Từ đất nước tiền mặt cho tới xu thế thanh toán kỹ thuật số tại Đức
‘Tiền mặt là vua’- đó từng là khẩu hiệu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ tại Đức.
Người Đức thực dụng và bảo thủ với những vấn đề liên quan tới tiền bạc. Họ muốn đặt sự tin tưởng vào những hệ thống vật lý có thể nhìn thấy được, thay vì một định dạng vô hình nào đó.
Quốc gia “yêu tiền mặt”
Đức là nền kinh tế đầu tàu EU cũng như nổi tiếng với trình độ kỹ thuật công nghệ. Thế nhưng, đây lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao nhất châu Âu. Trong khi các nước láng giềng chạy đua thay thế sử dụng tiền mặt bằng các công nghệ thanh toán mới thì nhiều người Đức vẫn thích dùng tiền giấy hơn.
Họ cho rằng tiền mặt nhanh, dễ sử dụng và cho thấy bức tranh rõ ràng về chi tiêu cá nhân, giữ các giao dịch riêng tư và được chấp nhận rộng rãi trên toàn quốc. Ở Berlin, các cửa tiệm và nhà hàng phần lớn treo biển “Cash only” (chỉ tiền mặt).
“Tôi thường trả bằng tiền mặt. Việc này giúp tôi có cảm giác bám sát được chi tiêu của mình”, Madeleine Petry, một người dân mua sắm tại Berlin cho hay. “Đôi lúc khi không thể rút tiền từ ATM, tôi sử dụng thẻ ghi nợ trong cửa hàng, nhưng không bao giờ sử dụng thẻ tín dụng cho việc mua sắm ngoài đời thực mà chỉ để mua hàng trực tuyến”.
Một nghiên cứu năm 2017 của Ngân hàng Trung ương nước này cho thấy người dân Đức mang trung bình 107 Euro tiền mặt trong ví, gấp 3 lần so với người Pháp (32 Euro). Trong khi đó, 3/4 số người được hỏi tại Mỹ cho biết họ mang ít hơn 50 USD, 1/4 nói rằng họ còn mang ít hơn 10 USD.
“Lý do người Đức yêu thích tiền mặt là do họ muốn bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo các khoản thanh toán bảo mật, riêng tư và đơn giản là đa dụng trong nhiều trường hợp”, Doris Neuberger, Trưởng khoa tiền và tín dụng tại Đại học Rostock của Đức cho hay.
Tuy nhiên, kinh tế số bùng nổ cùng với sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình thay đổi hành vi thanh toán của người dân Đức theo cách chưa từng được dự đoán.
Video đang HOT
Thanh toán không tiếp xúc trở thành bắt buộc
Tới đầu năm 2020, khoảng 40% giao dịch tại Đức là không tiếp xúc. Nhưng tới cuối năm, con số này đã vượt hơn 60% với doanh thu gấp đôi, đạt 97 tỷ Euro so với 41 tỷ năm 2019. Các hãng bán lẻ lớn tại đây như Rewe, Edeka, Aldi, Lidl, Metro Group đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội, khuyến khích khách hàng thực hiện giao dịch không tiền mặt và không tiếp xúc.
Thanh toán kỹ thuật số ngày càng được người Đức ưa chuộng.
Sự thay đổi này kéo theo cả những doanh nghiệp nhỏ. Giờ đây họ cũng nhanh chóng cài đặt một số cổng thanh toán mới. Dẫn đầu xu hướng là các tiệm bánh, nơi trước đây việc thanh toán bằng thẻ không hề tồn tại.
Một trong những yếu tố thúc đẩy và hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi hành vi khách hàng tại đây là Girocard, dịch vụ thẻ ghi nợ được kết nối với hầu hết các máy ATM và mạng lưới thanh toán liên ngân hàng ở Đức. Với mức tăng thị phần doanh thu lên 6,5%, tương đương 24,8 tỷ Euro, Girocard thống trị cơ cấu thanh toán mảng bán lẻ văn phòng phẩm, vượt qua cả thẻ tín dụng.
