Tự chủ đại học vì sao còn lúng túng?
Trong buổi làm việc với Đại học Huế hồi tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tự chủ là lối ra cho đại học Việt Nam nhưng chúng ta còn lúng túng” (*). Sự lúng túng ấy đến từ đâu? Nó xuất phát từ bối cảnh thể chế chính trị-pháp lý hay từ bản thân các trường đại học?
ảnh minh họa
Cách đây vài năm, Thủ tướng Chính phủ thời đó cũng đã cho phép một số trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ để có thể có những đánh giá thực tế hơn về việc thực hiện tự chủ đại học. Tuy nhiên, do thời gian thí điểm chỉ kéo dài hai năm nên rất khó để đánh giá xem đâu là những mặt được và những mặt hạn chế của việc thực hiện tự chủ đại học. Nếu chỉ ban hành một cơ chế thí điểm thì chưa đủ để các trường đại học thực hiện được việc tự chủ, muốn làm được phải có một chính sách toàn diện hơn về tự chủ đại học.
Tại một số nước, tự chủ đại học được quy định thành một bộ luật riêng và dù có luật riêng nhưng việc thực hiện tự chủ vẫn không diễn ra như mong đợi. Cụ thể là tại Pháp, chính phủ nước này vào năm 2007 đã ban hành Luật về quyền tự do và trách nhiệm đại học với quyền tự chủ về tài chính đúng nghĩa. Tuy nhiên sau khoảng sáu năm áp dụng, có đến một phần tư số trường đại học Pháp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và có vài trường bị thâm thụt ngân sách. Theo người phát ngôn của Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học Pháp là Gilles Roussel, các trường gặp khó khăn tài chính có một phần nguyên do từ người lãnh đạo. Việc thực hiện tự chủ đòi hỏi người hiệu trưởng phải quan tâm đến khía cạnh quản trị nhân lực, quản trị tài chính giống như một lãnh đạo doanh nghiệp – vốn là những khả năng hay phẩm chất bẩm sinh – trong khi các hiệu trưởng lại xuất thân từ một nhà giáo, một nhà nghiên cứu chứ không phải là một nhà quản trị. Như vậy, dù có chính sách tự chủ một cách đầy đủ thì chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vào sự phát triển của đại học bởi những khó khăn nội tại của các trường. Pháp là một quốc gia phát triển mà còn gặp khó khăn như vậy thì đại học Việt Nam không thể thực hiện việc tự chủ một cách dễ dàng.
Mặt khác, việc thực hiện chính sách tự chủ đại học còn gặp khó bởi yếu tố bên ngoài, tức là những yếu tố thuộc về thể chế chính trị và pháp lý. Quả vậy, để thực thi chính sách tự chủ đại học, chúng ta cần phải tính đến, trước tiên, là bối cảnh chính trị của Việt Nam. Bởi vì chúng ta có một nền chính trị khác với các nước và nền chính trị này ảnh hưởng đến toàn bộ các định chế của xã hội, trong đó có định chế giáo dục đại học. Chẳng hạn, khi nói đến tự chủ về nhân sự cho các trường đại học thì cũng chỉ tự chủ ở một mức độ nào đó chứ không thể tự chủ hoàn toàn. Cụ thể như việc bổ nhiệm hiệu trưởng và các thành viên ban giám hiệu chắc chắn vẫn phải thông qua cơ quan Đảng ủy quản lý cấp trên tại nơi mà đại học hoạt động, khó có chuyện các trường tự bầu và tự bổ nhiệm các vị trí trong ban giám hiệu như những trường tư. Còn nữa, khi nói đến tự chủ đại học thì chắc chắn phải nói đến hội đồng trường như là thiết chế định hướng cho sự phát triển của đại học về tầm nhìn cũng như về nhân sự, nhưng ở ta thì hội đồng này dù có hiện diện cũng sẽ không thể là cơ quan đứng đầu của trường đại học.
