Tự chủ tài chính “nửa vời” và câu chuyện thu vượt, thu sai

Theo dõi VGT trên

Được giao thí điểm tự chủ tài chính nhưng lại không có hành lang pháp lý để thực hiện thu đủ bù chi khiến cho các trường gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ đây mà hình thành nên câu chuyện thu vượt, thu sai so với các quy định hiện hành.

Kì 1: Hàng loạt trường vi phạm

Vừa qua Bộ GD-ĐT đã tổ chức thanh tra một số hoạt động của trường ĐH Kinh tế Quốc dân và phát hiện ra không ít vi phạm. Liên quan đến tài chính, Thanh tra Bộ đã kết luận tổng số các khoản thu vượt, thu sai quy định trong năm 2009 và 2011 là hơn 51 tỷ đồng, bao gồm 4 nhóm khoản thu: Kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học;Học phí nâng điểm hệ chính quy; Thu vượt lệ phí tuyển sinh các hệ và các khoản thu một lần vào đầu năm học và thu khác (thu t.iền giấy thi, công nghệ thông tin, làm thẻ sinh viên, khám sức khỏe, thư viện, lệ phí nhập học).

Do đây là khoản thu phục vụ hoạt động đào tạo, không phải thu dịch vụ và được Trường hạch toán vào tài khoản TK511 (tài khoản phí, lệ phí) nên trong phần kiến nghị, sau khi xem xét các căn cứ thu và tính chất khoản thu, Thanh tra Bộ chỉ kiến nghị thu hồi số t.iền liên quan đến thu học phí nâng điểm hệ chính quy còn các khoản khác không truy hồi.

Tuy vậy, câu chuyện thu sai, thu vượt không chỉ là của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mà không khó để kiểm chứng các trường được giao thí điểm tự chủ tài chính cũng lâm vào cảnh tương tự. Với việc Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường “3 công khai” nên chẳng cần phải thanh tra thì cũng thấy các khoản thu của những trường được tự chủ về tài chính cũng có phần giống ĐH Kinh tế Quốc dân, thậm chí là “trội hơn”.

Tự chủ tài chính nửa vời và câu chuyện thu vượt, thu sai - Hình 1

Cơ chế tự chủ “nửa vời” khiến nhiều trường ĐH Việt Nam bị “trói buộc” (ảnh minh họa)

Chẳng hạn như về thu kinh phí hỗ trợ đào tạo thạc sỹ, trong số các trường thí điểm tự chủ về tài chính, Trường Đại học Ngoại thương thu ở mức 5.600.000 đồng/học viên, tiếp đến là Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM ở mức 4.500.000 đồng/học viên cao hơn so với mức thu của Trường Đại học KTQD là 4.000.000 đồng/học viên.

Thậm chí có những trường không thực hiện thí điểm tự chủ, được NSNN hàng năm cấp bù kinh phí cho chi thường xuyên vẫn thu kinh phí hỗ trợ đào tạo cao hơn mức thu của Trường Đại học KTQD như Trường Đại học Nông nghiệp thu ở mức 4.200.000 đồng/học viên, Trường Đại học Công nghệ ở mức 4.500.000 đồng/học viên. Đối với đào tạo nghiên cứu sinh (NCS) Tiến sỹ, các trường đại học đều thu thêm kinh phí hỗ trợ đào tạo từ 1.000.000đồng/NCS đến 7.000.000 đồng/NCS.

Trao đổi với chúng tôi, một số trường được tự chủ tài chính đều cho rằng, nếu không tổ chức thu các khoản vượt so với quy định hiện hành thì rất khó để tổ chức hoạt động. Với việc bị cắt toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên nên nếu không thực hiện thu đủ bù chi thì rất khó để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trong khi đó nếu thực hiện các mức thu như quy định giống các trường công được cấp ngân sách thường xuyên thì hàng năm sẽ “lỗ” đào tạo lên đến hàng chục tỷ đồng.

Bên cạnh đó, căn cứ để các trường thực hiện thu là theo quy định tại Điều 39 Điểm 2 Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo quyết định số 18/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 8/6/2000 của Bộ GD-ĐT ghi rõ “Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu đang còn trong thời gian học tập, kể cả thời gian gia hạn, được nhà nước hỗ trợ hỗ trợ kinh phí đào tạo. Những đối tượng khác phải đóng góp chi phí đào tạo.Mức chi phí đóng góp tương xứng với kinh phí nhà nước để cấp để đào tạo thạc sỹ hoặc tiến sỹ”.

Thống kê chung cho thấy, tất cả các khoản thu học phí và kinh phí đào tạo cho 1 học viên cao học, nghiên cứu sinh hiện nay vẫn chỉ bằng 75% chi phí thường xuyên tối thiểu để đào tạo 1 học viên cao học của Đề án đổi mới cơ chế tài chính của Bộ GD-ĐT giai đoạn 2009-2014.

