Từ học sinh chuyên Tin đến co-founder Kyber Network: Gọi vốn 52 triệu USD trong vài giờ, phổ biến thứ 3 toàn cầu trong giới blockchain
Năm 2017, Kyber Network từng nổi đình nổi đám khi gọi được số vốn khủng bằng tiền điện tử chỉ trong vài giờ, vượt qua nhiều startup kỳ cựu khác trong nước.
Sau 3 năm, trong khi nhiều người còn hoài nghi về “bong bóng” ICO thì startup này đã khẳng định được tên tuổi và vị thế trong giới blockchain toàn cầu.
Từ học sinh chuyên Tin đến sự nghiệp nghiên cứu blockchain
Trần Huy Vũ xuất thân từ một học sinh khối chuyên Tin của trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Sau đó, anh theo học tại Đại học Công nghệ (Đh Quốc gia Hà Nội). Đây cũng là nơi Vũ gặp gỡ Lưu Thế Lợi – đồng sáng lập Kyber Network sau đó. Cả hai cùng tham gia dự án startup đầu tiên là phát triển phần mềm quản lý dùng trong các trường học.
Sau khi tốt nghiệp năm 2014, Vũ vào TP.HCM, cùng một số cộng sự phát triển một mạng lưới giúp kết nối các KOLs và chia sẻ thu nhập từ mạng xã hội. Anh đã huy động được 500.000 USD vốn đầu tư, kết nối gần 1.000 KOls tại Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, sau 3 năm, anh thất bại, công ty phải dừng hoạt động.
Vũ tiếp tục startup với một doanh nghiệp khác nhưng rồi cũng đóng cửa sau 1 năm ra mắt thị trường.
Co-founder Kyber Network – Trần Huy Vũ.
Sau hai lần khởi nghiệp không suôn sẻ, Vũ trở về Hà Nội, kết nối lại với Lưu Thế Lợi – khi đó sắp hoàn thành việc học Tiến sĩ tại Singapore và cùng nhau sáng lập nên Kyber Network. Doanh nghiệp này hoạt động trong mảng blockchain, vốn còn rất mới mẻ ở cả Việt Nam và thế giới.
Video đang HOT
Kyber Network là hệ thống chuyển đổi token phi tập trung, trong đó mọi giao dịch đều được thực hiện trên ví của người dùng. Nói cách khác, nếu trên các sàn tập trung, để giao dịch, người dùng phải đưa tiền vào một ví chung hệ thống thì Kyber Network làm điều ngược lại.
Gọi vốn 52 triệu USD trong vài giờ bằng tiền ảo
Thời điểm 2017-2018, tại Việt Nam, việc huy động vốn hàng chục triệu USD không phải là điều dễ dàng và hầu hết chỉ các startup đã nổi danh, có sản phẩm và đội ngũ ổn định như Tiki, MoMo hay GotIt!, VnTrip mới có thể làm được. Nguồn vốn cũng được huy động từ các nhà đầu tư mạo hiểm (VC – Venture Capital).
Tuy nhiên, Kyber Network đã trở thành một trong những tên tuổi nổi bật trong năm 2018 nhờ gọi được vốn khủng, với hình thức khá mới. Cụ thể, startup của Huy Vũ và Lưu Lợi đã huy động được 200.000 ethereum, tương đương 52 triệu USD từ hơn 21.000 nhà đầu tư, chỉ trong vài giờ, nhờ hình thức ICO.
ICO (Initial Coin Offering – Đợt phát hành Coin Đầu tiên) là một phương thức gây quỹ bằng tiền ảo cho những người khởi nghiệp, diễn ra nhiều trong lĩnh vực blockchain.
Với sự kiện này, Kyber Network xếp thứ 10 trong số các startup trên thế giới gọi được vốn nhiều nhất bằng tiền điện tử trong năm 2017.
Thậm chí, thời điểm gọi vốn thành công nghìn tỷ đồng, Kyber Network mới là một startup rất trẻ và vẫn chưa ra mắt sản phẩm sàn giao dịch của mình. Do cơ chế pháp lý cho tiền điện tử chưa rõ ràng, không ít người hoài nghi rằng đây liệu có phải là công nghệ mới giúp tạo nên những cuộc cách mạng hay chỉ là “bong bóng” có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Kyber Network sau 3 năm
Cuối năm 2017, cả Trần Huy Vũ và Lưu Thế Lợi là 2 đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh tại danh sách “Forbes 30 Under 30 Asia” trong lĩnh vực tài chính – đầu tư mạo hiểm.
Một bài viết trên chuyên trang về blockchain – CoinDesk đăng tải hồi tháng 5/2020 cho biết Kyber Network là một trong những dự án token phát triển nhanh nhất thế giới, mặc cho tác động của Covid-19.