Ở nước ta, định chế nào cũng thường bị ràng buộc bởi nhiều bộ luật khác nhau trong quá trình hoạt động, do đó khi các trường muốn thực thi hết mức các quy định về tự chủ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi những quy định pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, nếu trường đại học muốn huy động các nguồn lực tài chính cho hoạt động của mình (tức thực thi quyền tự chủ tài chính) thì sẽ gặp phải những quy định của các luật như Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công… như vậy sẽ khó có sự tự chủ đúng nghĩa khi vẫn còn quá nhiều đầu mối can dự vào quá trình hoạt động của trường đại học. Trong trường hợp khó huy động các nguồn lực tài chính, các trường tự chủ sẽ phải tăng học phí như là cách để thực hiện tự chủ tài chính. Nhưng học phí thì không thể tăng mãi vì điều kiện kinh tế nói chung của đất nước. Vì thế, nếu các trường xem nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất để tăng chất lượng đào tạo thì rõ ràng dùng giải pháp tăng học phí là không khả thi.
Thiết nghĩ cần phải có một nghiên cứu sâu về tự chủ đại học trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ đó mới có thể có một chính sách tự chủ thích hợp. Tự chủ như những gì đang được một số trường thí điểm chỉ mang tính manh mún và chưa mang bộ mặt tự chủ đúng nghĩa như mong đợi.
Video đang HOT
Nguồn Internet
Bất bình đằng 'ngược' giữa nhà đầu tư tại Dự luật Giáo dục đại học
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc cho phép cơ sở giáo dục đại học có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức, trong khi đó các trường đại học tư thục khác lại không được, dường như chưa hợp lý, gây bất bình đẳng và không rõ mục tiêu quản lý.
VCCI góp ý về Dự thảo Luật Giáo dục đại học - ảnh: Báo Hải Quan
Phân biệt đối xử?
Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết quy định tại khoản 8 Điều 1 Dự thảo Cơ sở giáo dục đại học có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức; có cơ cấu tổ chức tương tự như đại học tư thục có/không có lợi nhuận. Như vậy có thể thấy, cơ cấu tổ chức của trường đại học sẽ được quyết định dựa vào nguồn gốc vốn chủ sở hữu.
Xét bản chất thì hai loại cơ sở giáo dục này đều có nguồn gốc vốn từ tư nhân chỉ khác về quốc tịch của chủ sở hữu vốn (là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước). Theo quy định của pháp luật đầu tư và doanh nghiệp, nguồn gốc vốn sở hữu không phải là căn cứ để phân biệt về cơ cấu tổ chức hay hình thức hoạt động, các nhà đầu tư khi đầu tư dưới dạng thành lập tổ chức đều phải tuân theo cơ cấu tổ chức như nhau tương ứng với loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn.
Trên thực tế, pháp luật liên quan tới doanh nghiệp nếu có phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước thì chỉ phân biệt ở điều kiện về tỷ lệ vốn (nhà đầu tư nước ngoài có thể bị giới hạn ở tỷ lệ vốn nhất định phù hợp với cam kết quốc tế) và hoạt động được phép (cơ sở của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị giới hạn ở một số hoạt động).
Hơn nữa, trong mọi trường hợp thì quyền của nhà đầu tư trong nước cũng rộng hơn hoặc ít nhất là bằng quyền của nhà đầu tư nước ngoài, với mục tiêu chính sách là để bảo hộ hợp lý nhà đầu tư trong nước hoặc vì các lý do an ninh quốc phòng trật tự xã hội nhất định. Chưa có trường hợp nào hạn chế quyền của nhà đầu tư trong nước hơn so với nhà đầu tư nước ngoài (trừ một số dịch vụ rất đặc thù như casino...).
Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng không phân biệt đối xử về cơ cấu tổ chức bắt buộc giữa các trường đại học tư thục (không phân biệt về nguồn gốc vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước)..
VCCI cũng cho rằng, theo quy định tại Dự thảo thì trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, không có đại hội đồng cổ đông như trường tư thục vì lợi nhuận. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo thì sự khác nhau giữa hai trường đại học tư thục này chỉ là ở việc sử dụng phần lợi nhuận có được từ hoạt động đào tạo.