Học cải thiện điểm nhưng không phải… đóng phí

Video đang HOT

Theo Thanh tra Bộ GD-ĐT thì mặc dù chuyển sang đào tạo tín chỉ nhưng lại chưa có văn bản nào quy định về mức thu phí nâng điểm. Chính vì thế mà trong kiến nghị đối với sai phạm ĐH Kinh tế Quốc dân Bộ yêu cầu thu hồi khoản t.iền này.

Giải thích về việc thu hồi chứ không trả lại cho học viên Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT khẳng định: “Theo đúng quy định thì số t.iền này phải trả cho học viên. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một biện pháp kỹ thuật bởi số t.iền thu trên đầu của mỗi học viên là không nhiều, có em đã ra trường… nên việc trả lại là rất khó. Chính vì thế Bộ GD-ĐT mới kiến nghị thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước”.

Về mặt hành chính, rõ ràng hiện các trường chưa có cơ chế để thu phí nâng điểm. Tuy nhiên theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có quy định: “Sinh viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy”.

Theo giải thích của các trường được tự chủ tài chính thì việc học nâng điểm, học hè là hình thức học theo yêu cầu của sinh viên, do sinh viên tự nguyện và có nhu cầu học. Do các lớp được tổ chức học vào kỳ hè, quy mô lớp nhỏ, vì vậy để bù đắp đủ chi phí cho công tác tổ chức học(đăng ký, thu t.iền, mời giảng viên, coi thi chấm thi… vào dịp hè) các trường đều tính hệ số bằng 1,5 đến 2 lần so với mức học phí đại trà. Chẳng hạn như, theo thông báo công khai trên website của trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia HN, HV Ngân hàng… thu học phí nâng điểm, cải thiện đ.iểm gấp 2 lần học phí chính quy, ĐH kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TPHCM… thu gấp 1,5 lần.

Ngoài khoản phí nâng điểm, các trường cũng cho rằng ngay lệ phí tuyển sinh cũng cần phải được nhìn nhận một cách thấu đáo. Mức thu được quy định theo Thông tư số 21/2010TTLT-BTC -BGDĐT ngày 11/02/2010 quy định về chế độ thu và sử dụng phí dự thi (lệ phí tuyển sinh) đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp rất thấp: đăng ký dự thi đại học và sau đại học 50.000đồng/ hồ sơ, dự thi sau đại học 100.000 đồng/môn thi.

Hiện tại các mức thu này không còn phù hợp với tình hình lạm phát và các chi phí thực tế tăng cao (t.iền đi thuê mướn địa điểm, t.iền điện, nước, phụ cấp coi thi…) cho công tác tổ chức tuyển sinh hàng năm.

Trong giải trình của Trường Đại học KTQD với thanh tra Bộ GD-ĐT cho thấy, trong 2 năm 2009 và 2011, chỉ riêng chênh lệch giữa thu lệ phí tuyển sinh đại học chính quy và chi phục vụ công tác tuyển sinh là “âm” hơn 2 tỷ đồng.

Lãnh đạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định, trên nguyên tắc cân đối thu chi, lấy thu bù chi cho tuyển sinh các hệ đào tạo hàng năm mà ngân sách nhà nước không hỗ trợ cấp bù phần thiếu hụt, các trường trong đó có Trường Đại học KTQD đã thu thêm phần lệ phí tuyển sinh của một số hệ phi chính quy như; (Văn bằng 2, vừa học vừa làm, Liên thông từ cao đẳng lên đại học, đào tạo từ xa). Phần thu vượt này được sử dụng cho bù đắp chi cho công tác tổ chức tuyển sinh các hệ phí chính quy này vào các ngày nghỉ và bù đắp cho việc thiếu hụt do tổ chức tuyển sinh hệ chính quy hàng năm không được ngân sách nhà nước cấp bù.

Ông Lê Khánh Tuấn, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Xét một góc độ nào đó thì các khoản thu mà các trường đang thực hiện tuân thủ theo nguyên tắc thu đủ bù chi nhưng hiện nay bất cập là chưa có cơ chế hoặc chưa ban hành để cho các trường thực hiện”.

Trước việc “đụng đâu” thấy sai đó, nhiều trường được giao thí điểm tự chủ tài chính than phiền: “Cách làm hiện nay không khác gì là giao cho tự chủ sau đó “t.rói c.hân, t.rói t.ay” bỏ vào bể bơi cho tự vận động”.

Từ khi giao thí điểm tự chủ tài chính cho 5 trường ĐH vào năm 2008 thì cho đến nay không ít các cuộc hội thảo được Bộ Tài chính mở ra để lắng nghe ý kiến đóng góp nhằm điều chỉnh cho hợp lý. Tuy nhiên sau gần 5 năm thực hiện “nhiệm vụ” được giao các trường chỉ gói gọn trong câu nói: “Ngoài việc bị cắt chi phí hoạt động thường xuyên thì cho đến nay chưa thấy được tự chủ gì”.