Đồng KNC do Kyber Network phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum đã tăng giá từ khoảng 0.18 USD vào cuối năm 2019 lên 0,64 USD vào đầu tháng 5/2020.
Trong khi đó, giao thức trao đổi phi tập trung của nền tảng này cũng phổ biến thứ 3 thế giới, với gần 5,4 triệu USD dự trữ trong hệ thống tài chính phi tập trung, chỉ xếp sau Uniswap và IDEX.
Trang tin CoinDesk cũng đánh giá tính thanh khoản của Kyber Network tính đến nay là tương đối tốt. Đến tháng 1/2020, hệ thống có khoảng 35.000 người dùng đang hoạt động. Bên cạnh đó, chỉ riêng trong tháng 3/2020, ước tính nền tảng của Kyber Network đã xử lý khối lượng giao dịch tổng trị giá 200 triệu USD.
Những lúc đỉnh điểm, tổng giá trị token của Kyber Network lên tới 600 triệu USD, lúc thấp điểm thì khoảng 50 triệu USD. Sau 1 năm đầu tiên, quy mô nhân sự của công ty cũng tăng từ 5 người lên tới 50 người, có chi nhánh tại Singapore và Israel.
ViewSonic giới thiệu giải pháp học trực tuyến cùng phần mềm myViewBoard
myViewBoard là phần mềm được xây dựng với các công nghệ tương tác trực tuyến cho phép giáo viên & học sinh sử dụng công cụ học tập thông qua màn hình cảm ứng và thiết bị thông minh để học tập.
Hệ sinh thái myViewBoard được ViewSonic ra mắt từ đầu năm 2019 dựa trên rất nhiều các cuộc khảo sát về mong muốn, nhu cầu giảng dạy, học tập không chỉ của giáo viên mà còn của học sinh tại các trường học trên toàn thế giới. Từ đó bằng việc kết hợp với các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục như: Google, Microsoft, Intel..., ViewSonic mong muốn phần mềm myViewBoard sẽ trở thành công cụ hỗ trợ tạo bài giảng tương tác trực quan nhất, sinh động nhất và dễ dàng nhất để giảng dạy.
ViewSonic đã tích hợp tính năng live stream trên hai nền tảng mạng xã hội lớn nhất hiện nay là Facebook và YouTube vào phần mềm myViewBoard. Giáo viên chỉ cần một chiếc laptop (hoặc PC có camera và micro) có kết nối mạng và sở hữu tài khoản myViewBoard là có thể dễ dàng thực hiện các buổi live stream bài giảng kết hợp với các công cụ hỗ trợ học trực tuyến gồm: Tính năng chia sẻ và phát trực tiếp Throw, tính năng trắc nghiệm POP Quiz, tính năng chia sẻ màn hình, tính năng ghi lại màn hình, tính năng phụ đề trực tiếp và tính năng lữu trữ, chia sẻ dữ liệu bằng lưu trữ đám mây.
Đặc biệt học sinh sẽ không cần phải tải thêm bất kỳ phần mềm nào mà chỉ cần quét mã QR từ phần mềm myViewBoard do giáo viên cung cấp là có thể tự động truy cập vào lớp học ảo để tương tác với giáo viên thông qua trình duyệt.
(Video: https://youtu.be/hDD-XDAVyNA)
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị khác như màn hình cảm ứng, bảng vẽ kỹ thuật số để tăng tính hiệu quả của bài giảng.
Ông Nguyễn Thành Tâm, đại diện marketing của ViewSonic tại Việt Nam chia sẻ: "myViewBoard giúp giáo viên thực hiện việc dạy học trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Giáo viên và học sinh có thể tham gia lớp học từ bất cứ đâu, tích hợp khả năng tương tác theo thời gian thực bằng video trực tuyến, trò chuyện nhóm và bảng trắng kỹ thuật số và hỗ trợ nhiều phương pháp giảng dạy với trọng tâm là lớp học ảo. Thông qua các tính năng này, myViewBoard sẽ tạo ra một môi trường học tập ảo hấp dẫn, tương tác và hiệu quả."
Bên cạnh các tính năng hỗ trợ cho giáo dục trực tuyến, ViewSonic cũng đề cao tính bảo mật lên hàng đầu với nền tảng bảo mật cấp doanh nghiệp.
Học sinh sáng chế máy sát khuẩn tự động có giọng nói Hai học sinh cấp 3 tại tỉnh Ninh Thuận đã sáng chế ra máy sát khuẩn tự động có giọng nói để nhắc nhở mọi người rửa tay khi vào trường học. Mong muốn ý thức cộng đồng xã hội trong phòng chống dịch Covid-19 được tiếp tục nâng cao, hai học sinh cấp 3 tại tỉnh Ninh Thuận đã sáng chế ra...