Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó

Theo dõi VGT trên

Nhiều trường đại học tại TPHCM và chuyên gia giáo dục phấn khởi với khái niệm tự chủ đã dần rõ ràng hơn, cơ chế đã thoáng hơn, nhưng vẫn còn những bất cập

Tỏ ra khá ngạc nhiên trước những thay đổi liên quan đến vấn đề tự chủ của các trường đại học trong dự thảo lần này, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lộc, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, mọi thứ đã có tiến triển.

Điều Giáo sư Nguyễn Lộc cùng đại diện nhiều trường đại học tại TP HCM cảm thấy phấn khởi là trong bản dự thảo mới nhất, các mức độ và nội dung liên quan đến khái niệm tự chủ đại học được mở tới mức tối đa.

Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó - Hình 1

Các trường đại học mong chờ một cơ chế tự chủ sát với nhu cầu thực tế, không chồng chéo.

Theo dự thảo lần này, các hoạt động về chuyên môn như mở ngành, tuyển sinh, lựa chọn phương pháp giảng dạy, hợp tác quốc tế… đã được mở hoàn toàn tương ứng với nhiều quốc gia có nền giáo dục đại học mang tính tự chủ cao trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều người còn dè dặt khi yếu tố quản trị đại học vẫn chưa có nhiều thay đổi để tương đồng với độ mở của cơ chế tự chủ.

Video đang HOT

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lộc nhận định: “Về quản trị đại học hiện nay dường như không thay đổi nhiều. Liên quan đến công tác quản trị trong các dự thảo lần trước tương ứng với mức độ tự chủ của các trường thấp hơn. Lần này, vấn đề tự chủ của các trường được mở rộng. Rõ ràng vấn đề liên quan đến công tác quản trị trong dự thảo cần được gia cố thêm để đáp ứng được mức độ tăng tính tự chủ của các trường đại học hiện nay theo sự cho phép của nhà nước”.

Mặc dù chủ trương tự chủ đại học đã có từ mấy năm nay và rất nhiều trường đại học công đang theo mô hình này, tuy nhiên theo ông Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM, việc tự chủ tại các trường hiện vẫn còn nhiều gò bó, bất cập.

Tham gia mô hình tự chủ, đồng nghĩa với việc các trường đại học sẽ mất đi nguồn chi phí không hề nhỏ từ ngân sách. Để bù vào khoản này, nhiều trường chọn phương án tăng học phí.

Thế nhưng ông Bùi Xuân Hải cho rằng đó không phải là cách hay vì học phí cao quá thì các trường đại học tự chủ sẽ khó cạnh tranh với các trường cùng hạng nhưng chưa tự chủ: “Trường đại học mà chỉ chăm chăm vào thu học phí, không lo những vấn đề khác thì lấy đâu ra nguồn thu. Đụng đến vấn đề gì cũng vậy từ cho thuê tài sản đến đầu tư kinh doanh, hợp tác thì vướng Luật Đầu tư công và một loạt các quy định về tài sản công. Vì vậy trường đại học công khi được tự chủ thì bản thân chúng tôi thấy rất khó. Khó khăn lắm chứ không phải dễ, nhất là việc kiếm cho ra t.iền để bù vào khoản mà nhà nước đã cắt”.

Làm sao để cân đối thu chi, tăng thu nhập cho giảng viên, cán bộ là điều khiến không ít trường đại học tự chủ hiện nay cảm thấy mỏi mệt.

Tín hiệu vui là trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học lần này, các vấn đề liên quan đến sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học tự chủ đã được cởi trói phần nào.

Theo đó dự thảo có nội dung cho phép các trường được sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê và liên kết.

Thế nhưng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM Bùi Xuân Hải thắc mắc “một phần” ở đây là bao nhiêu thì ổn.

Do vậy dự thảo nên cần có sự rõ ràng hơn trong câu chữ và cần có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi giao quyền quyết định này cho các trường.

Bên cạnh yếu tố về tài chính, theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, quyền tự chủ của các trường đại học còn thể hiện ở chức năng hoạt động của nó.

Cho rằng việc Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học lần này có nội dung đồng ý để tất cả các trường đại học có thể trở thành đại học nếu đáp ứng được một số tiêu chí về đa ngành dễ dẫn đến việc xuất hiện tràn lan đại học 2 cấp, Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân đề xuất việc duy trì đại học 1 cấp, tức là trường đại học.

Nếu cần hãy giữ lại 2 đại học lớn là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM nhưng đừng phổ biến thêm mô hình này vì rất khó quản cũng như không đảm bảo tính tự chủ thực sự cho các trường: “Bây giờ mình làm đại học rồi có trường đại học. Đại học thì gồm có những trường đại học thành viên mà mình muốn cho các trường đại học thành viên độc lập, tự chủ nữa thì không biết tự chủ với ai khi trường đó đã là thành viên trực thuộc một đại học rồi. Nhất là trong cách giải thích tôi thấy trường đại học phải phù hợp với quy định tổ chức của đại học thì làm sao các trường tự chủ được.”.

