Tư duy mới để theo chương trình mới
Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2021 cũng là lúc vừa kết thúc học kỳ I của năm học đầu tiên đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT).
Dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT)- Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (VIGEF) thì “cần lắm sự thay đổi của mỗi giáo viên, và mong họ hãy vượt qua chính mình một khi còn đứng lớp và hành nghề”.
Đổi mới giáo dục trước hết phải bắt đầu từ người thầy. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
PV: Thưa ông, chương trình GDPT mới (đang thực hiện với lớp 1) đặc biệt chú trọng tới năng lực và phẩm chất người học. Vậy làm thế nào để đánh giá đúng năng lực và phẩm chất người học?
Ông Đặng Tự Ân: Đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh (HS), thực chất là đánh giá quá trình hình thành và phát triển các kỹ năng, các hành vi thể hiện của HS. Công việc này mới, rất khó và rất cần ở sự chuyên cần, tỉ mỉ, công phu của những người tham gia đánh giá. Nó đòi hỏi kỹ năng riêng của giáo viên (GV), cái tâm sáng của nhà giáo và sự hợp tác có hiệu quả của tất cả các thành viên trong nhóm chuyên môn, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường.
Xử phạt học trò là câu chuyện thu hút sự quan tâm của dư luận. Ông có cho rằng, thực sự phải cần đến nghệ thuật xử lý học trò vi phạm?
- Tôi nghĩ không phải ai cũng có thể theo nghề và hành nghề dạy học tốt được. Đây là nghề kén chọn người. Dạy học là nghề đặc thù với đủ đầy cảm xúc và giầu lòng trắc ẩn như với người thân, như cha mẹ với con cái của mình. Dù có cái lý biện minh như thế nào thì sự trừng phạt thân thể hay tinh thần với trẻ là không được, không cho phép lương tâm người thày lại có những hành vi phản giáo dục, ít tình và ít cả lý trí ấy. Không thể viện cho lý do một thời đã từng xảy ra với chính mình và mình đã từng trải nghiệm mà trừng phạt hay xỉ nhục con trẻ.
Có lập luận, đánh trẻ vì mong muốn điều tốt nhất cho chúng, là “phương án cuối cùng” của GV khi ta đang phải làm giáo dục. Đây đều là sự lập luận có tính ngụy biện và nguy hại hơn là đã vô tình dạy cho HS bài học về hành vi xấu: cần sử dụng bạo lực để giải quyết những vấn đề hay một xung đột dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống sau này.
Trừng phạt HS vẫn xảy ra đâu đó, vùng này vùng kia, đó là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết về kỷ luật tích cực, là kết quả của sự đào tạo ban đầu không hiệu quả và bản thân người thày ít được trau dồi kỹ năng sống trong môi trường văn hóa và học đường. Chúng ta cần mỗi GV phải biết tự rèn luyện lối sống tích cực, biết kìm nén cảm xúc, biết tiết chế suy nghĩ tiêu cực và luôn tự làm chủ suy nghĩ và hành vi của mình trong suốt quá trình dạy học và giáo dục.
Nhà trường chúng ta không chỉ dạy cho HS phát triển trí tuệ mà phải dạy cho các em cả lòng nhân ái. GV hãy cùng “mở trí” và “mở lòng” đối với mọi trẻ em. GV phải có chuyên môn giỏi, cần trải nghiệm nhiều kỹ năng sống, kỹ năng sư phạm, có hiểu biết sâu sắc tâm lý trẻ để dạy trẻ, biết hành xử chuyên nghiệp và có nghề mang tính nghệ thuật cao trong môi trường giáo dục đổi mới.
Video đang HOT
PV: Đối với GV việc thay đổi đánh giá mà lâu nay họ vẫn làm (bằng điểm số) xem ra không đơn giản. Như vậy, ông có cho rằng một trong những cái khó trong đổi mới giáo dục vẫn đang nằm ở GV không?
“Nghề dạy học cũng như bao nghề khác trong xã hội, muốn thành công đều phải cố gắng, phải trả giá. Không thể nghĩ, giáo dục là nghề nguy hiểm, luôn nhận lấy “cái bạc” của xã hội và cộng đồng rồi than thở trách mình đã chót chọn cái nghề “lái đò qua sông”. Không phải! Hạnh phúc là do ta chọn và ta theo đuổi nó, rồi nó sẽ là của ta hưởng. Ví như, HS cũng rất cần sự tôn trọng của các thầy cô và nhà trường. Các em cũng là con người, cũng có mong muốn tự thân là được tôn trọng. Các thầy cô đừng lãng quên mà cần phải nâng niu giá trị bản thân của mỗi em, nó chính là vật quý giá nhất mà tạo hóa đã ban cho mỗi người.”
