Tự chủ đại học trên giấy và trong thực tiễn khi nào mới hết “vênh”?
“ Tự chủ đại học luôn có độ “vênh” giữa tự chủ trên giấy tờ và thực tế triển khai. Nhà trường nhìn một kiểu, cơ quan Nhà nước nhìn một kiểu, bộ chủ quản nhìn một kiểu”- TS Phạm Hiệp nhấn mạnh.
TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu (Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Edlab Asia) đã dành cho phóng viên VOV2 cuộc trao đổi liên quan đến tự chủ đại học của nước ta hiện nay.
PV: Thưa TS Phạm Hiệp, chúng ta đang đẩy mạnh tự chủ Đại học. Song những lùm xùm liên quan đến trường đại học (ĐH) Tôn Đức Thắng nó cho thấy vấn đề gì về tự chủ ĐH hiện nay?
TS Phạm Hiệp: Tôi nghĩ có độ vênh giữa tự chủ trên giấy tờ và tự chủ trên thực tế. Các nghiên cứu mà nhóm chúng tôi tiến hành cùng với Ngân hàng thế giới và Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ ra rồi, luôn luôn có khoảng cách giữa trên giấy tờ và thực tế triển khai. Nhà trường nhìn một kiểu, các cơ quan nhà nước nhìn một kiểu, Bộ chủ quản nhìn một kiểu.
Ví dụ, câu chuyện tự bổ nhiệm giáo sư của trường ĐH Tôn Đức Thắng cách đây vài năm, họ nói rằng việc giao cho trường tự chủ là căn cứ để họ tự bổ nhiệm giáo sư. Nhưng điều này có đúng và họ được làm việc đấy hay không? Và nếu họ không được làm mà tự phá rào có phù hợp với xu thế của thế giới hay không?
PV: Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có đưa ra quan điểm tại một hội nghị ngành giáo dục, đó là cơ quan chủ quản cấp trên không nên can thiệp hành chính vào hoạt động chuyên môn của nhà trường, ông nghĩ sao về quan điểm này của Phó Thủ tướng?
TS Phạm Hiệp: Từ góc độ nghiên cứu, tôi ủng hộ hoàn toàn chỉ đạo của Phó Thủ tướng vì nó cũng phù hợp với xu thế thế giới. Cơ quan chủ quan chỉ nên can thiệp vào nhà trường thông qua Hội đồng trường.
Cơ quan chủ quản bổ nhiệm nhân sự đại diện cơ quan chủ quản vào Hội đồng và nhân sự đại diện cho cơ quan chủ quản này sẽ cùng thảo luận với các thành viên khác của hội đồng về chiến lược phát triển cũng như các vấn đề khác của nhà trường. Chứ bộ chủ quản không nên can thiệp vào công việc hành chính của nhà trường.
“Việt Nam nên đặt ra lộ trình để sớm bỏ cơ quan chủ quản trường đại học”- TS Phạm Hiệp
PV: Vậy theo TS, rào cản lớn nhất trong mối quan hệ giữa một trường ĐH có mức độ tự chủ cao với cơ quan chủ quản là gì?
Video đang HOT
TS Phạm Hiệp: Theo quan sát của tôi, chủ yếu liên quan đến công tác tổ chức nhân sự. Theo thông lệ quốc tế, Hội đồng trường mới là cơ quan bổ nhiệm Hiệu trưởng nhưng trên thực tế thì hầu hết các trường ĐH nước ta hiện nay vẫn theo thông lệ cũ là cơ quan chủ quản bổ nhiệm Hiệu trưởng. Thực ra, chúng ta đã có lộ trình bỏ cơ quan chủ quản và chỉ còn quản lý Nhà nước về ngành thôi. Rất tiếc lộ trình này không được triển khai đúng tốc độ được đề ra.
