Tự học hiệu quả: Làm sao nâng khả năng tự học?
Nếu không có sự phân tâm giữa các bài học, trẻ có thể hoàn thành bài tập và tự học tại nhà nhanh hơn ở trường – đó là nhận xét của hiệu trưởng Trường Wolsey Hall Oxford Lee Wilcock ở Anh.
Tuy nhiên, con phải tuân thủ theo một thời gian biểu có tính thường xuyên mà cha mẹ và con đã thỏa thuận trước. Bố mẹ cũng cần hỗ trợ con để đạt được kết quả tốt nhất. Điều đó sẽ giúp con tự giác thực hiện các trách nhiệm và công việc của mình.
Dù vậy, nhiều bố mẹ vẫn băn khoăn làm thế nào để nâng cao khả năng tự học và tự giác học của con?
Từ mong muốn cá nhân
Tự học xuất phát từ mong muốn cá nhân để có được kiến thức mới. Nó được thúc đẩy bởi nhu cầu khám phá thêm thông tin về một chủ đề và sử dụng thông tin đó cho một mục đích cụ thể. Trẻ em có được ý thức rõ ràng về mục đích nói trên nếu như thông tin chúng tìm kiếm sẽ liên quan tới chúng. Con cũng sẽ có xu hướng tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề nhất định vì có ý thức rõ ràng về mục đích khi hiểu biết chúng – và nó không đơn giản chỉ là vì mục đích học tập.
Muốn vậy, chúng ta cần khuyến khích một tư duy tò mò ở trẻ. Học tập hiệu quả phần lớn đòi hỏi cảm giác muốn biết – một sự tò mò đối với việc khám phá. Khao khát muốn “biết nhiều hơn” là động lực để con trở thành những người học suốt đời.
Trẻ có động lực để học sẽ tìm cách thu nhận thêm kiến thức vì động lực bắt nguồn từ bên trong bản thân con, thay vì bị thúc đẩy bởi những thuyết phục bên ngoài. Sự thôi thúc muốn biết nhiều hơn sẽ thúc đẩy trẻ đào sâu hơn để được biết nhiều hơn.
Thách thức và trở ngại sẽ không cản trở nỗ lực của trẻ để hoàn thành việc học, mà còn mang tới những cơ hội để trẻ hiểu thêm những điều mới.
Video đang HOT
TUỆ NGUYÊN (quản trị blog Dạy con)
Động lực bên trong
Để con có được sự thôi thúc và động lực đó, cha mẹ cần tăng cường lòng tự trọng nơi con. Phần lớn động lực để tự học hỏi đến từ bên trong và mặc dù sự tò mò tự nhiên thúc đẩy trẻ tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề, nhưng để bắt đầu một con đường riêng của mình có thể dễ khiến trẻ cô đơn và nản chí.
Khi trẻ thực hành tự học nhiều hơn, chúng xây dựng cảm giác tự tin khi học. Con sẽ không cần thúc giục, kiểm soát hay giúp đỡ từ bên ngoài. Với sự tự trọng và tự tin đầy đủ, con sẽ không mất nhiều thời gian để hiểu rằng mình là người độc lập và có thể tự tìm kiếm những kiến thức mới mà không cần phụ thuộc vào ai.
Những đứa trẻ tự học sẽ học theo một tốc độ của riêng mình. Điều này giúp con tập trung vào những lĩnh vực hoặc môn học mà con quan tâm hơn hoặc muốn hiểu rõ hơn. Cũng có nghĩa là con sẽ có thể hiểu biết nhiều và chuyên sâu thiên về một bộ môn hay kiến thức nào đó. Sự yêu thích này sẽ giúp con giảm sự thất vọng, lo lắng hoặc buồn chán – những vật cản thường bủa vây khi tham dự một lớp học bình thường ở trường học.
Trẻ học qua kinh nghiệm sẽ tìm cách để làm việc và học hiệu quả hơn. Điều này liên quan tới việc quản lý thời gian, tự đánh giá và đặt ra các mục tiêu của riêng mình. Đây là những kỹ năng quan trọng vô cùng với việc học và làm việc của trẻ sau này.
Giáo viên truyền cảm hứng
Để học sinh tự học, giáo viên cần truyền cảm hứng qua mỗi tiết dạy trực tuyến. Muốn vậy, từ việc tham khảo tài liệu, soạn bài đến lên lớp online cần được chuẩn bị chu đáo. Việc này thầy cô mất nhiều thời gian và cần sự trợ giúp của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, trong trường.
Hôm 26-3, trường tôi họp toàn thể giáo viên, thầy cô cùng xem một chương trình do VTV2 sản xuất, tọa đàm về dạy học từ xa. Được nghe, lại được mục sở thị, thầy cô học hỏi nhiều điều bổ ích. Ngoài ra, giáo viên còn được xem một số tiết dạy online, dạy học qua truyền hình giúp hiểu sâu, nắm bắt phương pháp để dẫn dắt người học từ xa. Sau đó, thầy cô về thảo luận theo từng tổ chuyên môn, trên cơ sở gợi ý của trường để thống nhất tiếp tục dạy học trực tuyến tại trường.
