Từ lóng trong tiếng Việt liên quan đến ‘ăn’
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen bàn về sự phong phú của tiếng Việt qua cách diễn đạt “ăn dày”, “ăn chơi”.
Tháng trước, tôi tình cờ gặp và “buôn chuyện” với một tiến sĩ ngành ngôn ngữ học. Ông biết bảy ngoại ngữ và đã sống nhiều nơi trên thế giới. Ông chia sẻ: “Tôi có ông bạn người Việt Nam, ông bảo tiếng Việt là thứ tiếng mà âm thanh với mặt chữ gắn liền với nhau nhất trên thế giới”. Tôi được dịp “boast” (“nổ”) về sự kỳ diệu của tiếng Việt, chả giống tiếng Anh “nói một đằng, viết một nẻo”.
Trò chuyện thêm, ông hỏi tiếng Việt có “idiom” (thành ngữ, cách diễn đạt) nào mà người nghe không thể đoán được nghĩa nếu không hiểu về ngôn ngữ không. Tôi bảo có, chẳng hạn: “ Thick face is used to describe a guy flirting with a girl and keep following her regardless of her disagreement” ( Mặt dày được dùng để mô tả một chàng trai tán tỉnh một cô gái và tiếp tục theo đuổi dù không được cô ấy chấp nhận).
Tôi nói tiếp, mỗi ngôn ngữ đều thể hiện văn hóa riêng. Người Việt có vẻ thích ăn uống, nên rất nhiều “idiom” liên quan đến việc ăn. Ông tiến sĩ ngạc nhiên lắm, tò mò chờ ví dụ.
Ảnh: Fulldownload
Đã giải thích nghĩa của “thick face”, tôi đố ông đoán nghĩa “eat thickly”. Tiến sĩ nói “shouldn’t relate to flirting with a lady” (chắc không liên quan đến việc tán tỉnh phụ nữ). Tôi nói: “It means you have a bigger share than you deserve, kind of greedy” (Nó có nghĩa là anh được hưởng nhiều hơn phần anh xứng đáng, kiểu tham lam ấy). Bác tiến sĩ cười lớn: “Really, that’s interesting” (Thật ư, thú vị thật đấy).
Tôi bổ sung: “Like when a businessman wants to sell something for so high price, in the hope that he can profit a lot, you say: He eats thickly” (Giống như khi một người muốn bán thứ gì đó với giá rất cao, hòng ăn lời rất nhiều, ông có thể nói: Anh ta ăn dày thật). Ông tiến sĩ cười nói: “Greed is natural to human”. (Tham lam là bản tính của con người).
Video đang HOT
“In Vietnamse, the word thick is homonymous to shoes, so sometimes people in stead of saying a greedy guy eat thicklythey say he eat the shoes, eat the socks and the land around him” (Trong tiếng Việt, từ dày đồng âm với giày, do đó đôi khi thay vì nói một người nào đó ăn dày, người ta sẽ nói anh ta ăn giày, ăn tất, ăn đất xung quanh). “Wao – what a way of playing with words” (Ồ, cách chơi chữ thật hay).
Hào hứng, tôi “chém gió” thêm: “ Eat dirty means you do something unethical”. ( Ăn bẩn có nghĩa làm điều gì đó trái nguyên tắc). Tiến sĩ gật gù, hỏi thêm: “So when do you use that expression?”. “When a government official receive a bribe, it’s called eat dirty” (Khi một quan chức nào đó nhận hối lộ, đó được gọi là ăn bẩn).
Thấy ông tỏ ra thú vị với cái “ăn” của tiếng Việt, tôi hỏi thêm: “Can you guess the meaning of eat play?”. “Maybe, you love to play?” (Có lẽ nghĩa là thích chơi?). Tôi trả lời: “Kind of, if someone is eat play, he spend money recklessly. Like if you don’t have money and you still buy an expensive car: eat play” (Khi một ai đó ăn chơi có nghĩa là anh ta tiêu tiền không tiếc tay. Giống như không có tiền nhưng vẫn mua một chiếc xe đắt đỏ).
Câu chuyện còn dài lắm, kể ra chắc hết ngày. Điều đó chứng minh ngôn ngữ Việt Nam thật phong phú. Các bạn thử bình luận thêm còn cách diễn đạt gì khác với “eat” để lần sau gặp người nước ngoài, chúng ta tự hào thêm về sự đa dạng và nét đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ nhé.