Tôi nhớ, lộ trình bỏ cơ quan chủ quan đã được đề ra từ trước khi luật giáo dục đại học 2012, tức là đã hơn 10 năm rồi nhưng mà hiện nay vẫn lùng nhùng và đến bây giờ thì giậm chân tại chỗ. Chừng nào còn cơ quan chủ quản thì tôi nghĩ những rắc rối sẽ vẫn còn. Bởi vì đã là cơ quan chủ quản thì vẫn quản lý theo lề lỗi cũ, trường đại học là một thực thể phụ thuộc vào cơ quan chủ quản.
Còn theo cách tiếp cận mới thì trường đại học là một pháp nhân độc lập hoạt động theo quy định của pháp luật. Còn có thể là trường ĐH đó về mặt chuyên ngành nó phù hợp với bộ ngành nào thì bộ ngành đó có thể hỗ trợ về mặt tài chính, chuyên môn thì là câu chuyện khác. Tôi nghĩ, Việt Nam nên đặt ra lộ trình để sớm bỏ cơ quan chủ quản.
PV: Ông có mong, từ vụ việc trường ĐH Tôn Đức Thắng, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào câu chuyện tự chủ Đại học để việc tự chủ không còn nằm trên giấy tờ?
TS Phạm Hiệp: Tôi nghĩ, xét ở góc độ nào đó, ĐH Tôn Đức Thắng có những vai trò nhất định trong tiến trình nâng cao tự chủ trong giáo dục đại học của Việt Nam. Bởi vì họ đã hành động và đã làm, họ đã có những bước chân vào “vùng sáng”.
Cho nên, trong xu thế đổi mới, chúng ta cần có đánh giá công bằng, khách quan. Có những thứ chúng ta nhìn vào khung pháp lý nhưng cũng có chỗ khung pháp lý nằm ở “vùng xám”, nói đúng cũng được mà nói sai cũng được thì chúng ta nên nhìn vào việc cái đó có phù hợp với thông lệ quốc tế không? Có tốt cho sự nghiệp giáo dục chung hay không?
Do vậy, tôi kỳ vọng Chính phủ có những đánh giá thực sự tổng hợp, khách quan, công bằng không chỉ về trường đại học Tôn Đức Thắng mà 23 trường đại học đang được tạo cơ chế tự chủ khác.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tự chủ đại học: Muốn thành công cần tránh tư tưởng nửa vời
Tư chu đai hoc đa va đang mang đên nhưng thay đôi to lơn cho toan hê thông GDĐH, đăc biêt khi Luât GDĐH sưa đôi, bô sung môt sô điêu (Luât 34) đi vao cuôc sông.
Sinh viên trong giờ học thực hành. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, lam thê nao đê tư chu môt cach toan diên, đung đăn va trong khuôn khô cac quy đinh cua phap luât la vân đê gây băn khoăn ơ không it trương. TS Trân Đinh Ly- Pho hiêu trương Trương ĐH Nông Lâm TP.HCM- đơn vi đang thi điêm cơ chê tư chu 75% đa co nhưng chia se thăng thăn vê vân đê trên.
Nêu lam triêt đê se nâng cao chât lương đao tao
Theo TS Trân Đinh Ly- Pho hiêu trương Trương ĐH Nông Lâm TPHCM, tự chủ đại học có nhiều điêm ưu việt, nêu lam tôt, lam đung se giup cac trương phat triên rât nhanh. Bơi tư chu se giúp các trường đại học tháo gỡ được nhiều vướng mắc về quản lý nhà nước, về hoạt động của nhà trường.
Quyền tự chủ cua cac trương (theo Luật Giáo dục Đại học -Luật số 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019) được thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của Luật như Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị, của cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục, tuyển sinh, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh... Vi vây, khi áp dụng cơ chế tự chủ, trường đại học sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn từ việc đầu tư nghiên cứu khoa học đến thay đổi chương trình đào tạo và khẳng định thương hiệu.
"Thưc tê, tự chủ đại học là gắn liền với trách nhiệm giai trinh, nên mỗi trường sẽ tự lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tự chủ đại học và tự chịu trách nhiệm thực sự là con đường để cơ sở giáo dục thúc đẩy học thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính và quản trị đại học.