Tan họp, tôi cảm nhận giáo viên vơi đi những lo liệu, thay vào đó là đồng lòng, quyết tâm dạy học hiệu quả khi học sinh nghỉ vì dịch COVID-19.
ĐẠI DƯƠNG
Chấm dứt nhồi nhét
Sự tò mò là một trong những yếu tố dẫn dắt trẻ khám phá tri thức – Ảnh: TỰ TRUNG
Sau khoảng 3 tiếng dạy thêm cho con học lớp 2, tôi cho con nghỉ thì cháu bật khóc khiến tôi bất ngờ và hối hận. Cách dạy của tôi không đúng nguyên tắc sư phạm vì nhồi nhét kiến thức cho trẻ mới ở cấp tiểu học suốt một thời gian dài. Từ đó, tôi bỏ lối dạy nhồi nhét, mà hướng dẫn cho con tự học.
Tôi mua các sách, tranh ảnh cho con tham khảo sau khi đã tự làm bài. Nhờ đó con có được những kiến thức cơ bản, nền tảng vững vàng và quan trọng hơn là làm quen với hình thức tự học. Khi con lên cấp II, tôi không bắt con phải học thêm mà cho con tự học. Kết quả thật bất ngờ! Điểm thi của con ở ba môn toán, văn, tiếng Anh thi vào lớp 10 đủ để con trúng tuyển vào trường THPT tốp đầu của TP.HCM.
Lên cấp III, tôi cho rằng muốn đậu đại học thì phải học thêm ngay từ lớp 10 để có thể giải những bài toán khó. Thế là tôi cho con học thêm môn toán ở một trung tâm. Đến lớp 12, con lại học thêm các môn lý, hóa, sinh, Anh. Thời gian học kín mít khiến con dường như không còn có thời gian giải trí, thể thao. Kết quả kỳ thi THPT năm ấy, điểm số của con không cao, không đủ để trúng tuyển vào một trường đại học mà con mong muốn. Cũng may điểm thi của con vừa đủ để đậu vào một trường đại học khác…
Qua việc học của con tôi, tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh một vài kinh nghiệm trong dạy dỗ con cái: nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự học. Hãy để trẻ làm bài bằng cái đầu của mình, chứ không phải của thầy cô dạy thêm.
Hãy cho trẻ suy nghĩ, giải quyết tình huống bằng trí não của mình. Hãy cho trẻ đi trên đôi chân của mình dù có thể trẻ sẽ bị vấp ngã. Hãy cho trẻ được là chính mình. Đừng can thiệp thô bạo vào việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ. Cần tạo sự hài hòa để trẻ có được tuổi thơ hồn nhiên, vui đùa và một tương lai mà trẻ đã phần nào định hướng.
ĐỖ TUÂN SẮC
TUỆ NGUYÊN (quản trị blog Dạy con)
Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức công nhận kết quả học trực tuyến cho sinh viên
Ngày 27/3, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành văn bản quy định cụ thể về việc dạy học từ xa, dạy học trực tuyến và cho phép thủ trưởng các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN căn cứ các điều kiện triển khai thực tế tại đơn vị để quyết định công nhận kết quả học tập bằng phương thức này.
Theo đó, thủ trưởng các đơn vị đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội căn cứ chỉ đạo của Bộ GD-ĐT để đánh giá, phân tích các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo trực tuyến của đơn vị mình, xem xét các điều kiện triển khai thực tế tại đơn vị để quyết định công nhận kết quả học tập tích lũy trong thời gian sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19, đảm bảo chất lượng, khách quan, trung thực.
Các học phần được tổ chức trên hệ thống đào tạo trực tuyến hệ thống quản lý học tập (LMS); quản lý nội dung học tập (LCMS), có đầy đủ học liệu và hệ thống mô phỏng thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình đào tạo thì thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận kết quả tích lũy cho sinh viên.
Ảnh minh họa.
Đối với những học phần chỉ tổ chức đào tạo qua các công cụ dạy học trực tuyến như Microsoft Teams, Zoom, Google meeting,... việc tổ chức đánh giá kết thúc học phần chỉ được tiến hành khi thực hiện đầy đủ khối lượng học tập của học phần. Nếu chưa đủ, khi quay trở lại học tập trung, các đơn vị đào tạo phải dạy bù để đánh giá, công nhận kết quả học tập tích luỹ theo quy định.
Các học phần khác chỉ coi đào tạo trực tuyến là hình thức hỗ trợ sinh viên tự học thì sau khi dịch Covid 19 tạm ổn, các lớp cần học tập trung trực tiếp, hệ thống hóa, giải đáp, củng cố, sau mới kiểm tra đánh giá kết thúc học phần theo quy chế đào tạo hiện hành.
Trước đó ngày 23/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm cho phép Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng người học để quyết định công nhận kết quả học tập tích luỹ đối với chương trình đào tạo trong thời gian dịch Covid-19.
Bộ GD-ĐT hướng dẫn công nhận kết quả kiểm tra khi học từ xa ra sao? Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19. Bộ GD-ĐT chính thức ban hành hướng dạy học và công nhận kết quả của hình thức dạy học từ xa - Ảnh M.C Dạy từ xa để "đuổi" kịp...