Tự mua tự bán cho chính mình, một file NFT được thổi giá tới 532 triệu USD
Đây có thể sẽ là file NFT đắt giá nhất trong lịch sử nếu như không phải là một mánh khóe để thổi giá lên cao một cách vô lý.
Hình ảnh một nhân vật tóc trắng với đôi mắt màu xanh lá cây, trông như được ghép lại từ các pixel khổng lồ đáng nhẽ sẽ là NFT đắt nhất từng được giao dịch. Có tên gọi CryptoPunk 9998, NFT này mới được bán vài ngày trước với giá 124.457 Ethereum – tương đương 532 triệu USD.
Nhưng chỉ đến khi lần theo đường đi dòng tiền trong giao dịch này, mọi người mới ngã ngửa khi biết người mua file kỹ thuật số này lại chính là người bán.
Quá trình này bắt đầu từ thứ Năm tuần trước khi một ai đó có địa chỉ ví Ethereum bắt đầu bằng các ký tự 0xef76 – còn gọi là “Người A” – chuyển file NFT CryptoPunk nói trên tới một địa chỉ ví điện tử bắt đầu bằng các chữ cái 0×8e39 – còn gọi là “người B”.
Dòng tweet thông báo, người B vừa bán cho người C file NFT với giá 124.457 Ether
Khoảng một tiếng 30 phút sau đó, người B lại bán file NFT này cho một địa chỉ ví điện tử khác bắt đầu bằng với chữ 0×9b5a – hay còn gọi là người C – với giá 124.457 Ether (tương đương 532 triệu USD). Lượng tiền mã hóa cho giao dịch này được mượn từ 3 nguồn khác nhau, chủ yếu từ giao thức Compound.
Video đang HOT
Như thường lệ, người C chuyển số token Ether trên tới hợp đồng thông minh của CryptoPunk để chuyển tới cho người B. Điều này hoàn toàn bình thường khi nó giống như việc người mua thanh toán tiền hàng cho người bán. Nhưng điều kỳ lạ là khi vừa bán được file NFT này, người B lại chuyển trả toàn bộ 124.457 Ether về cho người C – người sẽ trả lại khoản vay cho Compound.
Bước cuối cùng, file NFT này lại được về cho người nắm giữ ban đầu – người A với địa chỉ bắt đầu bằng các chữ 0xef76. Chưa hết, người A lại tiếp tục chào bán file NFT này với giá cao gấp đôi trước đó, lên tới 250.000 Ether, tương đương hơn 1 tỷ USD.
Tại sao lại phải phức tạp như vậy?
Larva Labs, hãng tạo ra các NFT CryptoPunks này cho biết trên Twitter rằng, “ai đó đã mua file Punk này từ chính mình bằng tiền đi mượn và sau đó trả lại khoản vay này trong cùng một giao dịch.” Dường như mục đích của những giao dịch kiểu này là một cách để thổi giá của file NFT đó lên đến mức cao không tưởng – 1 tỷ USD theo giao dịch gần nhất.
Nhưng nếu chỉ là tự mua đi bán lại để thổi giá, tại sao phải làm qua nhiều bước như vậy? Đó là bởi vì bản thân người đó cũng không có đủ số tiền đến hơn 500 triệu USD cho giao dịch này. Vì vậy, người đó cần phải vay tiền từ những bên khác thông qua hình thức “flash loan” (vay nóng).
Dòng tweet mô tả hành trình của dòng tiền và file NFT đi lòng vòng từ ví này sang ví khác – nhưng tất cả đều của cùng một người
Flash Loan là một công cụ tài chính phi tập trung phức tạp, nhưng về cơ bản, nó cho phép bạn vay một khoản tiền lớn nếu đáp ứng được tiêu chí của hợp đồng thông minh. Nó giống như việc bạn muốn vay ngay 1 triệu USD để mua nhà, nhưng tất cả những gì bạn có là một hàng dài những người khác đang xếp hàng chờ để mua lại ngôi nhà đó với giá cao hơn – đủ để bạn kiếm được lợi nhuận và trả lãi cho bên cho vay.
Tóm lại, dường như một ai đó muốn nâng giá ảo file NFT của mình lên thông qua các giao dịch tự mua, tự bán cho chính mình. Nhưng đến khi số tiền trở nên quá lớn – đến 532 triệu USD – người đó phải tạo ra thêm một ví điện tử khác để bên cho vay thấy rằng, có người sẵn sàng mua lại file NFT đó với giá cao hơn và vì vậy khoản vay sẽ được chấp thuận.
Đó là lý do tại sao các giao dịch trên phải diễn ra qua 3 bên là vì vậy – chỉ có điều, cả 3 bên này, người A, người B và người C đều cùng là một người, vừa vay tiền, vừa mua và bán cùng một món hàng.