Theo số liệu của Ủy ban công nghiệp ngân hàng Đức (DK), việc sử dụng giao dịch không tiếp xúc tại quốc gia này vẫn tiếp tục tăng lên. Trong nửa đầu năm 2021, khi trải qua thêm một đợt lockdown, các giao dịch Girocard đã tăng 4,7%, tương ứng 2,71 tỷ Euro so với cùng kỳ năm trước, đạt mức doanh thu 114 tỷ.
Thanh toán di động là xu hướng chủ đạo
Dịch vụ thẻ Girocard cũng được phát hành phiên bản kỹ thuật số. Đây là một động lực chính thúc đẩy thanh toán di động tăng lên 10% trong tổng số giao dịch không tiếp xúc. Việc sử dụng smartphone cùng sự bổ sung về bảo mật, ngày càng được dùng rộng rãi để thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ. Ngân hàng tiết kiệm (Sparkassen), ngân hàng hợp tác (Volksbanken Raiffeisenbanken) cùng một số ngân hàng tư nhân khác đều đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động với tài khoản số Girocard hoạt động trên Android và iOS.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người thanh toán bằng smartphone tại Đức chủ yếu là nam giới, có độ tuổi từ 16-29 và thường giao dịch dưới 25 Euro. 93% người thanh toán qua điện thoại cho rằng đây là phương tiện dễ dùng và 71% nói không có vấn đề gì nếu bỏ qua tiền mặt. 44% người dân xác nhận rằng sẽ tiếp tục sử dụng thanh toán kỹ thuật số, kể cả sau khi đại dịch đi qua.
“Để đối phó với đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Đức đã có sự thay đổi đột ngột về hành vi thanh toán, khi ngày càng dùng thẻ nhiều hơn tiền mặt. Số lượng người lần đầu tiên sử dụng chức năng thanh toán không tiếp xúc trên smartphone cho các thanh toán di động cũng ngày càng tăng”, Ratna Sita, Trưởng nhóm nghiên cứu khu vực DACH tại Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International cho biết.
Theo nghiên cứu của viện EHI trụ sở tại Cologne, đến hết năm 2021, chỉ khoảng 38,5% doanh số bán lẻ tại các cửa hàng được thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi đó, vào năm 2019, thời điểm trước đại dịch, con số này chiếm gần một nửa toàn bộ giao dịch, khoảng 46,5%.
Không gì là mãi mãi, tình yêu của người Đức với tiền mặt cũng vậy.
Công nghệ thay đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?
Các nền tảng công nghệ như thanh toán di động, thương mại điện tử... đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế Trung Quốc, đạt được những mục tiêu không ai nghĩ tới vào 20 năm trước.
Chen, 24 tuổi và vợ, Ding, 24 tổi là chủ cửa hàng trên Taobao.com. Họ mở một cửa hàng quần áo thời trang có tên BlueLand trên Taobao ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 2016. Xưởng của họ nằm trong một khu văn phòng ở quận Tiểu Sơn, Hàng Châu. Đôi khi, những người nổi tiếng trên mạng sẽ quảng cáo sản phẩm của họ trên sóng livestream vào các ngày mua sắm lớn như 11/11 hay 12/12. Đơn hàng được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất địa phương. Mô hình C2M này giảm chi phí tồn kho và hậu cần, bán hàng, phân phối, thay thế hệ thống cung ứng truyền thống. Nhờ các nền tảng logistics kỹ thuật số, khách hàng sẽ nhận được hàng hóa chỉ trong vòng 10 ngày sau khi đặt.