Ca nhân tôi nhin nhân, tự chủ đại học cơ ban la điêm thông, thao gơ cac chinh sach, vương măc... qua đo thúc đẩy sự năng động và sự phát triển của từng cá nhân, khoa, tô bô môn tư đo kéo theo là sự vững mạnh của cơ sở giáo dục đại học"- TS Trân Đinh Ly noi.
Theo nhiêu can bô quan ly, cơ chế tự chủ đại học sẽ giúp nhà trường chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong các hoạt động. Đăc biêt, khi chuyển sang tự chủ hoàn toàn, trường đại học sẽ chuyển sang phương cách đánh giá bằng chất lượng uy tín, thương hiệu, có khả năng thu hút được sinh viên và có những chế độ chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên.
"Khi tự chủ, các trường đại học tự chủ tài chính, tự chủ về nguồn thu - chi, được thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được ngưng hoặc mở ngành để đào tạo theo nhu cầu của xã hội nếu như đáp ứng được điều kiện theo quy định. Tự chủ đại học còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều hơn trong mỗi cá nhân của trường, giúp các thầy cô khơi dậy sức sáng tạo, la cơ hội tốt để nâng cao chất lượng giáo dục đại học"- TS Trân Đinh Ly đanh gia.
TS Trân Đinh Ly (giưa) tai lê trao băng Thac si, Tiên si cua Nha trương năm 2020
Phân ro trach nhiêm tưng bô phân va co cơ chê giam sat
Nhưng gia tri côt lôi ma cơ chê tư chu toan diên mang lai cho cac trương la rât ro rang, nhât la vơi cac trương đang theo đuôi con đương tư chu nhiêu năm qua như Trường ĐH Kinh tê TP.HCM, ĐH Tôn Đưc Thăng va ĐH Công nghiêp Thưc phâm TP.HCM... Tuy nhiên, ơ khia canh nho, sư nhay cam ma cơ chê thoat Bô chu quan mang lai (như quan tri, tai chinh, công khai thu nhâp) it nhiêu vân đê lai nhưng "gơn song" băn khoăn.
Do đo, theo TS Trân Đinh Ly, ba thanh tô gôm tự chủ tai chinh - trách nhiệm giải trình của nhà trường và vấn đề Hội đồng trường có mối quan hệ biện chứng. Khi nhà trường được trao thẩm quyền và mức tự chủ lớn, thì vấn đề tất yếu đặt ra là cơ chế nào và ai se kiểm soát viêc "thực thi quyền lực", và giám sát kết quả - chất lượng hoạt động của đơn vi tư chu. Đây la dâu hoi, nhưng thưc tê la điêu băt buôc phai co va đươc đăt ra, nêu không muôn đơn vi tư tư chu toan diên, quyên lưc tuyêt đôi cua môt nhom lanh đao.... se dê dân đên nhưng nay sinh chu quan duy y chi.
Theo TS Trần Đình Lý, trong quá trình tự chủ, nếu người đứng đầu có tâm, có tầm, có uy tín, vì lợi ích chung thì sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển. Chúng ta dễ thấy tính chất đặc thù của hệ thống giáo dục đại học, cơ chế đó chính là đổi mới quản lý nhà nước và sự tham gia giám sát của xã hội, gắn với chế định rõ trách nhiệm giải trình của các trường. Khi đó trách nhiệm giải trình là một vấn đề mang tính pháp lý quan trọng để kiểm soát thực thi quyền lực và giám sát hoạt động của nhà trường.
"Tự chủ đại học gắn với Hội đồng trường như là sự đương nhiên, mặc dù Hội đồng trường đã được chế định trong Luật giáo dục Đại học, nhưng trên thực tế có rất ít trường đại học có Hội đồng trường đúng nghĩa. Đặc biệt, uy tín, tầm ảnh hưởng của người đứng đầu cũng như các thành viên sẽ tác động rất lớn đến vai trò của Hội đồng trường.
