Tự chủ trong các trường đại học công lập ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp

Theo dõi VGT trên

Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước ta.

Tự chủ trong các trường đại học công lập ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp - Hình 1

Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN

Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách có hiệu quả cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ bằng những giải pháp thiết thực hơn nữa.

Tự chủ của trường đại học có thể khái quát là khả năng các trường đại học được hoạt động theo cách thức mà mình lựa chọn để đạt được sứ mạng về mục tiêu do trường đặt ra. Các thành tố trong tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân lực.

Tự chủ về tổ chức: Tại Việt Nam, cấp trường là cấp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng với các đơn vị chức năng tham mưu giúp việc gồm các phòng, khoa, trung tâm. Cấp khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành trực thuộc.

Tự chủ về tài chính: Tự chủ về tài chính là trường đại học được quyền quyết định hoạt động tài chính của nhà trường, bao gồm các hoạt động thu, chi, quản lý và phân phối kết quả hoạt động tài chính, huy động vốn, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả của nhà trường và các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Tự chủ về nhân lực: Tự chủ về tuyển sinh và đào tạo là các trường đại học được quyền quyết định các hình thức và số lượng tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường và quy định của Nhà nước; mở các ngành đào tạo đại học và chuyên ngành đào tạo sau đại học đã có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước.

Tự chủ về đào tạo: Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; ngành đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; phương pháp giảng dạy… Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo.

Thực trạng tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay

Để giảm chi ngân sách nhà nước và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP, ngày 24-10-2014, về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập. Theo Luật giáo dục đại học, tự chủ đại học bao gồm tự chủ về tổ chức bộ máy – nhân sự, tài sản – tài chính và chuyên môn học thuật. Cho đến nay, các cơ sở giáo dục đại học đã chủ động hơn trong vấn đề này và quyền tự chủ đã mang đến những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ đại học vẫn còn một số hạn chế, trong đó có sự chưa thống nhất trong quan niệm. Về phía cơ quan nhà nước, tự chủ đại học hiện được tiếp cận từ góc độ tài chính, chủ yếu là mức độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động mà chưa chú trọng tới tổ chức – nhân sự, quản trị, tiềm lực và kinh nghiệm về hoạt động đào tạo, khoa học – công nghệ cũng như các điều kiện khác. Trong khi đó, các trường cho rằng, tự chủ là bản chất, là thuộc tính và là quyền tất yếu được hưởng mà không nhận thấy rằng, việc thực hiện tự chủ phụ thuộc vào năng lực thực hiện của đơn vị đáp ứng các tiêu chí định trước về chi phí và kết quả hoạt động.

Trong điều kiện chưa ban hành hoặc sửa đổi nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14-02-2015, của Chính phủ, các trường tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25-4-2006, của Chính phủ. Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng việc thực hiện tự chủ của các trường đại học Việt Nam như sau:

Theo thống kê của Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2015 – 2016, Việt Nam có 233 trường đại học, trong đó có 163 trường đại học công lập, chiếm khoảng 73% và 60 trường đại học ngoài công lập, chiếm 27%. Nhưng đến năm 2018, mới chỉ có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được Chính phủ cho thí điểm tự chủ đều là những trường có thể tự chủ 100% kinh phí, từ chi thường xuyên đến đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy, những trường tự chủ được kinh phí hiện nay chủ yếu là giảng dạy các ngành kinh tế, xã hội, nhân văn, kỹ thuật, công nghệ. Hầu hết trường trong số đó không phải đầu tư nhiều máy móc, phòng thí nghiệm và có nhiều ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao. Ngược lại, nhu cầu đối với ngành thuộc trường khối sư phạm hay khoa học cơ bản không cao, xã hội không thực sự mặn mà trong khi Nhà nước, nền kinh tế, xã hội lại cần. Vì vậy, nếu đặt nặng vấn đề kinh phí, những trường này khó có thể tự chủ cao.

Tự chủ về tài chính. Nguồn từ ngân sách nhà nước chiếm từ 30% – 40% tổng thu của các trường đại học hằng năm. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, bao gồm nguồn thu từ sinh viên và các nguồn thu khác chiếm khoảng 60% – 70% tổng nguồn thu của các trường. Bình quân các trường đại học tự bảo đảm cân đối chi thường xuyên khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi thường xuyên này vẫn chưa thể bảo đảm đủ nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hằng năm. Trước thực trạng này, các trường phải tự cân đối bù đắp chi thường xuyên đối với khối đào tạo chính quy tập trung từ các khoản thu của các hệ đào tạo liên kết trong và ngoài nước, đào tạo bằng đại học thứ hai, đào tạo thường xuyên.

