Tự học ở nhà: Được một, mất mười
Tự học ở nhà (home schooling) khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã phổ biến tại một số nước trên thế giới.
Theo ông Lê Ngọc Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Khê (TP Đà Nẵng): “Những mặt lợi của hình thức tự học ở nhà không được bao nhiêu nhưng có nhiều nhược điểm lớn như trẻ bị thiếu hụt nhiều kỹ năng, tính hợp tác…
Trong khi giáo dục đang có sự chuyển đổi từ hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, phẩm chất thì tự học ở nhà vẫn còn nặng về trang bị nội dung kiến thức”.
Ông Lê Ngọc Sơn phân tích: Theo dõi câu chuyện của hai em học sinh ở TP.HCM được gia đình cho nghỉ học ở trường phổ thông để tự học ở nhà cùng những bàn luận xung quanh câu chuyện, tôi thấy có một số ý kiến giả định rằng học sinh học ở trường có nhiều áp lực và gia đình muốn thoát ra khỏi môi trường trường học là chính.
Hai anh em Thái Anh và Nhật Anh tự học ở nhà tại TP.HCM.
Đúng là khi trẻ tự học ở nhà, sẽ có một số mặt lợi như: Tránh được áp lực của trường học về điểm số, đánh giá, thi đua… có được không gian và thời gian học tập tự do.
Áp lực ở trường học và cả gia đình sẽ tạo cho trẻ tâm lý căng thẳng, lo lắng như điểm thấp; thậm chí là cả vấn đề bạo hành ở trường học cũng là một mối bận tâm của phụ huynh. Thế nhưng, đây cũng chỉ là một mặt và không phải là mặt phổ biến ở giáo dục phổ thông hiện nay.
“Với hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay thì học sinh không thể thoát ly ra khỏi nhà trường, bởi chuyển từ bậc học này sang một bậc học khác cao hơn đòi hỏi phải có đầy đủ hồ sơ, điểm số, học bạ… Chưa kể là gia đình không thể phủ hết được các mục tiêu giáo dục và các năng lực khác mà chỉ có nhà trường mới đáp ứng được.
Do vậy, tự học ở nhà, cho dù bố mẹ đảm nhiệm việc dạy học hay thuê giáo viên dạy ở nhà thì học sinh sẽ khó đạt được các mục tiêu giáo dục trong từng bậc học cũng như mục tiêu xuyên suốt của giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Việc tự học ở nhà thì không gian cũng như môi trường để hình thành kỹ năng cho trẻ sẽ bị bó hẹp, hạn chế, nhất là các kỹ năng giao tiếp và hoạt động xã hội.
Và với việc phụ huynh tự đánh giá hiệu quả giáo dục sẽ không theo chuẩn đánh giá chung từ hệ thống giáo dục đã được quy định sẽ dẫn đến những lệch lạc nhất định” – ông Lê Ngọc Sơn phân tích.
Ông Sơn cho rằng với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trường học của chúng ta đang có bước chuyển mạnh mẽ theo hướng chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, phẩm chất thì tự học ở nhà vẫn còn nặng về trang bị nội dung kiến thức, thiếu các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh làm việc trong một môi trường tập thể với nhiều cá tính khác biệt từ đó học cách thích nghi và hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết.
Ở một khía cạnh khác, bà Trần Thị Thúy Hà – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hải Châu, Đà Nẵng – cho rằng nếu chúng ta đo hiệu quả của việc giáo dục ở nhà bằng số điểm IELTS, bằng các thứ hạng cao, thì chúng ta cũng đang đi vào cái mà chúng ta đang lên án ở trường, đó là học vì điểm số.
Theo Hà Nguyên / Giáo Dục & Thời Đại
Quan điểm khác biệt về học tại nhà
Phụ huynh lập luận rằng mô hình này giúp trẻ "muốn gì học nấy" cũng như thoải mái hơn trong cách thức tiếp thu.
Mô hình phụ huynh tự đứng lớp dạy con tại nhà không còn mới lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Phụ huynh lập luận rằng mô hình này giúp trẻ "muốn gì học nấy" cũng như thoải mái hơn trong cách thức tiếp thu. Trong khi có quốc gia tạo điều kiện cho mô hình GD này thì cũng có quốc gia nổi lên nhiều ý kiến trái chiều.
Học tại nhà ngày càng phổ biến
Tại Nga, không có một chương trình thống nhất cho dạy học tại nhà. Mỗi gia đình có một chương trình khác nhau.
Các gia đình thường có điểm chung là dạy trẻ sâu vào một số môn, lĩnh vực mà chúng quan tâm, với lịch học tương đối tự do.
Có nhiều gia đình tụ lại thành một nhóm dạy trẻ - trong thực tế họ giống như một trường tư thu nhỏ. Nhưng nhiều người thích hơn kiểu dạy con ngay tại gia đình, không theo bất cứ nhóm nào.