Như thế, GV cần thực sự thay đổi và sẵn sàng chỉnh sửa “hành trang” của mình trước khi đi vào trường học, đi vào trường đời hạnh phúc.
Ông Đặng Tự Ân: Đổi mới đánh giá đi liền với đổi mới phương pháp dạy – học như hình với bóng, tuy hai mà một. Trong đó đổi mới đánh giá HS trong quá trình học là trọng điểm, quyết định tới đánh giá chất lượng và thành tích học tập của một nhà trường đổi mới. Đánh giá quá trình học tập của HS, thông qua nhận xét là cách đánh giá rất mới, rất khác hình thức đánh giá cũ khi mà GV chỉ dựa hoàn toàn vào điểm số qua các bài kiểm tra. Qua khảo sát ở một số trường hiện nay chỉ có khoảng 3,4% GV thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu đánh giá bằng nhận xét, điều đó cho thấy GV còn nhiều lúng túng trong cách làm cụ thể, đặc biệt là các kỹ thuật thu thập chứng cứ, quan sát và nhận xét và vì vậy hiệu quả đánh giá bằng hình thức mới chưa cao, vẫn còn mang tính đối phó, chiếu lệ. Như vậy, đây thực sự là thách thức không nhỏ cho đội ngũ GV và cho cả công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam.
“Thầy cô chúng ta đã thay đổi” là series phim tài liệu đặc biệt trên VTV để thay đổi giáo viên trong 9 tháng. Mục đích của dự án là giúp các GV tự nỗ lực thay đổi và vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình giảng dạy. Ông có thường xuyên xem chương trình này không? Ông đánh giá thế nào về nỗ lực thay đổi của chính GV khi triển khai chương trình mới thời gian qua?
- Tôi quá ấn tượng về loạt phim tài liệu “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” của VTV 7. Phim như luồng gió mới, được thổi vào đương đại để tìm ra một cách giải quyết mới trong giáo dục: GV thay đổi trước khi yêu cầu HS cũng như mong muốn cha mẹ HS và xã hội thay đổi. Rất cần lắm sự thay đổi của mỗi GV và mong họ hãy vượt qua chính mình một khi còn đứng lớp và hành nghề. Chương trình là một thông điệp/ sự “sám hối”cũng như tìm ra lối thoát của người thầy. Ở đó, câu trả lời cho mọi GV như đã tường minh: mình đã dạy học thành công và được học sinh quý trọng, điều ấy đến từ đâu.
Thưa ông, chúng ta đang đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình, đổi mới SGK nhưng rõ ràng vẫn còn đó những băn khoăn về mô hình lớp chuyên, lớp chọn nhất là ở cấp Tiểu học và THCS; những tồn tại về thi cử theo lối mòn, sức ép về điểm số?
- “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vốn đã ăn sâu vào truyền thống tôn sư của đạo của người Việt. Do vậy đổi mới giáo dục sẽ khó khăn từ chính mỗi nhà trường.
Đã có một thời kỳ chúng ta chú trọng xây dựng trường chuyên, lớp chọn. Nhưng ngày nay, trường chuyên, lớp chọn đã phát triển quá đà. Cả nước có gần 70 trường chuyên với hàng vạn HS theo học. Tuy Nhà nước đã cấm mở lớp chọn nhưng nhiều địa phương vẫn âm thầm tổ chức, tạo nguồn cho các trường chuyên ở địa phương và Trung ương. Đã là trường phổ thông phải là bình đẳng cơ hội vào học và cơ hội được học tập và phát triển. Tại sao một bộ phận HS lại có sự phân biệt và ưu ái, hưởng lợi riêng? Phát triển tài năng phải trên nền giáo dục cơ bản phổ thông để mỗi em trở thành phiên bản của chính mình và với nội lực bản thân có sẵn.