Tự chủ về nhân sự. Theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), ở Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, trong đó, tính đến cuối năm 2016, Việt Nam có khoảng 15.000 tiến sĩ (bao gồm cả các giáo sư, phó giáo sư) công tác tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, hiện nay, quyền tự chủ về tổ chức, quản lý, nhân sự vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải được hoàn thiện tiếp để bảo đảm tính công bằng, công khai, khoa học của các quy định về mặt tổ chức. Việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên của các trường vẫn phải tính theo hệ số lương cơ bản do Nhà nước quy định, trừ đại học quốc gia là tự quyết định. Vì vậy, đã gây khó khăn cho các trường trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động và thu hút các giảng viên cũng như các nhà khoa học giỏi về làm việc cho nhà trường.

Tự chủ về đào tạo. Theo kết quả điều tra khảo sát, quyền tự chủ trong lĩnh vực kế hoạch tuyển sinh vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chỉ có 28% các trường đại học thực sự thực hiện tự chủ về vấn đề tuyển sinh và khoảng 44% trường đại học có quyền tự chủ về vấn đề đào tạo. Trên thực tế hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nắm giữ và chỉ đạo công tác tuyển sinh. Vì vậy, các trường đại học đang bị phụ thuộc ở nhiều khâu như: ngày tổ chức kỳ thi tuyển sinh trong cả nước, việc phát hành hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và việc nhận hồ sơ. Chương trình khung này chiếm 70% khối lượng nội dung chương trình và các trường chỉ tự chủ có 30% khối lượng nội dung còn lại.

Về xây dựng kế hoạch giảng dạy, qua điều tra, có 66% ý kiến cho rằng các trường đã có đầy đủ quyền hạn. Về việc tổ chức biên soạn, duyệt và thẩm định giáo trình, có 70% ý kiến điều tra cho rằng các trường đã có đầy đủ quyền hạn. Nhìn chung, mức độ tự chủ về tuyển sinh và đào tạo của các trường đại học vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề mà Nhà nước cần phải xem xét mở rộng hơn nữa để các trường chủ động trong việc đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường và sự hội nhập quốc tế.

Một số khó khăn, hạn chế

Việc thực hiện tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam đã đạt được các kết quả khả quan, tuy nhiên, quá trình này cũng gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định.

Thứ nhất, hiện nay, nhiều quy định văn bản pháp lý chưa kịp thời thay đổi để hỗ trợ cho các trường đại học tự chủ. Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 của Chính phủ chỉ mới là thí điểm nên các văn bản pháp luật chưa kịp thay đổi. Dưới góc độ quản lý tại các trường đại học công lập, do sự thiếu định hướng từ các cơ quan quản lý nhà nước cho nên bản thân các trường khá lúng túng trong việc xây dựng tầm nhìn chiến lược.

Video đang HOT

Thứ hai, nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục đại học còn hạn chế, cơ chế phân bổ ngân sách vẫn mang tính bình quân giữa các trường đại học công lập, chưa gắn với các tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả đầu ra. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu động lực cạnh tranh giữa các trường đại học. Đối với các trường thuộc khu vực miền Trung, có nhiều sinh viên thuộc diện chính sách đến học, chiếm từ 20% – 30% tổng số sinh viên, được Nhà nước miễn, giảm học phí, nhưng Nhà nước lại không cấp bù kinh phí này cho trường.

Thứ ba, do nguồn ngân sách được cấp là nguồn thu chủ yếu và phụ thuộc rất lớn vào quy mô hay cụ thể hơn là số lượng sinh viên đầu vào của trường, do vậy, để gia tăng ngân sách chỉ có thể có được khi tăng quy mô sinh viên. Khi quy mô sinh viên tăng nhanh hơn so với sự gia tăng số lượng giảng viên, đồng thời để tiết kiệm chi phí, một số trường thực hiện việc ghép lớp làm tăng sỹ số sinh viên, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo.

Thứ tư, mặc dù việc cải cách, đổi mới chính sách học phí, lộ trình tăng học phí của các trường đại học trong thời gian qua đã được thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 15-5-2010, của Chính phủ cho giai đoạn 2010 – 2015 và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021, tuy nhiên, việc thực hiện cải cách này vẫn còn nhiều hạn chế về việc phân loại nhóm ngành, mức học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo bậc đại học.

Thứ năm, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học tại nước ta trong thời gian qua có thể nói vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và đầy đủ. Hiện nay, các trường đều phải chịu sự phân phối về chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho dù nguồn lực có thể tiếp nhận nhiều hơn nhưng các trường không thể tuyển vượt quá chỉ tiêu đã được ấn định. Đây là một sự lãng phí về nguồn lực.