(Còn tiếp)

N.H-M.H

Theo dân trí

Tự chủ tài chính là giải pháp “cởi trói” cho đại học

Nhận định giáo dục đại học Việt Nam còn nhiều bất cập, "rào cản" về cơ chế, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chế độ giảng viên... GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp) cho rằng trao quyền tự chủ tài chính là giải pháp hữu hiệu "cởi trói" cho các trường ĐH.

Theo GS Nguyễn Tiến Dũng, muốn có một nền giáo dục đại học phát triển thì bắt buộc phải có sự đầu tư cho khoa học tương xứng. Dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng hiện tại, Việt Nam mới chỉ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở mức rất thấp (0,2%) và để thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp, GS Dũng cho rằng Việt Nam cần phải tăng tỷ lệ đầu tư cho R&D, hay cũng chính là tăng đầu tư cho giáo dục đại học, lên gấp nhiều lần.

Tự chủ tài chính là giải pháp cởi trói cho đại học - Hình 1

GS. Nguyễn Tiến Dũng


Bên cạnh việc tăng đầu tư cho khoa học, GS Dũng cũng nhấn mạnh một điều tối quan trọng để giáo dục đại học Việt Nam phát triển là cải thiện chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, thành phần nòng cốt của đại học. Tuy nhiên, do những bất cập về cơ chế nên hiện phần lớn các trường đại học ở ViệtNam chưa thể có chế độ tương xứng với giảng viên, nghiên cứu viên. Bởi vậy, việc trao quyền tự chủ tài chính cũng như các quyền tự chủ khác sẽ giúp "cởi trói" về mặt cơ chế cho các trường đại học, là cơ sở để đại học Việt Nam phát triển.

Sức bật của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư cho khoa học

Các nước có sức bật mạnh nhất về kinh tế chính là những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất cho nghiên cứu và phát triển. Ví dụ điển hình là Hàn Quốc. Chỉ trong mấy chục năm, Hàn Quốc từ một nước nghèo biến chuyển hoàn toàn thành một nước công nghiệp hiện đại, cạnh tranh thắng cả Mỹ, Nhật về nhiều mặt công nghệ.

Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Hàn Quốc là hơn 3% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới. Những cường quốc mới như Trung Quốc cũng đang tăng rất nhanh tỷ lệ đầu tư cho R&D. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ đầu tư được có 0.2% GDP cho R&D, là con số quá thấp so với tham vọng trở thành nước công nghiệp. Nếu như cứ mỗi năm Việt Nam tăng tỷ lệ đầu tư cho R&D lên thêm 30% so với năm trước, thì phải sau 10 năm nữa tỷ lệ đầu tư cho R&D mới đạt được đến mức 2%GDP.

Các đại học vừa là các trung tâm đào tạo nhưng cũng vừa có chức năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Bởi vậy, tăng đầu tư cho đại học cũng chính là tăng đầu tư cho R&D.

Chất lượng cao đi đôi với giá thành cao

"Chất lượng quốc tế nhưng giá thành bằng 1/10 quốc tế" là chuyện viển vông. Để đạt đẳng cấp quốc tế, thì đại học cũng cần được đầu tư ngang tầm quốc tế, và các Giáo sư phải được trả lương tương đối cạnh tranh so với quốc tế, chứ không phải chỉ bằng 1/5 hay 1/10 quốc tế.

Kể cả với chất lượng còn khiêm tốn hiện tại ở Việt Nam, việc tính giá thành ở đại học vẫn quá thấp so với giá trị thực sự mà đại học đang mang lại cho xã hội. Việc tính quá thấp đó (ví dụ như tính giá thành của các giờ giảng bài quá thấp) làm giảm giá trị của đại học trong nền kinh tế, và làm cho đại học không nhận được mức đầu tư cần nhận được để "nuôi nấng" và phát triển.

Tự chủ tài chính là giải pháp cởi trói cho đại học - Hình 2

Giáo dục đại học Việt Nam đang "vướng" nhiều rào cản về cơ chế để phát triển


Học phí cần được tính hợp lý

Vẫn theo nguyên tắc "tiền nào của đấy", nếu tính mức chi phí hàng năm trên đầu sinh viên quá thấp, thì đại học sẽ không có kinh phí để trang bị cơ sở vật chất tốt và trả lương xứng đáng cho giảng viên. Bởi vậy cần tính mức chi phí cho hợp lý. Đối với sinh viên hoàn toàn tự túc, thì phải trả học phí tương xứng với mức chi phí đó.

