Từ nay đến 2024, chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện thế nào?
Với dự kiến tháng 4-2018 sẽ ban hành chương trình môn học phổ thông mới, công tác biên soạn SGK cũng như thời điểm triển khai chương trình này được xác định khá cụ thể.
Sẽ có nhiều bộ SGK chương trình phổ thông mới được biên soạn để nhà trường lựa chọn
Ngày 19-1, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo chương trình môn học mới với thời hạn 2 tháng để lấy ý kiến đóng góp. GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới dự kiến tháng 4-2018 có thể ban hành.
Mặc dù việc xây dựng chương trình mới đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT thừa nhận tiến độ thực hiện việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành CT GDPT mới chưa bảo đảm theo lộ trình đặt ra tại Nghị quyết 88 và Quyết định 404, thời gian thực tế cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến.
Bộ GD&ĐT cũng đã công bố lộ trình thực hiện chương trình mới từ nay đến năm 2024. Theo đó, thời gian này sẽ tập trung vào công tác hoàn thiện dự thảo và lấy ý kiến góp ý thông qua đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, tổ chức các hội thảo và gửi xin ý kiến chuyên gia; tổ chức thực nghiệm; tập huấn cho người tham gia thẩm định các chương trình môn học; tổ chức thẩm định, chỉnh sửa và ban hành chính thức.
Công tác biên soạn SGK mới sẽ được thực hiện sau khi Chương trình môn học được ban hành. Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch chỉ đạo tổ chức biên soạn, thực nghiệm một bộ SGK đầy đủ các môn học ở các lớp học, cấp học theo chương trình mới.
Căn cứ chương trình mới do Bộ GD&ĐT ban hành, các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tổ chức biên soạn các SGK.
Video đang HOT
Các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK tiến hành thẩm định các SGK (gồm một bộ SGK do Bộ tổ chức biên soạn và các SGK khác do tổ chức, cá nhân biên soạn); Bộ phê duyệt, cho phép sử dụng SGK.
Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương để đưa vào chương trình mới, báo cáo để Bộ phê duyệt.
Bộ GD&ĐT xác định thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 – 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 – 2022, cụ thể:
- Năm học 2019 – 2020: lớp 1;
- Năm học 2020 – 2021: lớp 2 và lớp 6;
- Năm học 2021 – 2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
- Năm học 2022 – 2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
- Năm học 2023 – 2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Trong thời gian chưa triển khai trên phạm vi toàn quốc, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, từ đó giúp cho học sinh và giáo viên sau này chuyển sang thực hiện chương trình, SGK mới được thuận lợi.
Theo ANTĐ
Chương trình phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2019-2020
Bộ GD-ĐT xác định thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm học 2019-2020.
Đại diện Bộ GD-ĐT thông tin về chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai áp dụng từ năm học 2019-2020. Ảnh: Phạm Hải.
Cụ thể, đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022.
Lộ trình cụ thể như sau:
Năm học 2019 - 2020 triển khai ở lớp 1;
Năm học 2020 - 2021: lớp 2 và lớp 6;
Năm học 2021 - 2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
Năm học 2022 - 2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
Năm học 2023 - 2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, trong thời gian chưa triển khai trên phạm vi toàn quốc, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Từ đó giúp cho học sinh và giáo viên sau này chuyển sang thực hiện chương trình, SGK mới được thuận lợi.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, theo tiến độ, đến tháng 4 năm nay Bộ GD-ĐT có thể ban hành chương trình môn học.
Sau khi chương trình môn học chính thức được ban hành thì các cá nhân, tổ chức có thể khởi động biên soạn các bộ sách giáo khoa.
Về điều kiện với đối tượng viết sách giáo khoa, GS. Thuyết cho rằng, nếu vừa thẩm định chương trình, vừa viết sách giáo khoa thì không được.
"Còn các nhà chuyên môn đã tham gia soạn thảo chương trình là những người hiểu chương trình rất sâu thì có quyền viết sách giáo khoa. Việc họ viết cho bộ sách nào thì phải do tổ chức mời. Cá nhân tôi nghĩ rằng, những người soạn thảo chương trình là những người nắm rất chắc nên nếu họ viết sách giáo khoa thì sẽ có lợi", GS Thuyết nói.
Theo Vietnamnet
Toán - Văn sẽ thay đổi như thế nào trong chương trình phổ thông mới Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ công bố dự thảo các môn học trong tháng 1/2018. Môn Toán ở chương trình phổ thông mới là môn bắt buộc và được phân theo 2 giai đoạn. Môn Toán được tích hợp xoay quanh ba...