Tự học 9.0 IELTS Reading thế nào?
Theo Đức Thịnh, du học sinh Đại học Prince Edward Island, Canada, bạn cần dành 5-7 phút đọc lướt đoạn văn trước khi đọc câu hỏi, tra từ mới để nắm chắc từ đồng nghĩa.
Nguyễn Đức Thịnh, sinh năm 1994 , quê Thái Bình, là cựu sinh viên Học viện Ngân hàng. Thịnh từng đạt 8.5 IELTS, trong đó 9.0 Reading và Listening. Là Youtuber nổi tiếng, từng đóng góp content cho IELTS Face off của VTV7, anh chia sẻ kinh nghiệm tự học 9.0 Reading.
Đọc lướt đoạn văn trước khi đọc câu hỏi
Mình nghĩ mỗi người sẽ có quan điểm riêng về vấn đề này, còn mình thường đọc lướt đoạn văn trước khi đọc câu hỏi trong bài IELTS Reading. Việc đọc trước sẽ giúp bạn nắm được chủ đề và kiến thức chung của cả bài, biết dữ kiện nằm ở vị trí nào khi làm câu hỏi.
Mỗi bài đọc thường có 20 phút, bạn nên dành 5-7 phút cho việc đọc lướt. Nhiều bạn cho rằng dành tối thiểu 1/4 thời gian đọc lướt là lãng phí, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi làm câu hỏi bởi bạn đã biết nội dung cần tìm nằm ở đâu.
Ngoài ra, trong lúc đọc lướt, nếu gặp từ mới, bạn không nên cố đoán nghĩa bởi sẽ khiến mất thời gian hơn. Thay vào đó, hãy mạnh dạn đọc tiếp. Từ mới này có thể xuất hiện trong các câu hỏi nên bạn có thể gặp lại và đoán nghĩa sau.
Trường hợp thiếu thời gian để làm bài đọc, tức còn ít hơn 20 phút cho bài cuối, bạn có thể bỏ qua bước đọc lướt này mà đọc trực tiếp câu hỏi. Đây là tình huống “cực chẳng đã”, dễ khiến bạn mất nhiều điểm nên cần phân chia thời gian hợp lý. Nếu mất nhiều hơn 2 phút cho một câu hỏi, hãy bỏ qua chứ không nên bị mắc kẹt tại đó. Khi làm xong hết, bạn có thể quay lại để xử lý chúng.
Chú ý với dạng bài True, False, Not Given
Sau nhiều lần làm bài và thi IELTS, mình nhận ra câu hỏi trong bài True, False, Not Given được sắp xếp theo thứ tự dữ kiện xuất hiện trong đoạn văn. Mình từng lục tung cả bài đọc sau mỗi lần đọc câu hỏi nhưng không tìm được dữ kiện, vì hiển nhiên nếu đáp án là Not Given, mình sẽ không tìm thấy dữ kiện ở đâu cả.
Video đang HOT
Do đó, khi đọc câu 1, bạn tìm từ khóa và đối chiếu với phần từ đó xuất hiện trong đoạn văn. Nếu dữ kiện đó đúng hoặc sai với câu hỏi, bạn có thể dễ dàng điền True hoặc False. Trường hợp chưa đưa ra được đáp án ngay lập tức, bạn nên để cách ra câu đó, trả lời câu hỏi tiếp theo để xem từ khóa ở câu trên còn xuất hiện nữa hay không. Nếu không thấy bất kỳ dữ kiện nào liên quan đến câu hỏi phía trên nữa, bạn có thể điền Not Given.
Đức Thịnh tại Canada. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chịu khó tra từ mới
Sau khi luyện đề, bạn nên quay trở lại bài đọc, kiểm tra toàn bộ những từ không biết trong câu hỏi và đoạn văn. Điều này rất quan trọng, nhưng nhiều người thường bỏ qua, vội vã làm tiếp bài sau vì nóng lòng muốn cải thiện điểm. Việc này chỉ khiến chúng ta mắc lại những lỗi cũ và không bao giờ biết thêm từ mới.