Thứ sáu, đội ngũ giảng viên của các trường hầu hết còn trẻ, nhiều giảng viên chưa chịu khó cập nhật thông tin; hằng năm, nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế… Phương pháp giảng dạy còn thụ động, nhiều giảng viên vẫn còn dùng phương pháp cũ để dạy phương pháp mới, kiến thức mới.

Giải pháp tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học

Để tăng quyền tự chủ ở các trường đại học, nâng cao năng lực đào tạo trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, xây dựng và sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho việc tự chủ. Để thực hiện tự chủ, cần xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện công tác tham mưu cho Ban Giám hiệu về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết.

Hai là, xây dựng cơ chế kiểm soát các hoạt động độc lập, tự chủ, thực hiện trách nhiệm của các đối tượng. Nhà trường cần đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí chặt chẽ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, thực hiện sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng trên các lĩnh vực như tài chính, cơ sở vật chất, thực hiện nguyên tắc và chế độ trong quản lý, trong công việc, trong đào tạo… đồng thời, có cơ chế để xác định các tiêu chí đó.

Ba là, tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu – phát triển, nghề nghiệp và ứng dụng, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng thực hành; đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường liên thông trong đào tạo giữa các ngành và các trường.

Bốn là, các trường cần thực hiện phân cấp cho các đơn vị trong trường; mở rộng nguồn thu và khoán chi; hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính; đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường.

Năm là, tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ, có tâm huyết nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục đại học có phẩm chất đạo đức và chuyên môn cao, có phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến, hiện đại.

Sáu là, bồi dưỡng năng lực, tầm nhìn cho người lãnh đạo, người ra quyết định, người thực thi nhiệm vụ để họ có khả năng đánh giá được những kết quả khi thực hiện các phương án, giải pháp khác nhau. Đây là việc cần đầu tư thời gian, công sức, đúc rút kinh nghiệm của người lãnh đạo, người quản lý./.

———————–

Tài liệu tham khảo

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
2. Huỳnh Thành Đạt, Cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong nội bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài Nghiên cứu cấp Đại học quốc gia, 2010
3. Nguyễn Trường Giang, Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả, Bộ Tài chính, 2013
4. Hoàng Xuân Long, Phan Thu Hà, Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước, Trung tâm Thông tin – Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2010

Trương Thanh Quý

Theo tapchicongsan

Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra

Trao quyền tự chủ đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường đại học công lập là giải pháp chiến lược và là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học của Việt Nam.

Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tự chủ tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam.

Hành lang pháp lý đối với tự chủ tài chính giáo dục đại học

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với tự chủ đại học. Quyền tự chủ của trường đại học được ghi nhận từ năm 2005 trong Luật Giáo dục với các nội dung tự chủ tương tự như ở các nước phát triển.

Tiếp đó, nhiều văn bản chính sách khác tiếp tục tái khẳng định các nội dung tự chủ đại học. Có thể kể đến như: Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017.

Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL); Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác cũng được các bộ, ngành ban hành.

Kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL được thực thi, đã có nhiều chuyển biến tích cực: Việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Các đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn... Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật.

Do đó, việc ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có thể thấy, cơ chế tự chủ đối với khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và đối với GDĐH nói riêng đã liên tục được đổi mới về cơ bản theo hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Cơ chế tài chính trong việc cung cấp dịch vụ công theo hướng khuyến khích các tổ chức kinh tế và nhân dân đầu tư để thực hiện và cung cấp một số dịch vụ công, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực sự nghiệp, thu hút được nguồn nội lực đáng kể cho phát triển sự nghiệp.

Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giáo dục đại học

Tổng kết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 77/ NQ-CP về thí điểm tự chủ ở các cơ sở GDĐH cho thấy, tính đến cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết số 77/NQ-CP cho 23 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương. Trong đó, 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 3 trường có thời gian tự chủ từ 1 - 2 năm, 5 trường có thời gian tự chủ dưới 1 năm và 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017.

Kết quả thực hiện tự chủ tài chính của các trường cho thấy, phần lớn các trường đã đảm bảo tương đối tốt toàn bộ hoạt động chi thường xuyên, đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học thông qua việc miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích học bổng khuyến khích theo quy định và có chênh lệch thu lớn hơn chi, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên so với giai đoạn trước.