"Với tiêu chí phân biệt như vậy mà quy định trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không có đại hội đồng cổ đông trong khi trường hoạt động vì lợi nhuận có cơ quan này dường như chưa hợp lý", VCCI nêu.
Bên cạnh đó, Đại hội đồng cổ đông được xem là bộ phận có quyền lực nhất với thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của trường chứ không chỉ riêng việc quyết định phân chia lợi nhuận. Dù trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận không phải quyết định về việc phân chia lợi nhuận thì vẫn cần có tổ chức tập hợp/đại diện các cổ đông để quyết định về các vấn đề quan trọng khác của trường.
Do đó, để đảm bảo tính hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định, cơ cấu tổ chức của tổ chức đại học tư thục là như nhau, không phân biệt vì mục đích lợi nhuận hay không.
Băn khoăn mô hình tổ chức của đại học tư thục
Về mô hình tổ chức của trường đại học tư thục, Dự thảo quy định trường đại học tư thục hoạt động vì lợi nhuận có cơ cấu tổ chức tương tự như một công ty cổ phần, bao gồm các bộ phận như: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Tuy nhiên, trường không phải là công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mà là chủ thể hoạt động theo Luật này.
VCCI cho rằng cách tiếp cận này dường như là chưa hợp lý bởi xét về bản chất, hoạt động của trường là một "sản phẩm" dịch vụ có lợi nhuận của các chủ sở hữu đã bỏ vốn. Như vậy đối với chủ sở hữu (cổ đông bỏ vốn thành lập trường) thì đây là một hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, do đó việc quản lý, kiểm soát phải tương tự như việc tổ chức của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với giảng viên, học viên thì đây là cơ sở đào tạo chuyên môn, do đó hoạt động quản trị lại phải đảm bảo tính chuyên môn của ngành giáo dục, tức là theo mô hình một trường đại học (có hội đồng trường, Ban giám đốc, văn phòng, các khoa...).
Do không phân biệt 2 chủ thể này (một là doanh nghiệp, một là trường - sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp) nên Dự thảo hiện thiết kế cơ cấu tổ chức trường đại học vì lợi nhuận bao gồm cả 2 nhóm này (tức là có hệ thống các bộ phận như một công ty cổ phần, đồng thời lại có một hệ thống các bộ phận chuyên môn như một trường đại học).
Điều này khiến cơ cấu một trường đại học cồng kềnh, phức tạp, rất khó có thể phân biệt được mối quan hệ (điều hành/phụ thuộc/kiểm soát...) giữa các bộ phận thuộc 2 hệ thống này với nhau.
Vì vậy, VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận theo hướng cho phép chủ sở hữu thành lập doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp như thông thường, sau đó triển khai các hoạt động thành lập trường đại học theo Luật này.
Trường hợp vẫn giữ cách tiếp cận hiện tại (mỗi nhóm chủ sở hữu phải gắn chặt, không tách rời với trường đại học mà họ sở hữu, áp dụng thiết chế tổ chức hai hệ thống đồng thời) thì cần bổ sung quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát.
Dự thảo sửa đổi quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, nhưng VCCI cho rằng Dự thảo chưa làm rõ các vấn đề như các tổ chức tư nhân có quyền tham gia vào hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục không? Để được thực hiện thì các loại thủ tục nào và có giấy phép nào? Điều kiện về "đề án thành lập phù hợp với quy định về hệ thống tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học" được hiểu như thế nào?...
Theo Một Thế Giới
Giáo dục đại học: Biết "đòi" mới có tự chủ "Về căn bản, tự chủ đại học vẫn là "sân chơi" dành những trường biết chủ động". ảnh minh họa Thứ nhất, vấn đề tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin, dữ liệu, vốn là điểm vướng mắc trong nỗ lực xếp hạng đại học trong nước. Ở một khía cạnh khác, công khai lý lịch khoa học của toàn...