách đến học sinh ở vùng sâu, vùng xa.
Sinh ra trong gia đình làm nông ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nên tuổi học trò của Hoài Thương rất ít được đọc sách. Sau khi vào đại học và đi làm, Hoài Thương mua nhiều loại sách để tìm hiểu và chia sẻ với bạn bè. Trong những chuyến tình nguyện về các vùng sâu, vùng xa ở vùng BSCL, Hoài Thương gặp nhiều học sinh không có điều kiện vui chơi, giải trí, nhất là sách, truyện tranh để đọc.
iều đó đã thôi thúc Thương tìm cách hỗ trợ các em. Trước đây, Hoài Thương thường quyên góp sách của bạn bè để tặng học sinh ở các trường học trong và ngoài TP Cần Thơ. Nhưng hơn một tháng trước, Thương nghĩ đến thực hiện một dự án gây quỹ từ sách để giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục việc học và được đọc sách.
“Tôi đặt tên là “Dự án gây quỹ sách thiếu nhi – ABC”. Và mô hình “Tủ sách tự định giá” là hoạt động đầu tiên của dự án. Tôi muốn thông qua dự án, mọi người có thể tìm được quyển sách yêu thích và có thể giúp đỡ người khác” – Hoài Thương cho biết.
Chủ quán cà phê Believe Coffee Shop là người thích đọc sách và yêu thích công việc thiện nguyện nên khi nghe Hoài Thương xin hỗ trợ thực hiện “Tủ sách tự định giá” để bán sách gây quỹ tại quán, anh ủng hộ ngay. Anh tạo điều kiện để có được kệ sách trưng bày. Những ngày đầu, Hoài Thương mang các loại sách có được bày lên kệ rồi vận động bạn bè trên mạng xã hội đến ủng hộ.
Một người bạn từng tham gia hoạt động oàn thời đại học của Hoài Thương là Nguyễn Thị Kim Ngân (nhân viên Công ty Truyền thông số LANA) đã hỗ trợ Hoài Thương tổ chức các hoạt động truyền thông cho mô hình “Tủ sách tự định giá”. Ngoài viết các bài về dự án trên trang mạng xã hội cá nhân, Kim Ngân còn làm một fanpage với tên gọi “Dự án gây quỹ sách thiếu nhi – ABC” để tạo sức lan tỏa ra cộng đồng. Kim Ngân còn mời những bạn yêu thích đọc sách làm clip để giới thiệu về mô hình “Tủ sách tự định giá”.
“ể có thể đóng góp công sức cho dự án, tôi luôn giải quyết công việc ở công ty sớm. Do mô hình triển khai trong thời gian ngắn nên tôi tranh thủ làm giờ nghỉ để tủ sách mang lại hiệu quả cao nhất. ến nay, niềm vui lớn nhất của chúng tôi là nhiều người biết đến tủ sách” – Kim Ngân bộc bạch.
Các bạn đến uống cà phê có thể tặng sách hoặc mua sách với giá bản thân cảm thấy phù hợp. Mọi hoạt động đều tự nguyện vì “Tủ sách tự định giá” không có người trực tiếp quản lý. Hoài Thương chỉ đặt một chiếc hộp gỗ để người mua sách bỏ tiền vào. Sau gần 1 tháng, mô hình “Tủ sách tự định giá” của Hoài Thương đã thu hút đông đảo người đọc là sinh viên, học sinh, người lao động trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, nhờ mạng xã hội, nhiều bạn ở các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… gởi sách đến tặng.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh (23 tuổi, ở đường Trần Vĩnh Kiết, phường An Bình, quận Ninh Kiều) chia sẻ: “Tôi thường đến mua sách ở “Tủ sách tự định giá” và gặp gỡ bạn bè để trao đổi về các loại sách. Tôi thấy mô hình có điểm thú vị là người đọc có thể mua những quyển sách mình thích bằng giá mình đưa ra. Bên cạnh đó, những bạn không có nhu cầu sử dụng sách đã mua có thể tặng lại cho dự án. Tôi đang kêu gọi mọi người ủng hộ cho dự án ý nghĩa này”.
Hằng ngày Hoài Thương đi làm. Ngoài giờ làm việc, Thương thường đến quán cà phê để sắp xếp, phân loại sách do mọi người đóng góp. Sau đó, Hoài Thương đi đến tận nhà những bạn tặng sách cho tủ sách nhưng không thể đến quán cà phê. Hoài Thương cho biết: “Tuy vất vả nhưng tôi thấy rất vui vì đã, đang và sẽ mang thêm những niềm vui cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn dự án này sẽ góp phần lan tỏa thông điệp về giá trị của sách, động viên mọi người cùng đọc sách và chung tay hỗ trợ học sinh nghèo có thể tiếp tục đi học”.