Tổng nguồn thu của các trường có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa có sự thay đổi nhiều giữa giai đoạn trước và sau khi thực hiện tự chủ. Thu sự nghiệp (chủ yếu là thu từ học phí và lệ phí) vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) và còn phụ thuộc nhiều vào quy mô đào tạo và mức tăng học phí.

Thu từ dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp đồng tư vấn... vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu nguồn thu. Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho các trường chủ yếu là nguồn kinh phí cho các dự án đang triển khai từ trước khi tự chủ, hỗ trợ miễn, giảm học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng chính sách.

Cùng với đó, thực hiện tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành quy chế thu - chi nội bộ của nhà trường và các quy định của Nhà nước.

Sau khi thực hiện tự chủ, cơ cấu chi thay đổi theo hướng tăng chi hoạt động sự nghiệp và giảm chi dịch vụ. Chi sự nghiệp tăng từ 70,6% giai đoạn trước tự chủ (2013 - 2014) lên 72,4% giai đoạn sau tự chủ (2015 - 2016) tập trung chủ yếu vào chi cho con người, chi học bổng sinh viên, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm.

Chi từ NSNN cấp vẫn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Tốc độ tăng thu lớn hơn so với tăng chi, nguồn chênh lệch thu - chi được các trường trích lập các quỹ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, chính sách học bổng cho sinh viên, đầu tư hoạt động tư vấn và nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, các chính sách của Nhà nước về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng, thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các trường chủ động hơn trong khai thác nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng bá chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao chất lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong và ngoài nước. Các trường thực hiện thí điểm tự chủ tài chính cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu phù hợp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong tự chủ tài chính đối với GDĐH.

Trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho GDĐH còn hạn hẹp thì thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) là tất yếu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời vận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển GDĐH.

Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL đã mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐHCL nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, văn phòng, công tác phí... sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và công nhân viên.

Thực tế cho thấy, nguồn tăng thu của các trường đại học hiện nay vẫn là tăng quy mô đào tạo chưa huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước...

Một số trường đại học được tự chủ về mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở giáo dục ĐHCL xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu.

Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến các cơ sở giáo dục ĐHCL không có đủ nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút và giữ được những giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ sung thu nhập, các trường phải khai thác từ các hoạt động đào tạo không chính quy, dẫn đến thời gian đứng lớp của giảng viên đại học phần lớn bị quá tải.

Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức giờ giảng theo quy định, có những trường hợp vượt tới 150% - 200% định mức giờ giảng. Điều này khiến cho việc giảng viên đại học không có thời gian để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Một số vấn đề đặt ra

Để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL, cần quan tâm đến một số nội dung sau:

- Các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu hao tài sản cố định (nhất là máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy với thời gian 3 năm là hợp lý); Sửa đổi chính sách phí, lệ phí cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn nữa cho các trường ĐHCL, trước hết là thu học phí, lệ phí. Các cơ sở GDĐH công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị SNCL trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở GDĐH công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí. Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí... tạo điều kiện cho mọi người đều được tiếp cận GDĐH.

- Các trường cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ.

Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn; Coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Cùng với đó, các trường cần xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện các hoạt động tham mưu cho Ban Giám hiệu về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường đại học nhằm đảm bảo các trường đại học hoạt động theo đúng luật pháp.

- Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở GDĐH theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà nước giao ngân sách gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng đối với đào tạo đại học. Tất cả các cơ sở GDĐH đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh phí đặt hàng đào tạo từ NSNN.

Tài liệu tham khảo:

Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017;

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 - 2017;

Chính phủ, các nghị định: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015;

Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL giai đoạn 2012 - 2020.

Theo tapchitaichinh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại giaSao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại gia
16:16:45 21/12/2024
Dương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nóiDương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nói
19:39:45 21/12/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏBức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ
18:02:04 21/12/2024
Nữ nghệ sĩ Việt nổi tiếng tiết lộ quan hệ giữa chồng và con riêng: "Không ai đeo mặt nạ được 5 năm"Nữ nghệ sĩ Việt nổi tiếng tiết lộ quan hệ giữa chồng và con riêng: "Không ai đeo mặt nạ được 5 năm"
15:59:14 21/12/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt ở Mỹ: "Tôi mê tiền nên mất 1 tỷ đồng"Một nữ nghệ sĩ Việt ở Mỹ: "Tôi mê tiền nên mất 1 tỷ đồng"
19:41:53 21/12/2024
Cuộc sống kín tiếng của mỹ nhân sở hữu nhan sắc tỷ lệ "vàng" Amber HeardCuộc sống kín tiếng của mỹ nhân sở hữu nhan sắc tỷ lệ "vàng" Amber Heard
20:36:17 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tố My hát thị phạm, Ngọc Sơn lên tiếng bênh vực cô gái hát 'Hạ buồn'