Vì bài đọc của IELTS mang tính học thuật cao, do đó từ vựng trong những chủ đề liên quan thường quay vòng và lặp lại. Bạn không nhất thiết gặp lại ngay trong bài sau, nhưng xác suất những từ đó xuất hiện rất cao.
Hồi mới học, mình muốn điểm tăng thật nhanh nên làm rất nhiều đề. Tuy nhiên, điểm của mình khá bất ổn, hôm 7.5 nhưng hôm chỉ 6.5. Mình có thói quen xấu là hiểu từ một cách na ná, nôm na, tự cho mình cảm giác hiểu rồi nhưng thật ra mình lại đang nhầm sang nghĩa một từ khác có cách viết tương tự. Mình từng gặp từ “stamina” (khả năng chịu đựng) rất nhiều nhưng không bao giờ tra, và trong bài thi gần nhất, từ đó đã quay lại và mình bắt buộc phải đoán mò nghĩa.
Do đó, mình nhận ra học IELTS thì không thể lười được và nghĩ cách tốt nhất là tra từ điển. Liên tục trong ba tháng, mình đã ép bản thân tra toàn bộ từ mới, xuất hiện trong câu hỏi và cả bài đọc. Sau đó, điểm Reading của mình cải thiện đáng kể, tăng mạnh lên 8.5, sau đó là 9.0. Mình cho rằng sự tiến bộ đến từ sự chăm chỉ tra từ.
Việc chăm chỉ tra từ mới còn giúp bạn biết thêm các từ đồng nghĩa. Đây là chìa khóa giúp bạn tăng điểm bài Reading. Sở dĩ người ra đề gần như không bao giờ lặp lại nguyên văn từ khóa trong cả đoạn văn và câu hỏi mà thường diễn giải hoặc dùng từ đồng nghĩa. Nếu không có vốn từ vững chắc, bạn phải đoán mò nghĩa các từ và việc này khiến bạn dễ mất điểm hơn.
Đọc nhiều
Ngoài việc luyện đề, chịu khó tra từ mới, bạn cần đọc nhiều và sâu hơn. Bài đọc của IELTS rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nên bạn cần cải thiện hiểu biết về các vấn đề xã hội. Bạn nên dành tối thiểu 10-15 phút mỗi ngày để đọc tin tức, báo chí nhằm nâng cao hiểu biết, nắm được vấn đề thời sự đang diễn ra.
Đọc là kỹ năng quan trọng, không chỉ giúp bạn cải thiện điểm Reading mà còn có ích cho kỹ năng Writing. Mình thường đọc BBC News, The Guardian, The Independent … Nếu mới tiếp cận, bạn có thể tìm đến những nguồn tài liệu đọc đơn giản hơn như News in level .
Mình nghĩ việc cần cải thiện một kỹ năng đòi hỏi sự đầu tư thời gian lâu dài, nghiêm túc, không thể tăng vọt điểm trong ngày một, ngày hai. Ngoài ra, việc áp dụng các mẹo hay phương pháp học còn cần dựa trên khả năng tiếp thu và sự phù hợp với bản thân. Do đó, mình cho rằng cách tốt nhất để thực sự tiến bộ là tự đúc kết kinh nghiệm cá nhân sau thời gian luyện tập, học hỏi.
Thay đổi cuộc đời nhờ tự học tiếng Anh
Từng không hứng thú với tiếng Anh, Vineeth tự học giao tiếp để tìm việc và mở trung tâm dạy ngoại ngữ trực tuyến trong thời gian phong tỏa vì Covid-19.
Vineeth T Kurup, sống tại bang Kerala, Ấn Độ, nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok qua những video dạy tiếng Anh. Hiện anh sở hữu trung tâm dạy tiếng Anh trực tuyến mang tên Manglish World.
Dù theo học trường trung cấp tiếng Anh, Vineeth cho biết từng không hứng thú với ngôn ngữ này. Với tấm bằng kỹ sư, Vineeth có thể tìm việc ngoài Ấn Độ, nhưng không thể vì chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ. Anh có thể đọc, viết bằng tiếng Anh, nhưng không đủ tự tin để trò chuyện với người nước ngoài. Sau bốn năm chuyển 23 công việc, anh nhận ra phải thông thạo tiếng Anh để tìm được việc làm tốt.