Công nghệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Cheng và Ding nằm trong hơn 8 triệu chủ cửa hàng Taobao, trong đó một nửa là nữ. Họ vừa là người hưởng lợi, vừa người người đóng góp cho cuộc chuyển đổi số kinh tế. Trung Quốc lập kỳ tích trong hai thập kỷ vừa qua: năm 1999, Trung Quốc chỉ có 8,8 triệu người dùng Internet với thu nhập đầu người 873 USD, ngày nay, Trung Quốc có hơn 1 tỷ người dùng Internet với thu nhập trung bình hơn 10.000 USD.
Khi Covid-19 tấn công Trung Quốc cuối tháng 1/2020, chính phủ thi hành các biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội và phong tỏa để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Điều đó dẫn đến sụt giảm mạnh trong các hoạt động kinh tế ngoại tuyến, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, công viên và cửa hàng. Ngược lại, các hoạt động trực tuyến như thương mại điện tử, giáo dục qua mạng... lại tăng đột biến. Nhiều nhà hàng bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn tại nhà và nền kinh tế số - tận dụng môi trường không tiếp xúc - đã đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Đây chỉ là một ví dụ cho thấy công nghệ số, đặc biệt là các nền tảng Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây, đã thay đổi nền kinh tế Trung Quốc ra sao. Taobao, nền tảng thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc, ra đời tháng 6/2003 ngay trước khi WHO tuyên bố đại dịch SARS đã được khống chế. Tuy nhiên, phải đến năm 2013, thương mại điện tử mới bùng nổ khi smartphone và mạng 3G/4G trở nên phổ biến. Trước đó, hoạt động mua sắm trực tuyến chủ yếu diễn ra trên máy tính và mạng 2G, khiến cho trải nghiệm người dùng không được yêu thích. Theo số liệu từ chính phủ, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới ghi nhận doanh số thương mại điện tử vượt thương mại truyền thống. Khoảng 52,1% hoạt động bán lẻ thực hiện qua thương mại điện tử vào năm 2021, so với 15% của Mỹ (2021) và 20% của Indonesia (2020).
Từ thanh toán di động đến hệ sinh thái toàn diện
Để tạo điều kiện tăng trưởng thương mại điện tử, Alibaba phải vượt qua một thách thức lớn: thanh toán trực tuyến. Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán khiến giao dịch rất khó hoàn thành. Cuối năm 2004, Aliababa ra mắt dịch vụ thanh toán mà nay là Alipay, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động hàng đầu thế giới. Tính đến tháng 6/2020, Alipay có 711 triệu người dùng hàng tháng, khối lượng giao dịch trung bình 10 nghìn tỷ NDT. Đối thủ WeChat Pay được tung ra trong năm 2013, thu hút lượng lớn người dùng nhờ giới thiệu tính năng lì xì điện tử trong dịp Tết 2014. Tính đến năm 2020, WeChat Pay có 865 triệu người dùng.
Cho đến nay, thanh toán di động là sản phẩm công nghệ tài chính (fintech) thành công nhất tại Trung Quốc. Nếu không có nó, các hoạt động kinh tế số không thể xảy ra. Song, đóng góp quan trọng nhất của thanh toán di động chính là tài chính toàn diện (financial inclusion), mở rộng phạm vi tiếp cận tài chính cho những người không được các tổ chức tài chính truyền thống phục vụ. Chỉ cần smartphone và tín hiệu di động, một người có thể tận hưởng thanh toán và các dịch vụ tài chính khác từ bất kỳ đâu. Vài nghiên cứu chỉ ra, khi nông dân bắt đầu sử dụng dịch vụ thanh toán di động, cơ hội việc làm của họ cũng tăng theo và thu nhập tăng.
Hai thập kỷ trước, không ai nghĩ đến một "xã hội phi tiền mặt". Trung Quốc đã loại bỏ thế hệ thẻ tín dụng, "nhảy cóc" từ tiền mặt sang phi tiền mặt. Ngày nay, 90% người dân thành thị và 82% người dân nông thôn sử dụng thanh toán số, khoảng cách dần thu hẹp.