Những mặt được cơ bản của giai đoạn trước, nhưng tới nay lại là những bất hợp lý, không còn phù hợp của hệ chuyên. Đó là một nghịch lý tất yếu mà giáo dục phải đối đầu. Rất cần thay đổi.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Giáo dục - đào tạo: Khởi nguồn về nhân lực chất lượng cao
Theo ông Đặng Tự Ân-Giám đốc Quỹ quốc gia đổi mới GDPT, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT): GD-ĐT vừa là cái nôi, vừa là nơi khởi nguồn tạo ra nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao.
Ông Đặng Tự Ân trong chuyến công tác thực tế. Ảnh: Sỹ Điền
Những đóng góp của ngành Giáo dục
Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, ngành Giáo dục đã có những đóng góp đáng kể vào thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực (NL) và nhân lực chất lượng cao (NLCLC).
Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: chuyển mạnh từ việc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.
Mục tiêu này chính là hướng tới tạo ra một thế hệ học sinh có đủ điều kiện thực hiện chiến lược phát triển nguồn NL, đặc biệt NLCLC. Giáo dục phổ thông đã thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục nhằm thích nghi với tình hình hội nhập trên thế giới. Học tập chính là phương pháp quan trọng để tăng kiến thức, cải thiện khả năng nguồn nhân lực.
Đối với các trường đại học và trường chuyên nghiệp đã xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn NLCLC và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước. Những giải pháp trên gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng hệ thống các trường phổ thông và đại học chất lượng cao làm mũi nhọn, tiên phong cho việc rèn luyện, đào tạo những thế hệ học sinh, sinh viên đáp ứng các yêu cầu cần đạt được trong chiến lược con người, chiến lược tạo nguồn NL và NLCLC.
Ảnh minh họa
GD-ĐT: chiến lược đột phá của mỗi quốc gia
Ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh, GD-ĐT có vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính chiến lược đột phá của mỗi quốc gia trong việc phát triển và cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (NLCLC) trong GD-ĐT cần phải đồng bộ và xuyên suốt trong cả hệ thống giáo dục quốc dân.
Cụ thể: Đối với giáo dục phổ thông, kể cả giáo dục bậc học mầm non, mẫu giáo. Nhà nước và xã hội rất mong đợi ở sự thay đổi bản thân ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng; tạo điều kiện cho người học phát huy hết tiềm năng sáng tạo của từng cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cần hiểu sâu sắc và thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: ". . . một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em".
Những phẩm chất nhân cách của con người mới là yếu tố cơ bảo đảm chất lượng nguồn NL. Do vậy, giáo dục nhân cách phải được thực hiện trong bất cứ quá trình nào của chiến lược phát triển giáo dục phổ thông. Phát triển trí tuệ người học phải song hành, hài hòa giữa trí tuệ logic và trí tuệ cảm xúc, giữa "mở trí" và "mở lòng" cho tất cả người học trẻ tuổi.
Ảnh minh họa
Trước đây, chúng ta ưu tiên: Sau khi học xong, người học nhớ được những gì và khi thi có đạt kết quả cao hơn không. Giáo dục đổi mới ngày nay lại chú trọng việc người học thông hiểu và giải quyết những vấn đề đặt ra, theo nhu cầu của cuộc sống và thích ứng với cuộc sống thường xuyên thay đổi. Rõ ràng ngay từ khi còn học phổ thông, học sinh đã được chuẩn bị những kỹ năng nghề nghiệp và tâm thế để bổ sung vào lực lượng NLCLC.
Đối với giáo dục trên đại học, đại học, cao đẳng và hệ thống dạy nghề. Ông Đặng Tự Ân viện dẫn, theo báo cáo khoa học, khi học sinh kết thúc giai đoạn giáo dục phổ thông cần được học tiếp để bổ sung vào nguồn NLCLC. Các trường chuyên nghiệp cần đổi mới quá trình đào tạo theo hướng:
Có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc; hai tiêu chí trước là điều kiện cần để đánh giá chất lượng NL, còn điều kiện đủ là khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay.
Những sinh viên tốt nghiệp ra trường, bổ sung vào nguồn NLCLC cần phải có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Đồng thời có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn NLCLC.
ĐH Kinh tế Đà Nẵng giành giải Nhất cuộc thi phòng chống HIV/AIDS Xuất sắc vượt qua 5 đối thủ, đội thi đến từ trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) giành giải nhất cuộc thi Tìm hiểu công tác phòng, chống HIV/AIDS cho sinh viên năm 2020. Xuất sắc vượt qua 5 đối thủ, đội thi đến từ ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) giành giải nhất cuộc thi Tìm hiểu công tác phòng, chống...