Từ Facebook tới TikTok: Những khác biệt văn hoá kinh doanh Á – Âu
Lucas Ou-Yang, hiện đang là quản lý công nghệ tại TikTok, từng là kỹ sư tại Facebook và Snap, đã chia sẻ những khác biệt về văn hoá doanh nghiệp giữa các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc.
Quy mô các cuộc họp
Hầu hết các cuộc họp tại ByteDance (công ty sở hữu TikTok) có quy mô lớn hơn, thường là trên 50 người và có từ 2-3 người thuyết trình. Các cuộc họp theo phong cách truyền hình này thích hợp với kiểu quản lý từ trên xuống (top-down) của các công ty Trung Quốc.
Các buổi họp 1:1 hay thảo luận nhóm nhỏ mà người Mỹ thích thực sự hiếm khi diễn ra tại những công ty như Byte Dance. Nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức tại đây lớn hơn và ít tách biệt hơn. Một số nhóm có 50-200 thành viên, cũng chỉ báo cáo lên duy nhất 1 quản lý. Phần lớn nhân viên thường xuyên phải giao tiếp với 20-30 đồng nghiệp trên nhiều múi giờ khác nhau để hoàn thành công việc. Do đó, cùng với phong cách quản lý top-down, các cuộc họp truyền hình trở nên phổ biến.
Các cuộc họp diễn ra có nhiều múi giờ tại nhiều quốc gia và nền văn hoá, do đó, công ty Trung Quốc sử dụng phần mềm phiên dịch video thời gian thực. Ngoài ra, nhân viên tham gia cũng không bắt buộc phải bật video trong cuộc họp. Các đồng nghiệp Trung Quốc cũng không thích sử dụng hình thật để làm ảnh hồ sơ, thay vào đó họ thích sử dụng các ảnh hoạt hình hay hình nền.
Mức độ sử dụng nhân lực
Do chi phí nhân công tại Trung Quốc thấp hơn, nhiều công ty Internet tại đây phụ thuộc lớn vào nhân lực. Trái lại, các doanh nghiệp công nghệ phương Tây nhấn mạnh tới vai trò thụ động và cách tiếp cận theo dữ liệu.
Ví dụ, TikTok phụ thuộc vào các nhóm vận hành để thu hút thủ công những người có ảnh hưởng lớn (KOLs) và khách hàng quảng cáo trên nền tảng. Công ty cũng chi tiền tiếp thị để tìm hiểu thị trường địa phương, cũng như thuê nhân viên địa phương tại các thị trường lớn để quốc tế hoá sản phẩm.
Năm 2020, TikTok đã thành lập quỹ sáng tạo trị giá 200 triệu USD, dự án cung cấp kinh phí cho các nhà sáng tạo nội dung tại Mỹ đưa sản phẩm lên nền tảng đang phát triển này. Vào thời điểm đó, quỹ trên không có gì độc đáo, nhưng Instagram và YouTube đã nhanh chóng làm theo sau khi chứng kiến sự thành công của nó.
Và đó cũng là lý do chính giúp các công ty công nghệ Trung Quốc có thể tiến nhanh và thâm nhập sâu với các thị trường mới, điều mà các đồng nghiệp phương Tây có thể học hỏi.
9:9:6
Cân bằng công việc và cuộc sống nhìn chung là tệ hơn so với tại Mỹ. Các nhân viên Trung Quốc thường diễn tả điều này bằng phương châm “996″: làm việc 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày/tuần.
Video đang HOT
Mặc dù các đội ngũ ở Mỹ và Singapore không làm việc theo kiểu 996 này, nhưng thực tế là các nhân viên tại Mỹ vẫn thường xuyên phải tham gia các buổi họp khuya với các đồng nghiệp ở châu Á.
Điều này không giống mô hình làm việc truyền thống của các công ty đa quốc gia, nơi những đồng nghiệp Mỹ “bàn giao” công việc còn lại cho các nhóm tại Trung Quốc, Đông Âu hoặc Ấn Độ vào lúc 5h chiều.