Ngày nay, Alipay và WeChat Pay không còn chỉ là công cụ thanh toán. Họ đã xây dựng "hệ sinh thái" toàn diện xoay quanh nó. Người dùng có thể sắp xếp cuộc sống trên các hệ sinh thái này, từ đặt phòng khách sạn, gọi taxi, mua vé máy bay, gọi đồ ăn... Một số công ty lớn như Ant (thuộc Alibaba), Tencent (chủ sở hữu WeChat) đã phát triển hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm hai trụ cột: nền tảng Big Tech và đánh giá rủi ro tín dụng bằng Big Data.
Các nền tảng Big Tech của Trung Quốc như Taobao/Alipay, WeChat/WeChat Pay đóng vai trò quan trọng theo 3 cách. Đầu tiên, họ chiếm được nhiều khách hàng với chi phí thấp nhờ bán mặt hàng hiếm, số lượng ít cho nhiều khách hàng. Thứ hai, họ ghi lại "dấu chân" kỹ thuật số của khách hàng và thu thập dữ liệu lớn để theo dõi theo thời gian thực các hoạt động của những người vay tiềm năng, tạo ra đầu vào để phân tích rủi ro tín dụng. Cuối cùng, họ cũng hỗ trợ quản trị trả nợ.
Sự kết hợp giữa nền tảng Big Tech và đánh giá rủi ro tín dụng Big Data giúp các hãng cấp tín dụng cho số lượng lớn cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hầu hết chưa bao giờ vay ngân hàng. Chẳng hạn, dịch vụ cho vay Mybank áp dụng mô hình "3-1-0": đăng ký vay trong vòng 3 phút, nếu được phê duyệt, tiền được chuyển đến tài khoản người vay trong 1 giây và không có sự can thiệp của con người. Nhờ đó, mỗi dịch vụ cho vay lớn của Trung Quốc có thể cho vay tới hơn 10 triệu khoản mỗi năm. Số liệu của Ngân hàng nhà nước Trung Quốc cho thấy hơn 74 tỷ USD tiền vay đã được chi năm 2020 thông qua các giải pháp fintech.
Công nghệ số đang thay đổi kinh tế Trung Quốc, khiến nó trở nên tiện lợi hơn, tăng cường hiệu quả, giảm thiểu chi phí, thay thế sức người và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa khi dân số Trung Quốc đang già đi. Kinh tế số Trung Quốc tăng trưởng ở mức cao, đạt 9,7% năm 2020, theo Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc. Nền kinh tế số nước này đạt 39,2 nghìn tỷ NDT (6,1 nghìn tỷ USD) trong cùng kỳ.
Đầu năm nay, Quốc hội Trung Quốc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế số, đặt mục tiêu nâng tỉ trọng GDP của kinh tế số từ 7,8% năm 2020 lên 10% năm 2025 thông qua thúc đẩy các công nghệ như 6G và trung tâm dữ liệu lớn. Các mục tiêu khác bao gồm đẩy nhanh xây dựng trung tâm dữ liệu lớn; tăng lượng người dùng băng rộng gigabit từ 6,4 triệu năm 2020 lên 60 triệu năm 2025; tăng doanh số bán lẻ trực tuyến từ 11,76 nghìn tỷ NDT năm 2020 lên 17 nghìn tỷ NDT năm 2025. Kế hoạch cũng chỉ ra những vấn đề và thách thức của kinh tế số Trung Quốc như không tận dụng được tiềm năng của nguồn lực dữ liệu, hệ thống giám sát chưa hoàn thiện.
Tiền điện tử Campuchia phục vụ những người yếu thế Khi ngân hàng trung ương Campuchia thí điểm hệ thống thanh toán kỹ thuật số Bakong vào tháng 7/2019, mục đích của họ là cải thiện tài chính toàn diện (financial inclusion) và kích thích sử dụng nội tệ so với đồng USD. Sau đó, Covid-19 ập đến. Đối với Ngân hàng quốc gia Campuchia (NBC) - nơi nghiên cứu hệ thống thanh...