Góp ý sửa đổi, hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học lần này, đại diện nhiều trường cho rằng ban soạn thảo cần bổ sung thêm nhiều nội dung và rõ ràng hơn trong câu chữ để luật sát với thực tế, giúp các trường có được môi trường tự chủ đúng nghĩa, tránh trường hợp được mở cái này lại bị thắt cái kia./.

Theo vov.vn

Liên kết để đại học Việt Nam cùng lớn lên

Sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng, không thể đứng ngoài thế giới.

Liên kết để đại học Việt Nam cùng lớn lên - Hình 1

Ảnh minh họa

Chúng ta là một phần của thế giới ngày càng mở hơn. Đối với giáo dục, đặc biệt GDĐH thì yêu cầu hội nhập càng bức xúc. Tuy nhiên, càng hội nhập sâu, rộng hơn thì những thách thức mà GDĐH Việt Nam phải đối mặt càng lớn trên nhiều bình diện: đường lối, chính sách, cơ chế quản lý, quản trị đại học, nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn tài chính và con người... Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế là vấn đề đặt ra tại hội thảo giáo dục 2018 mới đây do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức. Thông tin từ hội thảo cho thấy, còn khá nhiều việc phải giải quyết để đưa GDĐH Việt Nam hội nhập sâu hơn với thế giới.

Chất lượng và hiệu quả GDĐH đang được đặt ra cấp bách. Nhiều ý kiến cho rằng tự chủ đại học là chìa khóa cứu cánh cho GDĐH Việt Nam nhưng theo ý kiến của một số chuyên gia thì tự chủ chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ. Thực tiễn cho thấy, trong mấy năm qua, mức độ tự chủ được gia tăng nhiều cho các trường đại học công lập, nhưng chưa phải trường nào cũng đã sử dụng hết quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của mình. Minh chứng rõ nhất là các trường đại học ngoài công lập mức độ tự chủ cao hơn rất nhiều so với trường công lập, nhưng cũng chỉ có một số trường lớn mạnh từng ngày qua năm tháng, còn không ít trường rất chật vật để tồn tại. Vậy nguyên do chính là từ đâu?

Trong bối cảnh hội nhập và điều kiện nguồn lực xã hội còn hạn chế, hầu hết các trường đại học vốn cạnh tranh không bình đẳng nên rất khó hợp tác với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp, lợi thế của mỗi trường. Xã hội phát triển trong nền kinh tế chia sẻ, không một quốc gia nào đứng một mình có thể phát triển bền vững được. Trong khi chúng ta đang kêu gọi sự hợp tác giúp đỡ từ các chuyên gia bên ngoài thì chúng ta lại chưa có đường lối liên minh các trường đại học ở trong nước để tạo ra sức mạnh, sẵn sàng đáp ứng với đòi hỏi từ nền kinh tế, xã hội vốn mang các yếu tố tích hợp liên ngành. Đôi khi chúng ta làm ngược với logic của thế giới về huy động nhân tài cho các trường đại học. Đơn cử, việc mở ngành đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đòi hỏi phải đảm bảo tỷ lệ giảng viên cơ hữu là rất trái logic về quản lý nguồn nhân lực và vẫn nặng tư duy coi trọng đầu vào hơn là đầu ra. Khoa học công nghệ vốn mang bản chất liên ngành, mà một trường đại học đôi khi không thể "tự túc tự cấp" được, đòi hỏi phải khai thác chuyên gia từ đại học khác ở trong nước và trên thế giới. Tư duy giảng viên cơ hữu đã bóp nghẹt ý muốn sáng tạo đổi mới trong giảng dạy và nghiên cứu.

Trong lý thuyết quản lý hiện đại rất cần phải tạo ra các mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống. Bài học phát huy sức mạnh tổng hợp trong các cuộc kháng chiến của đất nước là minh chứng rõ nhất về sự hợp tác, cộng hưởng các sức mạnh. Vì thế, để hội nhập với thế giới, trước hết các trường đại học của Việt Nam nên hội nhập với nhau để có sức mạnh và tiếng nói chung. Mặt khác, sức mạnh của hệ thống GDĐH Việt Nam cũng không thể trông chờ vào nguồn lực nhà nước nhiều hơn mà vào nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, nhiều năm qua, sự ứng xử chưa thật bình đẳng giữa trường công và trường tư, cũng như chính sách phát triển trường tư chưa thật rõ ràng đã cản trở sự trưởng thành của các trường đại học ngoài công lập. Những lợi thế tự nhiên của đại học công lập như: có danh tiếng từ lâu, được Nhà nước đầu tư lớn về cơ sở vật chất, con người, lại có những vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, học phí thấp... nên đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa trường công và trường tư về tuyển sinh, nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân này cũng làm cho GDĐH Việt Nam khó lớn lên được. Ngay trong mô hình đại học quốc gia hay đại học vùng, chúng ta cũng quên đi phát huy thế mạnh của từng trường thành viên cùng hợp tác, chia sẻ để cùng sáng tạo ra tri thức mới mà vẫn để các trường "độc lập, tự chủ", thiếu sự điều phối nên vừa qua đã có ý kiến đề nghị xóa bỏ đại học vùng.