Hiệu quả và khả năng truyền tải
Các công ty Trung Quốc có xu hướng ít tập trung vào quy trình và tài liệu. Những tài liệu kiểu như hướng dẫn sử dụng hay đánh giá sản phẩm thường không được ưu tiên, so với việc tạo ra các sản phẩm cụ thể rõ ràng như lập trình, tính năng và ra mắt sản phẩm.
Cách tiếp cận định hướng kết quả thực dụng này đem đến hiệu quả cao hơn, nhưng việc thiếu tài liệu hoá các tri thức cũng sẽ tác động tới công ty về lâu dài.
Quy mô nhóm làm việc
Một trong những điều tác giả cảm thấy sốc khi làm việc tại TikTok và cấu trúc tổ chức. Trong khi công ty phương Tây chỉ khuyến nghị các nhóm từ 8-9 người, một số quản lý tại Trung Quốc nhận báo cáo trực tiếp từ hơn 200 người. Do đó, có trường hợp nhân viên cấp dưới không có thời gian tiếp xúc trực tiếp với sếp của họ, thậm chí có người còn không biết mặt người quản lý trông như thế nào.
ByteDance cũng giấu kín các bảng xếp hạng nội bộ do tính chất cạnh tranh khốc liệt của tình trạng săn trộm tài năng ở Trung Quốc.
Trong khi các công ty công nghệ phương Tây muốn các kỹ sư hoặc quản lý sản phẩm chỉ tập trung vào từng phần của sản phẩm tổng thể thì lao động tại các công ty Trung Quốc lại có xu hướng làm bất cứ việc gì mà lãnh đạo giao. Vì vậy, không một người nào trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực cụ thể.
Văn hoá doanh nghiệp
Công ty đa quốc gia và đa văn hoá có thể khiến một số cuộc họp trở nên khó xử khi mọi người không biết nói chuyện gì với nhau do không có điểm tương đồng về văn hoá. Trong khi đó, các đồng nghiệp tại Trung Quốc thường sử dụng thành ngữ để nói chuyện. Đôi khi họ dịch các câu nói sang tiếng Anh để diễn tả điều gì đó nhưng không giữ nguyên được ngữ nghĩa.
Văn hoá Á Đông đặt nặng tính cấp bậc. Việc từ chối cuộc họp với cấp trên ở Trung Quốc bị đánh giá nghiêm trọng hơn so với các công ty tại Silicon Valley mà tác giả từng làm việc. Không chỉ vậy, các quản lý chỉ tập trung vào kết quả thường không để ý hỗ trợ mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên.
Cuối bài, tác giả kết luận, làm việc tại công ty công nghệ Trung Quốc có thể không phải dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là khi ứng viên có ít hơn 5 năm kinh nghiệm tại lĩnh vực đó. Việc thiếu quy trình, tư vấn, đánh giá hiệu suất được chuẩn hoá và tài liệu hướng dẫn nội bộ sẽ khiến việc học hỏi và trưởng thành trong nghề của nhân viên trở nên khó khăn hơn.
Giải mã sự lớn mạnh nhanh chóng của Tiktok góp phần khiến Facebook bị thổi bay 200 tỷ USD vốn hóa chỉ trong 1 ngày
TikTok hiện đã có 755 triệu người dùng, bám đuổi quyết liệt so với Instagram.
Ngày nay, nhu cầu giải trí trong một khoảng thời gian ngắn ngày càng được ưa chuộng, nhất là với các bạn trẻ. Nhận thấy điều này, công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc đã tạo nên một ứng dụng có chức năng tương tự như Youtube của Google, song thời lượng mỗi video ngắn hơn nhiều. Ứng dụng này đã tạo nên tiếng vang không chỉ tại Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới, đến nỗi nó trở thành mục tiêu bị cấm tại Hoa Kỳ. Đó chính là Tiktok - ứng dụng video thời lượng ngắn đang rất được các bạn trẻ trên thế giới ưa chuộng.