"Bạn bè, người thân không biết tiếng Anh nên không thể giúp tôi học. Tôi nhận ra chỉ mình mới có thể tự giúp mình nên bắt đầu xem phim để học", Vineeth kể.
Vineeth T Kurup tự học tiếng Anh, lập kênh Youtube dạy ngôn ngữ này. Ảnh: Vineeth T Kurup.
Ban đầu, Vineeth xem phim tiếng Anh có phụ đề, nhưng nhận ra bản thân không thể học ngôn ngữ này nếu tiếp tục làm vậy. Anh chuyển sang xem phim không phụ đề. Những ngày đầu tiên, Vineeth không thể hiểu các cuộc hội thoại vì cách diễn viên phát âm khác với những gì anh được dạy ở trường. Mỗi bộ phim, anh đều xem trên hai lần và dần dần hiểu cách phát âm, cải thiện kỹ năng nghe.
Dù vậy, Vineeth thừa nhận vẫn nói tiếng Anh kém. Không có bạn bè để luyện giao tiếp, Vineeth tự lặp lại các đoạn hội thoại từ những bộ phim đã xem. Theo thời gian, Vineeth không chỉ cải thiện khả năng phát âm mà còn học được nhiều từ mới.
Sau khi thành thạo tiếng Anh, năm 2016, Vineeth ứng tuyển vào một trung tâm tiếng Anh tại thành phố Pathanamthitta, Ấn Độ. Ấn tượng với khả năng ngoại ngữ của Vineeth, trung tâm đã giao anh chức vụ Giám đốc Marketing. Anh cũng giảng dạy IELTS tại trung tâm dù chưa có bằng trong kỳ thi này. Ngay sau đó, anh cũng đã thi và lấy chứng chỉ IELTS.
Một ngày nọ, học viên gợi ý Vineeth đăng video về tiếng Anh lên mạng xã hội TikTok. Vì không biết hát, nhảy như những người dùng khác, Vineeth quay video giải thích ý nghĩa tiếng Anh của các câu thoại nổi tiếng trong phim Ấn Độ.
Trong một ngày, video được lan truyền rộng rãi với hơn 1.000 lượt thích. Tài khoản của Vineeth cũng có hơn 1.000 lượt theo dõi. Từ đó, Vineeth bắt đầu đăng video ngắn lên TikTok chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh.
Theo yêu cầu của cộng đồng, Vineeth lập kênh YouTube mang tên Manglish World, nơi anh dạy tiếng Anh cơ bản. Đến nay, Vineeth có hơn 158.000 người đăng ký YouTube, hơn 187.000 người theo dõi Instagram và 50.000 người theo dõi TikTok.
Trong thời gian phong tỏa vì Covid-19, Vineeth nảy ra ý tưởng thành lập "học viện" trực tuyến Manglish World, cung cấp các khóa học tiếng Anh online. Ba khóa học hiện tại của Manglish World gồm lớp giao tiếp tiếng Anh, lớp OET (bài kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành Y tế) và lớp IELTS. Học phí một tháng cho lớp giao tiếp từ 4.500 Rs (khoảng 1,5 triệu đồng), lớp OET từ 8.999 Rs (khoảng 2,8 triệu đồng) và từ 7.999 Rs cho lớp IELTS (khoảng 2,5 triệu đồng).
Học viên của Vineeth độ tuổi 15-50, gồm học sinh, sinh viên, người lao động, thậm chí là các diễn viên. Hầu hết mọi người đăng ký khóa học IELTS. Các khóa học tổ chức sáu ngày một tuần, mỗi ngày học 1-2,5 tiếng.
Tập huấn chỉ đọc lại, giáo viên ở nhà tự nghiên cứu chương trình mới còn hơn Báo cáo viên cốt cán ở các địa phương khi triển khai tập huấn mà chỉ trình bày lại văn bản như vậy để làm gì? Giáo viên về nhà tự học, tự đọc là được mà. Thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các địa...