Việc tăng cường sự tự chủ GDĐH là công việc phải làm, khi ấy, Bộ GD-ĐT sẽ làm gì nếu không phải là cơ quan chú ý nhiều hơn đến thiết kế chính sách, điều phối nguồn lực, cung cấp thông tin định hướng và thanh tra, giám sát chất lượng, đảm bảo các trường phải chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội. Sức mạnh của một hệ thống GDĐH phải là phép cộng véctơ đồng phương và cùng chiều sức mạnh của các trường đại học của một quốc gia, hình thành một liên minh mạnh mẽ với văn hóa hợp tác cùng chia sẻ. GDĐH nếu làm được như vậy sẽ cùng lớn lên mà không ngại sự cạnh tranh từ bên ngoài.

TS HOÀNG NGỌC VINH (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam)

Theo www.sggp.org.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trịnh Sảng bị chủ nợ truy đuổi ở Mỹ, "mặt dày" xin t.iền 2 bạn trai cũ để trả nợ 419 tỷ đồng
15:34:41 07/07/2024
Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Nguyễn Cao Thu Vân: Yêu đại gia hơn 24 t.uổi, ly hôn sau 2 tuần sau đám cưới
16:11:11 07/07/2024
Triệu Văn Tuyên: Mỹ nam được tung hô "báu vật" Cbiz về quê chăn vịt, nuôi gà
15:18:13 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bãi đá cổ Xín mần (Hà Giang) - Vẻ đẹp lạ và bí ẩn

Du lịch

21:14:33 07/07/2024
Nằm chênh vênh trên triền núi cao quanh năm mây phủ, bên những bản người Mông của xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

Thế giới

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Váy áo cho người hướng nội

Thời trang

20:55:50 07/07/2024
Xu hướng diện trang phục trùm kín người, che phủ từ đầu đến chân được nhà mốt Balenciaga lăng xê, các tín đồ thời trang nhiệt tình hưởng ứng, thể hiện sự phá cách trong lối ăn mặc.

Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"

Sao châu á

20:46:31 07/07/2024
Sáng 7/7, tờ JoongAng Ilbo đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Kim Ji Ho (Giày Thủy Tinh) vừa gặp phải biến chứng đáng sợ sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.

Rapper Negav: "Tôi chấp nhận kể cả khi người ta so sánh với HIEUTHUHAI"

Sao việt

20:43:43 07/07/2024
HIEUTHUHAI là người đầu tiên đi gameshow nên các thành viên còn lại khó tránh việc cùng nhảy lên bàn cân. Tôi chấp nhận sự so sánh này.

Anh Trai Chông Gai có 1 tổ hợp kì lạ: Võ sĩ, diễn viên, nhiếp ảnh gia đứng hát như "trai công sở sau mỗi buổi nhậu"

Tv show

20:35:10 07/07/2024
Nhìn tổ hợp võ sĩ, diễn viên, nhiếp ảnh gia diện sơ mi trắng đứng hát khiến nhiều người liên tưởng đến các buổi biểu diễn văn nghệ hồi cấp 3.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 7/7/2024: Thiên Bình hào hứng, Kim Ngưu bất an

Trắc nghiệm

20:31:08 07/07/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 7/7/2024 cho thấy Thiên Bình bắt đầu ngày mới với tâm trạng hào hứng và tự tin.

Người đứng sau loạt phim tỷ USD 'Avatar' và 'Titanic' qua đời vì ung thư

Hậu trường phim

20:24:07 07/07/2024
Jon Landau, nhà sản xuất đứng sau loạt bom tấn Avatar và Titanic gắn liền tên t.uổi với James Cameron qua đời ở t.uổi 64 vì ung thư.

Jimin BTS đẹp như hoàng tử trong album 'Muse' sắp ra mắt

Nhạc quốc tế

20:00:38 07/07/2024
Jimin BTS nhập ngũ vào tháng 12/2023. Tháng 3/2023, album solo đầu tay Face của Jimin đã thiết lập hàng loạt thành tích đáng nể.