Hành vi này từ lâu đã bị cấm trên các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống khi nó làm tăng giá ảo cho các chứng khoán giao dịch trên đó và làm nhu cầu ảo cao hơn mức thật sự của nó. Larva Labs cũng cho biết, sắp tới họ sẽ bổ sung thêm bộ lọc để tránh tạo ra thông báo về những loại giao dịch kiểu này trong tương lai.
CryptoPunks được xem như bộ sưu tập NFT đầu tiên trên thị trường, khi nó bắt đầu được tạo nên vào năm 2017 – thời điểm thế giới mới bắt đầu say mê Bitcoin. Có khoảng 10.000 CryptoPunks trong bộ sưu tập này với giá thấp nhất khởi điểm từ 100 Ethereum, tương đương 400.000 USD theo mức giá hiện tại.
Bức ảnh giá nửa tỷ USD thực chất chỉ là trò lừa đảo
Một NFT CryptoPunk vừa được giao dịch với giá trị hơn nửa tỷ USD tại thời điểm bán. Tuy nhiên, đó chỉ là một trò lừa để thổi giá.
Theo Business Insider, một hình nghệ thuật NFT có tên CryptoPunk 9998 đã bất ngờ được giao dịch với giá trị lên tới 124.457 ETH, tương đương 532 triệu USD tại thời điểm bán, và là NFT có giá trị bán ra cao nhất.
Cộng đồng tiền mã hóa lập tức đặt ra nghi vấn về giá trị thật của CryptoPunk này, bất chấp lĩnh vực NFT đang có những bước phát triển thần tốc trong thời điểm hiện nay.
Sau khi xem xét, Larva Labs - công ty tạo ra các CryptoPunk đã giải thích về giao dịch và cảnh báo tới người dùng. "Giao dịch này (và một số giao dịch khác) không phải là lỗi hoặc hiện tượng khai thác lỗi, chúng đang được thực hiện với các khoản vay nhanh (flash loan)", Larva Labs cho biết trên Twitter.
Punk 9998 có giá trị giao dịch hơn 500 triệu USD.
Larva Labs giải thích rằng ai đó đã mua chiếc Punk này từ chính họ nhờ một khoản vay chớp nhoáng và hoàn trả số tiền chỉ trong một giao dịch duy nhất. Gần đây, một số cuộc đấu giá cũng được thực hiện theo cách tương tự nhằm thổi giá trong thời gian ngắn. Bất chấp có giá trị về mặt kỹ thuật, các giao dịch này không được chấp nhận.
Robert Miller, quản lý tại tổ chức nghiên cứu Flashbots, đã mô tả chi tiết hơn về các sự kiện trong một bài đăng trên Twitter. Ông cho rằng hợp đồng đầu tiên sẽ đưa CryptoPunk ra bán, sau đó hợp đồng thứ hai vay một khoản tiền khổng lồ thông qua flash loan rồi mua lại nó. Tại thời điểm đó, hợp đồng đầu tiên gửi lại tiền cho hợp đồng thứ hai, và tất cả khoản vay được hoàn trả trong chớp nhoáng.
Trong thị trường chứng khoán được quản lý chặt chẽ, điều này sẽ được gọi là giao dịch rửa (wash trade). Trong đó, một nhà đầu tư đồng thời bán và mua các công cụ tài chính tương tự để tạo ra hoạt động giả tạo, gây lũng đoạn trên thị trường. Tất nhiên, hành động này bị cấm và kiểm soát chặt chẽ với lý do làm tăng giá ảo và tạo ra nhu cầu cao hơn hơn so với thực tế thị trường.
Hiện tại, giá trị lớn nhất của một CryptoPunk là 11,8 triệu USD. Xét rộng hơn, kỷ lục của một NFT cũng dừng lại ở mức hơn 69 triệu USD cho tác phẩm nghệ thuật số đến từ Beeple. Sau khi bất ngờ xuất hiện giao dịch CryptoPunk với giá trị hơn nửa tỷ USD, các cảnh báo đã lập tức được đưa ra.
Một số người còn nghi ngờ đây là hành động để che giấu các khoản thu lợi bất chính từ tiền mã hóa. Tuy nhiên, mọi hành vi đều được hiển thị công khai blockchain Ethereum, và rất khó có thể qua mắt công chúng và giới quan sát trong thời điểm hiện nay.
Facebook khuấy động cuộc chơi 'vũ trụ ảo' metaverse Giới công nghệ đang rất sốt sắng chạy theo trào lưu metaverse khi Mark Zuckerberg quyết tâm biến Facebook trở thành một 'vũ trụ ảo' metaverse. Facebook đang trở thành tâm điểm chú ý của giới công nghệ khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh công bố ý định đổi tên, dự kiến sẽ được CEO Mark Zuckerberg công bố rộng rãi...