Toàn bộ trẻ học tại gia thường đăng kí với một trường học - nơi chúng sẽ được đánh giá cho việc tuyển sinh vào đại học. Về thủ tục hành chính không có gì khó khăn, chỉ cần gặp hiệu trưởng trao đổi và gửi đơn đăng ký.
Cách thức đánh giá trước kỳ thi cuối cùng khác nhau giữa các trường. Các gia đình thường có điểm chung là dạy trẻ sâu vào một số môn, lĩnh vực mà chúng quan tâm, với lịch học tương đối tự do.
Tại Mỹ, đến nay, tất cả 50 bang ở Mỹ chấp nhận việc dạy học tại nhà là hợp pháp, mặc dù mỗi bang có một yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn cho phép bố mẹ tự dạy con ở nhà.
Hiện tại, dạy học tại nhà trở thành xu hướng trong nền giáo dục Mỹ và ngày càng nhiều người cho rằng, trường học truyền thống không thể cung cấp cho con cái họ nền giáo dục phù hợp.
Số liệu đầu tiên về việc tự học tại nhà được đưa ra năm 1999. Tại thời điểm đó, khoảng 850.000 học sinh học tại nhà. Đến năm 2015, hơn 1,7 triệu người lựa chọn hình thức học tập này.
Một điểm đặc biệt ở Mỹ là nhiều phụ huynh dạy học tại nhà để tránh cho con khỏi... tiêm chủng. Theo luật, học sinh tại các trường công lập và tư thục cần tiêm đủ 10 loại vắc xin như một điều kiện để có thể tiếp tục đến trường.
Một số cha mẹ lựa chọn dạy con tại nhà nhằm lách luật vì họ không muốn con tiêm một số loại vắc xin hoặc con họ dị ứng với một trong số 10 loại theo quy định.
Chính phủ Singapore đã có những quy định rất khắt khe và chặt chẽ với các bậc phụ huynh muốn dạy học con tại nhà, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa về kiến thức và thể chất của trẻ em.
Bố mẹ muốn dạy học tại nhà phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục nước này bằng cách chứng minh rằng họ có đủ nguồn lực và trình độ giáo dục để dạy học ở nhà.
Chẳng hạn, đối với những bậc phụ huynh có con học tiểu học ở nhà, họ cần phải có bằng đại học. Nhưng kể cả khi họ đã được Bộ Giáo dục chấp thuận, các bậc phụ huynh vẫn cần đảm bảo con cái của họ theo kịp được chương trình mà Bộ đề ra.
Kể từ năm 2014, các em nhỏ này sẽ phải trải qua kỳ thi kiểm tra cuối cấp tiểu học và phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định.
Mặt trái
Không phản đối mô hình giáo dục tại nhà nhưng nhiều chuyên gia giáo dục Trung Quốc tin rằng mô hình này chưa phù hợp và chưa nên khuyến khích tại nước này. Theo các chuyên gia, giáo dục tại nhà trước hết đòi hỏi phụ huynh phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm của các giáo viên ở nhiều bộ môn.
Điều này có nghĩa là phụ huynh phải nắm kiến thức ít nhất 12 môn học. Thậm chí những phụ huynh có học vấn cao - tốt nghiệp những trường đại học hàng đầu, đạt điểm cao nhất và trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực - cũng khó có thể nắm bắt được kiến thức của các môn học khác.
Thêm nữa, thậm chí nếu một phụ huynh nắm được kiến thức về tất cả những môn chính ở bậc tiểu học và phổ thông thì họ cũng không có kỹ năng sư phạm. Dạy học là một kỹ năng đòi hỏi nhiều năm đào tạo cùng với kinh nghiệm để có thể hình thành kỹ năng và sự kiên nhẫn của một nhà giáo thực sự.
Theo ý kiến một chuyên gia giáo dục thì thay vì giáo dục tại nhà, những phụ huynh không hài lòng với giáo dục công lập nên dạy thêm con vào buổi tối và cuối tuần để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho con.
Singapore, những năm gần đây cũng phổ biến hơn dạy học tại nhà. Đây là sự lựa chọn của một bộ phận cha mẹ có thời gian và muốn trực tiếp dạy dỗ con cái kiến thức và các kỹ năng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chính phủ Singapore kiểm soát khá chặt chẽ để bảo đảm trẻ học tại nhà được thụ hưởng giáo dục tiêu chuẩn quốc gia.
Theo Thanh Hà / Giáo Dục & Thời Đại
Các quốc gia trên thế giới quản lý tự học ở nhà như thế nào? Tại Mỹ, bố mẹ phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Trong khi đó, phụ huynh Anh chỉ phải thông báo với trường con đang theo học. Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand coi giáo dục tại nhà là hợp pháp. Tuy nhiên, tại một số...