Quang Nguyen
Theo VNE
Thạc sĩ ĐH Harvard: "Muốn con thành công, hãy cho con học viết"
Buổi nói chuyện "Giúp con học hiệu quả" với Thạc sĩ Quản lý công của Đại học Harvard Đào Thu Hiền được diễn ra mới đây tại Hà Nội. Theo bà Hiền, kỹ năng viết quan trọng nhưng học sinh lại ít được học viết, nhất là khi học tiếng Anh.
Kỉ niệm đáng nhớ với viết tiếng Anh
Thạc sĩ Báo chí ĐH Columbia (Mỹ), cử nhân sư phạm ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Việt Nam và từng là trợ lí báo chí 3 năm cho người Mỹ nhưng cựu du học sinh xuất sắc này được thầy giáo dạy viết luận ở ĐH Columbia phê vào lề bài "This is not English!" ( tạm dịch "tiếng Anh không như thế").
Nguyên phóng viên Hãng tin Associated Press (AP) và Bloomberg News Đào Thu Hiền nói: "Ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc trong bài tôi đều đúng. Nói thực lúc ấy tôi không phục. Sau này biết nhiều hơn tôi mới hiểu là tôi đã nghĩ một ý tưởng bằng tiếng Việt sau đó chuyển sang tiếng Anh và viết như văn Việt viết bằng tiếng Anh.
Sự kết hợp của cách diễn đạt chỉ có trong tiếng Việt và một khái niệm văn hóa khác nhau làm thầy không hiểu mình muốn nói gì, dù câu đúng 100%. Từ đó, tôi quyết tâm bỏ kiểu nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết bằng tiếng Anh, bắt đầu học cách nghĩ bằng tiếng Anh và các cách diễn đạt của tiếng Anh".
Thạc sĩ tại Mỹ Đào Thu Hiền giao lưu với các bậc phụ huynh.
Học viết từ nhỏ
Theo nguyên Cố vấn tài chính Văn phòng Thị trưởng TP. New York Thu Hiền cho biết, các bài viết luôn là cơ sở để mọi người đánh giá năng lực, trình độ và kết quả làm việc của một cá nhân ở trường đại học, tại nơi làm việc và ngay trong cộng đồng.
Khi tốt nghiệp, những người viết tốt luôn có nhiều cơ hội việc làm tốt. Dù mới vào nghề hay đang phát triển sự nghiệp, kỹ năng viết giúp họ thể hiện bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, đối tác.
Học sinh nên được học viết tiếng Anh từ sớm.
"Kỹ năng viết quan trọng nhưng học sinh lại ít được học viết, nhất là khi học tiếng Anh. Nguyên nhân có thể do chúng ta chú trọng kỹ năng nói hơn. Cũng có thể do nhà trường chưa chú trọng dạy năng lực viết. Học viết đòi hỏi học sinh phải kiên trì, có hứng thú với ngôn ngữ và có người dạy truyền cảm hứng.
Một điều tôi quan sát là càng lớn chúng ta càng không muốn học viết vì phải học những thứ nhỏ như dạng từ, quy tắc,... Viết học thuật có khuôn mẫu chuẩn, rõ ràng vì thế cần phải học để biết. Ngôn từ của học thuật cũng trang trọng hơn và cấu trúc câu dài, phức tạp.
Vậy nên tốt nhất là dạy viết từ khi học sinh còn nhỏ, khi mà việc học viết còn tạo hứng thú, không làm các em "ngại" và đầu óc trẻ thơ còn ghi nhớ tốt", thạc sĩ Đào Thu Hiền chia sẻ.
Tác giả bài viết Đào Thu Hiền, từng học Thạc sĩ tại ĐH Harvard từ 2003 - 2005 và học tại ĐH Columbia từ 1997 - 1998. Bà từng làm việc tại Sở Tài chính New York và văn phòng thị trưởng New York trong giai đoạn 2005 - 2011. Trước đó, tác giả Đào Thu Hiền làm báo cho Bloomberg và AP.
Thạc sĩ Hiền từng là cố vấn cho các Sở Giáo dục tại Mỹ về cải tổ giáo dục trong giai đoạn 2010-2012.
Theo Dân trí
Năm từ lóng phổ biến trong tiếng Anh - Mỹ Trong một số tình huống, "to crash" không có nghĩa đâm sầm, va quệt mà tương đương với "sleep over". Nếu từng xem một bộ phim Mỹ, bạn có thể bắt gặp một số từ lóng trong các đoạn hội thoại đời thường. Dưới đây là năm ví dụ về cách người Mỹ sử dụng những từ này. 1. Cool Cool mang nghĩa...