Sau khi tổng kết mô hình “Tủ sách tự định giá” vào tháng 10-2020, Hoài Thương dành số tiền quyên góp được từ thùng quỹ để tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tiếp theo của “Dự án gây quỹ sách thiếu nhi – ABC” là chương trình giao lưu chia sẻ về sách và bán sách gây quỹ ngay buổi họp mặt để giúp học sinh nghèo do Hoài Thương dẫn chương trình. Dự án sẽ còn tiếp tục với những hoạt động thiện nguyện liên quan đến sách, như tấm lòng của Hoài Thương và bạn bè dành cho học sinh nghèo ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.
Học sinh háo hức đến sớm học buổi đầu tiên sau kỳ nghỉ dài vì Covid-19
Sáng ngày 4/5, học sinh một số khối lớp THCS của tỉnh Bạc Liêu bắt đầu trở lại học sau kỳ nghỉ dài phòng, chống dịch Covid-19. Trong khi đó, tất cả các cấp học của tỉnh Sóc Trăng cũng đã trở lại học.
Tại tỉnh Bạc Liêu, ghi nhận của PV Dân trí tại một số trường THCS ở thị xã Giá Rai (Bạc Liêu), học sinh đến trường rất sớm.
Học sinh háo hức đến sớm học buổi đầu tiên sau kỳ nghỉ dài vì dịch Covid-19
Như tại trường THCS Giá Rai A, dù 6h45 mới đánh trống vào học, nhưng trước 6h sáng đã có nhiều em tự đến trường hoặc được phụ huynh đưa đến.
Qua quan sát của phóng viên, tất cả các em đều đeo khẩu trang, vào cổng được bảo vệ, thầy giáo đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, các cô giáo cũng ghi lại danh sách các em để theo dõi sức khỏe. Trước khi vào học, các em rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh tốt nhất.
Tiến hành đo thân nhiệt cho học sinh...
... vừa rửa tay sát khuẩn ngay từ cổng trường.
Sáng nay, trường không tổ chức chào cờ tại sân trường như thường lệ mà tập trung về lớp sinh hoạt.
Thầy cô giáo điểm danh để nắm sĩ số, rà soát học sinh chưa có mặt, hướng dẫn, tuyên truyền, nhắc nhở học sinh về các biện pháp phòng ngừa dịch.
Các em học sinh rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp học.
Học sinh đeo khẩu trang, ngồi giãn cách tránh tiếp xúc gần nhất trong lớp học.
Ghi nhận tại một lớp 7, sau khi học sinh ngồi ổn định, cô Nguyễn Hồng Thắm (giáo viên chủ nhiệm) đã phổ biến một số nội dung liên quan đến việc phòng ngừa dịch bệnh để các em nắm chắc hơn, nhằm đảm bảo tốt nhất sức khỏe của mình khi đến trường cũng như ở nhà.
Một giáo viên mang khẩu trang đến tặng cho trường.
Còn tại trường THCS Hộ Phòng (phường Hộ Phòng), sáng nay nhiều học sinh cũng đến học rất sớm trong tâm thế rất thoải mái khi được gặp lại thầy cô, bạn bè...
Trường này cũng bố trí 2-3 người để đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho các em trước khi bước vào trường.
Nhìn chung công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại học của các trường ở Bạc Liêu đều nghiêm túc, đúng theo tinh thần phòng, chống dịch bệnh của ngành.
Sóc Trăng: Tất cả các cấp học trở lại trường
Sáng ngày 4/5, đúng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, tất cả học sinh ở các cấp học của tỉnh Sóc Trăng đã đồng loạt trở lại trường tiếp tục học sau kỳ nghỉ kéo dài hơn 3 tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Ghi nhận của PV, ở nhiều điểm trường học sinh đi học rất đông, công tác đảm bảo an toàn cho học sinh được thực hiện tích cực, nghiêm túc.
Tất cả các trường đều thực hiện việc đo thân nhiệt, yêu cầu học sinh đeo khẩu trang trên đường đến trường và trong suốt buổi học và học sinh thực hiện nghiêm túc.
Thực hiện đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho học sinh.
Tại trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng), công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh được thực hiện nghiêm túc. Đối với giáo viên và học sinh, khi vào trường được đo thân nhiệt ngay tại cổng trường trước khi vào lớp dạy và học.
Đối với học sinh, nhà trường luôn nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh những hướng dẫn của thầy cô khi thực hiện đo thân nhiệt, đeo khẩu trang suốt buổi học và một số biện pháp ngừa dịch.
Ở trường THCS Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng), cô Tôn Nữ Bích Trúc- Phó Hiệu trưởng, cho biết: "Nhà trường tổ chức đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn cho các em trước khi vào lớp.
Trước cửa mỗi lớp nhà trường đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn để các em sử dụng sau mỗi giờ học. Đồng thời mua khẩu trang y tế phát tận lớp cho những em nào không có hoặc quên mang vào trường. Đảm bảo 100% học sinh trong lớp đều đeo khẩu trang đảm bảo an toàn".
Học sinh trường THCS Lê Hồng Phong vào lớp học.