Tố My hát thị phạm, Ngọc Sơn lên tiếng bênh vực cô gái hát 'Hạ buồn'

Tv show

21:41:50 21/12/2024
Màn trình diễn Hạ buồn của thí sinh Quỳnh Lê trên sân khấu Solo cùng bolero khiến các giám khảo tranh luận sôi nổi.
Phan Hiển tiết lộ sự thay đổi của Khánh Thi sau 14 năm gắn bó

Phan Hiển tiết lộ sự thay đổi của Khánh Thi sau 14 năm gắn bó

Sao việt

21:37:14 21/12/2024
Dịp Giáng sinh, gia đình Khánh Thi - Phan Hiển trình làng bộ ảnh mới, đồng thời có những tiết lộ về cuộc sống sau khi về chung nhà .
'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

Nhạc quốc tế

21:25:19 21/12/2024
Để chuẩn bị cho đêm nhạc Dalat Spring Concert diễn ra tại Đà Lạt tối 21.12, các nghệ sĩ Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox đã có mặt trước một ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá.
Ethan Slater bị chỉ trích bỏ rơi vợ để ở bên Ariana Grande

Ethan Slater bị chỉ trích bỏ rơi vợ để ở bên Ariana Grande

Sao âu mỹ

21:23:20 21/12/2024
Mối quan hệ giữa Ariana Grande và Ethan Slater lại vấp phải tranh cãi khi vợ cũ của Slater vừa trải lòng về nỗi đau hôn nhân đổ vỡ.
Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép ở Bắc Giang

Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép ở Bắc Giang

Pháp luật

21:13:54 21/12/2024
Ngày 21/12, Công an thị xã Việt Yên (Bắc Giang) cho biết vừa bắt giữ các đối tượng tham gia vận chuyển, tàng trữ khoảng 11 tấn pháo nổ trái phép.
Song Hye Kyo để mặt "mộc", sống với nhân vật nữ tu sĩ suốt 3 tháng

Song Hye Kyo để mặt "mộc", sống với nhân vật nữ tu sĩ suốt 3 tháng

Hậu trường phim

20:42:56 21/12/2024
Diễn viên Song Hye Kyo thổ lộ cô đã sống trọn vẹn với nhân vật nữ tu sĩ trong 3 tháng để nhập vai trong Dark Nuns .
Con trai trùm giải trí giải thích lý do mặc nữ tính, trang điểm điệu đà

Con trai trùm giải trí giải thích lý do mặc nữ tính, trang điểm điệu đà

Sao châu á

20:39:55 21/12/2024
Trong buổi phát sóng trực tuyến gần đây, Hướng Tả cho hay, anh thích mặc đồ nữ tính để giải phóng suy nghĩ bản thân, mang lại tiếng cười cho khán giả.
NSƯT Phương Nga đi thi Sao Mai với 2 triệu đồng, "say nắng" từ năm lớp 11

NSƯT Phương Nga đi thi Sao Mai với 2 triệu đồng, "say nắng" từ năm lớp 11

Nhạc việt

20:18:07 21/12/2024
Nữ ca sĩ cho biết, vì bố mẹ bận nên chị đã một mình vào TPHCM thi Sao Mai. Sau khi được trao giải, chị thấy mình như một ngôi sao cô đơn vì không có ai bên cạnh.
Chỉ trích dữ dội hướng về cô gái lên mạng chỉ cách để được bạn trai "bao nuôi", giữ chân đại gia, hẹn hò 1 lúc 5 anh

Chỉ trích dữ dội hướng về cô gái lên mạng chỉ cách để được bạn trai "bao nuôi", giữ chân đại gia, hẹn hò 1 lúc 5 anh

Netizen

20:10:19 21/12/2024
Tư tưởng độc lạ, lệch lạc, bất chấp để câu tương tác này của chủ kênh đang bị cộng đồng mạng lên án dữ dội. Tư tưởng yêu đương độc hại
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 45: Bị Hùng phản bội, Kiên mất hết mọi thứ

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 45: Bị Hùng phản bội, Kiên mất hết mọi thứ

Phim việt

20:00:38 21/12/2024
Hùng tuyên bố út vốn khỏi Passion, đòi lại mặt bằng quán và yêu cầu Kiên dọn hết đồ đi. Kiên cũng đau đớn khi biết Hùng ăn cắp công thức đồ ăn nhanh mình tạo ra.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Tin nổi bật

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.