Tiktok là ứng dụng giải trí được ByteDance cho ra mắt tại thị trường Trung Quốc vào tháng 12 năm 2016 dưới cái tên Douyin và nhanh chóng được đón nhận tại nước nhà. Chỉ trong khoảng 1 năm kể từ khi được tung ra thị trường, ứng dụng này nhanh chóng có 100 triệu người dùng với trên 1 tỷ lượt xem video mỗi ngày. 9 tháng sau ngày phát hành tại Trung Quốc, Douyin được ByteDance đưa lên kho ứng dụng toàn cầu với cái tên Tiktok.
Không mất nhiều thời gian, Tiktok nhanh chóng chiếm vị trí số một trong những ứng dụng miễn phí trên AppStore tại nhiều quốc gia trên thế giới, với 104 triệu lần tải, tính tới hết quý 1 năm 2018. Tới tháng 10 cùng năm, ứng dụng đạt 1 tỷ lượt tải về trên toàn cầu (chưa tính đến một số lượng người dùng Android tại Trung Quốc). Vượt qua cả Facebook, Youtube và Instagram, trong năm 2018 và 2019, Tiktok trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất trên AppStore, có mặt tại 150 quốc gia trên thế giới vào thời điểm đó.
Đến quý 2/2021, đã có hơn 2 tỷ lượt tải về Tiktok từ kho ứng dụng App Store và Google Play.
Tính đến quý 2/2021, TikTok đã đạt hơn 2 tỷ lượt download trên App Store và Google Play
Điều giúp cho Tiktok trở nên phổ biến là việc họ giúp người dùng tạo và chia sẻ những đoạn video có thời lượng rất ngắn (từ 15 giây tới chỉ khoảng 3 phút), đem lại sự thư giãn và thoải mái. Thay vì phải xem những đoạn phim dài, người sử dụng có thể xem và chia sẻ clip với thời lượng rất ngắn; điều này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể, đặc biệt với nhiều người trẻ vốn không có tính kiên nhẫn.
41% số người dùng của Tiktok có độ tuổi từ 16 tới 24, và 90% trong số này sử dụng ứng dụng hàng ngày. Điều này cho thấy Tiktok đáp ứng được nhu cầu giải trí của lứa tuổi thanh thiếu niên, giúp họ giải tỏa được những áp lực trong học hành và công việc một cách vô cùng nhanh chóng.
Tiktok đã tạo ra rất nhiều xu hướng, trong đó có việc tạo các video hài hước, meme (các biểu tượng vui) hay những clip hát nhép chèn thêm hành động ngộ nghĩnh. Những xu hướng này đem lại thêm nhiều cách tận hưởng khác nhau cho những người dùng, đồng thời lôi kéo được số lượng lớn người nổi tiếng tham gia, đặc biệt là các ngôi sao trong ngành công nghiệp giải trí.
Nhờ vào Tiktok, số lượng người theo dõi của họ có sự tăng trưởng vượt bậc chỉ trong một thời gian ngắn, đem lại số tiền khổng lồ thu được từ quảng cáo. Tháng 3 năm 2019, Tiktok ký hợp đồng hợp tác nhiều năm với Giải bóng bầu dục Nhà nghề của Mỹ (NFL), qua đó ngày một khẳng định tên tuổi trên đất Mỹ.
Công ty mẹ của Tiktok là ByteDance đạt doanh thu lên tới 34 tỷ USD vào năm 2020 và đổ rất nhiều tiền để quảng cáo cho ứng dụng con cưng của họ. Do đó, không khó hiểu khi vào tháng 8 năm 2021, số lượt tải về của Tiktok đã chạm con số 3 tỷ cùng; 1 tháng sau, họ tiếp tục chạm mốc 1 tỷ người dùng. Vị thế của những Facebook hay Youtube bị ảnh hưởng nặng nề bởi Tiktok, khi mà số lượng lượt xem cũng như người dùng của ứng dụng này đang dần lấn át họ.