Còn tất nhiên, đại học có thể có các loại học bổng một phần, toàn phần, kèm t.iền sinh hoạt phí, v.v. đối với các đối tượng sinh viên đáng được ưu tiên khác nhau để khuyến học và đảm bảo công bằng xã hội. Nhưng những khoản học bổng đó phải được bù lại từ các nguồn ngân sách khác (nhà nước, doanh nghiệp, quĩ từ thiện của cựu sinh viên, v.v.) thì mới đảm bảo cho đại học có đủ t.iền để phát triển và đảm bảo chất lượng.

Tự chủ tài chính là giải pháp "cởi trói" cho đại học

Trong tình hình hiện tại của Việt Nam, tự chủ tài chính là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống lãng phí, tham nhũng, và thực hiện chế độ với giảng viên được tốt hơn. Một số đại học đang thực hiện thí điểm tự chủ về tài chính, đã trả lương được cao hơn cho các giảng viên so với các đại học không tự chủ về tài chính, ngay cả khi những trường này thu được t.iền (kể cả t.iền học phí và t.iền từ ngân sách nhà nước) tính trên đầu sinh viên ít hơn ở các đại học không tự chủ tài chính.

Trả lương thấp cho giảng viên không phải là tiết kiệm mà là lãng phí

Hiện tại thu nhập trung bình của các giảng viên ở Việt Nam mới chỉ xứng bằng 1/3 công suất lao động của họ, tức là họ đáng nhẽ phải có thu nhập cao gấp 3 hiện tại mới xứng với công việc của họ. Việc trả lương thấp này, không những chỉ là một sự bất công lớn với ngành đại học so với nhiều ngành khác (khi mà chẳng hạn thu nhập củagiáo sư không bằng thu nhập của một số kỹ sư hay thạc sĩ mới ra trường), mà còn tạo nên sự lãng phí vô cùng to lớn về tiềm năng của ngành đại học: trung bình các giảng viên đại học bị lãng phí trên 50% tiềm năng công suất lao động của mình vì thiếu điều kiện làm việc và quá mất thời giờ vào chuyện cơm áo gạo t.iền. Đồng thời, việc trả lương thấp này gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, và không khuyến khích được thế hệ trẻ đi theo khoa học.

Các đại học có ích nhất cho xã hội là các đại học phi lợi nhuận

Ngay ở các nước phát triển, các đại học lớn nhất đều phi lợi nhuận, dù là đại học công như UC Berlekey hay đại học tư như Yale. Các đại học đó đem lại lợi ích chung rất lớn cho xã hội, lợi ích mà chúng mang lại lớn hơn nhiều lần so với t.iền của mà xã hội đầu tư vào chúng. Còn các đại học vị lợi nhuận chỉ phục vụ một mảng thị trường nào đó, với mục đích hàng đầu là đem lại lợi nhuận cho các cổ đông chứ không phải là cho toàn xã hội. Bởi vậy, tự chủ tài chính không có nghĩa là biến đại học thành công ty cổ phần để phục vụ lợi ích của cá nhân hay nhóm lợi ích.

GS. Nguyễn Tiến Dũng

Mạnh Hải (Lược ghi)

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Những món đồ không nên diện đi làm dù đang là mốt được giới trẻ yêu thích
07:48:26 26/06/2024
Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc
04:30:25 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm ngày 26/6/2024 - lịch vạn niên - xem lịch âm chính xác nhất

Trắc nghiệm

09:04:38 26/06/2024
Hãy theo dõi lịch âm, lịch vạn niên ngày 26/6/2024 để biết thêm thông tin về dương lịch, âm lịch, giờ xuất hành và những lời khuyên hữu ích.

Đến Núi Thành (Quảng Nam) khám phá nét hoang sơ Biển Rạng

Du lịch

09:04:21 26/06/2024
Mãnh đất Núi Thành đã được thiên nhiên ở đây khá ưu ái dành tặng cho người dân nơi này một bãi biển vẫn còn hoang sơ và là một địa chỉ thú vị để bạn tìm về sau những chốn ồn ào của phố phường.

Mê đắm với phong cách tropical cho những chuyến đi mùa hè

Thời trang

09:01:01 26/06/2024
Phong cách tropical lấy cảm hứng từ những vùng nhiệt đới đầy nắng gió, với những bãi biển hoang sơ, những rặng dừa xanh mát và những khu rừng nhiệt đới rực rỡ sắc màu.

Thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bụng đói

Sức khỏe

09:00:55 26/06/2024
Bạn cũng nên tránh đồ uống lạnh, chúng có thể cung cấp một nguồn năng lượng nhưng lại có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Đồ uống lạnh có xu hướng làm hỏng màng nhầy và có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.

Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di

Hậu trường phim

08:36:39 26/06/2024
Cô là thầy dạy của nhiều diễn viên Hoa ngữ trẻ hiện tại, cũng là người từng khiến Chương Tử Di không thể phản bác.