Cần Thơ: Học sinh vui mừng khi được trở lại trường học
Học sinh vui vẻ khi trở lại trường học
Sáng nay 4/5, học sinh khối lớp 8, 9 và các khối lớp THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học của Cần Thơ đi học trở lại.
Theo quan sát của phóng viên, các em học sinh trở lại trường với tâm trạng rất vui vẻ, phấn chấn. Trong buổi đầu, có hơn 90% các em học sinh trường THPT Châu Văn Liêm đến lớp.
Những ngày đầu sau khi trở lại lớp, ngoài ôn tập lại kiến thức, các em đã học online thời gian qua thì thầy cô còn tập trung kiểm tra sức khoẻ, hướng dẫn các em tự bảo vệ mình trong và ngoài nhà trường.
Còn một số trường học khác chia theo giãn cách nên một số lớp sẽ chia làm đôi, một nửa học buổi sáng, nửa lớp còn lại học buổi chiều.
Các em học sinh trường Châu Văn Liêm được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào lớp
Tại trường THCS Lương Thế Vinh, có 53 lớp nhưng theo hướng dẫn giãn cách, trường này chia thành 73 lớp. Tuần đầu tiên khối 8 sẽ học buổi sáng, khối 9 học buổi chiều.
Liên quan đến việc học sinh đi học trở lại, trước đó Cần Thơ có văn bản hướng dẫn. Theo đó, học sinh khối lớp 8, 9 và các khối lớp THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học đi học trở lại từ ngày 4/5.
Học sinh khối lớp 6, 7 và học sinh tiểu học đi học trở lại từ ngày 11/5.
Trẻ mầm non, mẫu giáo đi học trở lại từ ngày 18/5, trong đó trẻ lớp Lá đi học lại từ ngày 18/5, trẻ lớp Chồi đi học lại từ ngày 25/5, trẻ lớp Mầm và nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi đi học lại từ ngày 1/6.
Học sinh ở Vĩnh Long được đo nhiệt độ ở cổng trường
Vĩnh Long: Xen kẽ giờ ra chơi và giờ ra về cho học sinh
Hôm nay 4/5 học sinh các khối lớp 1, 5, 6, 7, 8, 10, 11 của tỉnh Vĩnh Long bắt đầu trở lại trường học sau kỳ nghỉ phòng, chống dịch Covid-19.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tất cả các trường học ở Vĩnh Long đã chuẩn bị đầy đủ nước sát khuẩn, xà phòng, máy đo thân nhiệt, khẩu trang, tất cả học sinh trước khi vào trường sẽ được đo thân nhiệt nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sát khuẩn tay
Thầy Nguyễn Phước Điền, Hiệu trưởng trường THPT Hòa Ninh (huyện Long Hồ, Vĩnh Long), cho biết, mọi công tác chuẩn bị phòng, chống dịch bệnh đã được chuẩn bị chu đáo, ngay khi khối lớp 12 trở lại trường vào thứ 2 tuần trước (27/4), toàn trường có 751 học sinh, ngày mai học sinh khối lớp 10 và 11 trở lại học.
"Học sinh khối 11 và 12 học buổi sáng, khối 10 học buổi chiều, lớp học bố trí học sinh ngồi xa nhau nhất có thể, có bàn chỉ có 2 học sinh. Lớp này với lớp kia xa chút, ra chơi, vô học lệch nhau một chút, ra về lệch nhau một chút.
Tất cả học sinh và giáo viên đều buộc theo khẩu trang. Trong tuần rồi lớp 12 đi học lại theo lịch, chỉ có 1 em nghỉ do viêm amidan", thầy Điền nói.
Giãn cách trong lớp học
Còn tại trường THCS Thanh Đức (huyện Long Hồ), có khoảng 758 học sinh trở lại trường, tính cả học sinh khối 9 đã học từ 27/4. Thầy Nguyễn Minh Trí, Hiệu trưởng trường THCS Thanh Đức cho biết, trường đã bố trí nước sát khuẩn, khẩu trang đầy đủ cho các em trở lại học, đảm bảo giãn cách theo quy định phòng chống dịch của cấp trên.
Thầy Đặng Văn Minh, hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Đức A cho biết, hôm nay có 195 học sinh khối lớp 1 và 5 trở lại trường.
"Do tuần đầu đi học nên trường không tổ chức học bán trú, các lớp học bố trí chia lớp mỗi lớp không quá 20 em chia làm 2 buổi học, các dung dịch sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang đều được chuẩn bị sẵn.
Trường yêu cầu các em đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường đến nhà, em nào không có, trường sẽ phát", thầy Minh nói.
Hà Nội có điểm trung bình môn Sinh học thấp nhất cả nước Hà Nội có điểm trung bình môn Sinh học thấp nhất cả nước thi tốt nghiệp THPT 2020. Vĩnh Long đứng đầu cả nước. Ảnh minh họa Cả nước có 284.063 thí sinh thi môn Sinh học. Điểm trung bình của môn này là 5,595. Điểm trung vị là 5,5. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 5,25. Có 121...