Mặc dù nổi tiếng như vậy, song Tiktok cũng đối mặt với rất nhiều cáo buộc, trong đó có việc các video vi phạm thuần phong mỹ tục, gây nghiện với giới trẻ hay nặng nhất là đưa dữ liệu người dùng toàn cầu về Trung Quốc.
Số lượng người trẻ dành quá nhiều thời gian trên điện thoại dành cho Tiktok ngày một tăng cao, trong khi đó nhiều nội dung không phù hợp lại được đưa lên quá nhiều. Năm 2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump với lo ngại sự hiện diện của Tiktok sẽ làm lộ thông tin người dùng tại nước này và ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng đã ban hành một lệnh cấm hoạt động đối với ứng dụng này trong 45 ngày.
Ông Trump cũng đồng thời yêu cầu ByteDance phải bán lại Tiktok trong vòng 90 ngày sau đó cho một công ty Mỹ; tuy nhiên cả 2 lệnh này sau đó đã đều được thu hồi. Tuy nhiên những lo ngại về Tiktok là không phải không có cơ sở; đây vẫn là câu hỏi lớn cho các nhà chức trách tại nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù ByteDance liên tục phủ nhận điều này.
Mặc dù chỉ có tuổi đời khoảng 4 năm, song những gì mà Tiktok đạt được thực sự là điều mơ ước đối với bất kỳ một ứng dụng nào trên thế giới. Sở hữu số lượng người dùng và thời lượng phát video khổng lồ, Tiktok đã và đang thay thế dần các ứng dụng lâu đời như Facebook và Youtube trong việc giải trí.
Tuy nhiên, việc ứng dụng này gây nghiện cũng như cung cấp các nội dung không phù hợp đang được rất nhiều quốc gia để ý. Ngoài ra, sự lo ngại về việc làm lộ dữ liệu người dùng cũng là một cáo buộc mà ByteDance chưa đưa ra được lời giải thích phù hợp. Do đó, Tiktok vẫn còn rất nhiều điểm phải khắc phục để có thể trở thành ứng dụng của tương lai với khả năng thay thế hoàn toàn những mạng xã hội và kênh phát video truyền thống.
Lượng người dùng của Tiktok đang trên đà thu hẹp khoảng với Instagram
Sự lớn mạnh của Tiktok hiện khiến Facebook đang cực kỳ đau đầu. Cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã giảm sốc mất 25% giá trị vào phiên 3/2, tương ứng với hơn 200 tỷ USD vốn hóa bị bốc hơi.
Theo tờ Yahoo Finance, công ty mẹ của Facebook là Meta đang liên tiếp gặp những tin xấu. Sau khi báo cáo kết quả kinh doanh không thuận lợi trong tuần trước, cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới đã cắm đầu đi xuống. Tổng vốn hóa thị trường của Meta đã xuống dưới 600 tỷ USD trong khi đó định giá của Bytedance được cho là đã vượt 400 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia nhận định Meta (Facebook) hiện nay có 3 vấn đề chính cần giải quyết. Đầu tiên là họ đang mất dần người dùng trước sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác như Tiktok. Tiếp đó, việc Apple sửa đổi quy định về thông tin cá nhân khiến Facebook gặp khó để thu lợi từ quảng cáo.
Cổ phiếu Meta (công ty mẹ của FB) giảm sốc trong phiên 3/2
Các hãng công nghệ đều lãi đậm năm 2021 Apple, Google và Facebook là những cái tên nổi bật nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2021, và có thể tiếp tục lãi đậm trong năm 2022. 2021 là năm đầy biến động của các ông lớn công nghệ, vì nhiều nguyên nhân như diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, nền kinh tế chuỗi cung ứng bán dẫn bị hạn chế....