Hiên nay, ơ nhiêu cơ sơ theo đuôi cơ chê tư chu đa va đang bộc lộ những bất cập, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Có nơi có thực quyền nhưng thực sự không có thực lực. Chinh điêu đo đa lam giam nhip đô phat triên cua đơn vi, cung như chưa thuyết phục hệ thống chính quyền, xa hôi môt cach toan diên"- TS Trân Đinh Ly đanh gia.
TS Trân Đinh Ly đang tra lơi đôc gia tai buôi giao lưu trưc tuyên co chu đê: Tư chu đai hoc- Bươc tiên quan trong
Thưc tê thơi gian qua, một số cơ sở giáo dục thí điểm tự chủ khá thành công. Nhưng trong thời gian thí điểm, cũng có những cơ sở "chưa thực sự hiểu nhau" giữa các tổ chức, câp quan ly làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thống. Theo TS Trân Đinh Ly nêu trong đơn vi co sư dân chu, phân đinh vai tro va trach nhiêm tưng bô phân môt cach tuyêt đôi, đặc biệt, nếu người đứng đầu có tâm có tầm, có uy tín, vì lợi ích chung thì sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển.
"Tự chủ cần toàn diện, nếu nửa vời sẽ khó khả thi, khó có sức mạnh hệ thống. Đặc biệt cần tăng cường sự phân cấp quản lý, phân cấp về kinh phí, tiến tới thực hiện cơ chế khoán có sự đánh giá hiệu quả. Muốn tự chủ thanh công, hãy bỏ tư duy bảo thủ, lợi ích nhóm để hướng về vấn đề lớn hơn, lớn nhất là sự phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục.
Phải có tầm nhìn chiến lược, dài hạn để có chính sách phù hợp, giảm những gì có thể giảm để tăng những chỉ số tốt đẹp. Bơi ngoai vấn đề về nhận thức, cac quy pham vê phap luât, thi tư chu thưc tê vân co nhưng lăn ranh, anh không thê bât châp moi thư đê ma lam"- TS Trân Đinh Ly noi.
Hai điểm đột phá trong quá trình hội nhập Năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng chịu khá nhiều tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây cũng là năm GDĐH thu được nhiều thành tựu, tạo bước đột phá trong thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín quốc tế. Giờ thực hành của sinh...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yoel chính thức ra hầu tòa vụ án hình sự
Thế giới
10:01:33 14/04/2025
Việt Nam được ca ngợi là thiên đường dành cho du khách ưa mạo hiểm
Du lịch
09:58:49 14/04/2025
Ái nữ sao Việt gây sốt MXH vì nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, mới 12 tuổi đã đẹp hết phần ba mẹ
Hậu trường phim
09:23:01 14/04/2025
Cái chết bi kịch của tượng đài âm nhạc Hàn Quốc: 50 phút im lặng cực khó hiểu, lời khai mập mờ của vợ cùng nghi vấn quanh khối tài sản 260 tỷ đồng
Sao châu á
09:19:12 14/04/2025
HOT: Sao nữ Vbiz ở ẩn bấy lâu bất ngờ thông báo mang thai
Sao việt
09:17:00 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: An buột miệng thổ lộ tình cảm với Nguyên
Phim việt
09:09:06 14/04/2025
Lý Hải say mê tập luyện cùng ban nhạc 'Cuộc hẹn cuối tuần'
Tv show
09:06:25 14/04/2025
Đây là chị đẹp cứ lên màn LED là khán giả hú hét: Xinh xuất sắc, tính "mát mát", giọng hát "dát vàng lỗ tai"
Nhạc việt
08:42:12 14/04/2025
Chân dung nam sinh trường huyện vừa mang cầu truyền hình Olympia về cho Tiền Giang sau 11 năm
Netizen
08:06:09 14/04/2025
Bắt game thủ chờ đợi quá lâu, siêu phẩm bóng đá Inazuma Eleven bất ngờ "quay xe", mang tới nỗi thất vọng lớn
Mọt game
08:03:57 14/04/2025