Tự chủ đại học: Lối mở cho những bứt phá

Theo dõi VGT trên

Năm 2019 ghi nhận sự thành công của cả hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong đó, nổi bật là một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã có tên trên bảng xếp hạng của thế giới, đồng thời góp phần minh chứng cho sự phát triển của tự chủ đại học là bước đi đúng đắn.

Tự chủ đại học: Lối mở cho những bứt phá - Hình 1

Trường ĐH Lạc Hồng là ĐH duy nhất của Việt Nam vào Top 4 cuộc thi Eco-Shell Marathon London 2019. Ảnh: NVCC

Bứt phá mạnh mẽ

Có thể nói, năm 2019 là một năm ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU). Theo GS Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng TDTU, trong mục tiêu phát triển, nhà trường đã xác định, thành tựu nghiên cứu khoa học và sáng tạo tri thức là yếu tố quyết định đối với chất lượng của một ĐH. Kết quả này là có tính tất yếu với TDTU, vì suốt 10 năm qua, nhà trường đã đầu tư bài bản và đúng hướng; cũng như áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH).

“Chúng tôi cảm thấy vinh dự và được an ủi khi nỗ lực không ngừng nghỉ của mình đã có kết quả. Vinh dự này cũng thuộc về Việt Nam. Với chính sách tự chủ đại học đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã tạo những nền tảng cơ chế thuận lợi nhất cho các ĐH tự chuyển mình vươn lên trong gần 5 năm qua” – GS Lê Vinh Danh chia sẻ.

Ở một khía cạnh khác, PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (VLU), cho rằng trong năm 2019, GDĐH đã có những dấu hiệu rất tích cực để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa GDĐH. Thực tế cho thấy, mặc dù những e ngại của xã hội về GDĐH ngoài công lập ở một chừng mực nào đó vẫn còn, nhưng trên phương diện thể chế luôn có sự nhất quán, khuyến khích GDĐH ngoài công lập phát triển. Biểu hiện rõ nhất của xu hướng này là sự quy định thống nhất các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo của GDĐH, không phân biệt trường công với trường tư trong Luật GDĐH năm 2012 và năm 2018.

Những quy định đó một mặt đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học cung ứng cho xã hội, mặt khác góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của các trường tư, khẳng định vai trò của các trường tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trường đại học trong quá trình phát triển và do đó khoảng cách giữa GDĐH công lập và ngoài công lập đã dần dần trở nên mờ nhạt.

Tự chủ đại học: Lối mở cho những bứt phá - Hình 2

Ảnh minh họa/ INT

“Năm 2019, sự phân hóa giữa các trường đại học không chỉ trong nội bộ các trường tư, mà đã có sự cạnh tranh phân hóa giữa các trường công với các trường tư. Nhìn nhận của xã hội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ: Không phải cứ trường công là chất lượng tốt và theo đó sẽ tuyển sinh dễ dàng. Một số trường tư thục đã trở thành điểm đến của sinh viên và giảng viên” – PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu chia sẻ.

Đó là những thành tích đáng khích lệ, rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế – xã hội đất nước”, TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ. Đồng thời, TS Quỳnh cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn tới những thành công của GDĐH trong thời gian qua thì tự chủ đại học chính là nút mở quan trọng. “Nó mở lối cho các cơ sở GDĐH bứt phá: Tự chủ về chương trình, tự chủ về nhân sự với sự tham gia sâu của hội đồng trường, cơ chế tài chính linh hoạt, thúc đẩy giáo dục ngoài công lập phát triển.

TS Nguyễn Vũ Quỳnh

Cũng trong năm 2019, Trường ĐH Lạc Hồng (LHU) luôn tạo được sự chú ý với các cuộc thi khoa học kỹ thuật, đặc biệt là đơn vị đã nhiều năm liền đoạt chức vô địch cuộc thi Robocon toàn quốc. Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng LHU, một trong những kết quả nổi bật của năm 2019 cho thấy chất lượng GDĐH đang được nâng lên chính là sự công nhận của quốc tế về chất lượng đào tạo.

Động lực để các trường làm mới mình

Video đang HOT

Những thành tựu đạt được trong năm 2019 sẽ là bước đệm quan trọng, cho phép các ĐH Việt Nam tự tin hội nhập và sánh vai với các ĐH lớn trên thế giới. Vì vậy, việc đổi mới cách dạy và học theo hướng tiệm cận quốc tế, trong đó chú ý đào tạo người học một cách toàn diện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, đẩy mạnh thực hiện NCKH và chuyển giao công nghệ sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường ĐH Việt Nam trong năm 2020.

PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng VLU chia sẻ: Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, hy vọng thầy cô và sinh viên cần ý thức rõ yêu cầu thay đổi trong “cách dạy” và “cách học”. “Thầy cô phải không ngừng cập nhật kiến thức và những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng của người dẫn dắt, ứng dụng CNTT trong giảng dạy để hỗ trợ người học tiếp cận nhiều nhất, nhanh nhất với những thay đổi của công nghệ kỹ thuật. Người học cần có ý thức học chủ động, trải nghiệm nhiều hơn với tâm thế mình cần trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên mới này” – PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu tâm sự.

Nói về những kỳ vọng, dự định trong năm 2020, TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng LHU bày tỏ: “Tùy vào mục tiêu và sứ mệnh của cơ sở GDĐH mà các nhiệm vụ sẽ khác nhau. Bản thân tôi cho rằng, dù là triết lý, sứ mệnh gì thì vẫn phải đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, từ họ và vì họ, bởi vì bản chất của GDĐH là khai phóng.

Trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, có lẽ thứ cần nhất đối với người học chính là kỹ năng học tập suốt đời” .Ở góc nhìn lạc quan về xã hội hóa và tự chủ trong giáo dục, PGS.TS Thái Bá Cần – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen cho rằng: Trong năm 2020, các trường tư sẽ phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các trường tự chủ sẽ phát triển thành công theo hướng trường công nhưng quản lý theo kiểu tư.

Việc các trường ĐH Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng quốc tế là tín hiệu đáng mừng, đáng biểu dương. Nhìn chung, mỗi bảng xếp hạng đều có những tiêu chí chất lượng cụ thể và chúng ta đáp ứng được thì người ta mới xếp hạng. Vấn đề còn lại các trường có tên trong bảng xếp hạng đó có tiếp tục duy trì phong độ của mình hay không thì còn phải chờ thời gian đánh giá. – PGS.TS Thái Bá Cần

Công Chương

Theo giaoducthoidai

Đạt được thứ hạng cao trong xếp hạng ĐH - Bài 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng: "Chúng tôi đã có kế hoạch, lộ trình rõ ràng"

Có thể nói năm 2019 là một năm ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU).

Đạt được thứ hạng cao trong xếp hạng ĐH - Bài 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Chúng tôi đã có kế hoạch, lộ trình rõ ràng - Hình 1

Buổi thực hành của sinh viên TDTU. Ảnh NTCC

Trường được xếp vào TOP 200 các ĐH phát triển bền vững nhất thế giới năm 2019 với thứ hạng 165 trong tổng số 780 ĐH tham gia; được Hệ thống xếp hạng ĐH Academic Ranking for World Universities (ARWU), xếp vào TOP 1.000 trường ĐH xuất sắc nhất thế giới năm 2019, với thứ hạng là 901 - 1000; được Web of Science (WoS, Clarivate, Mỹ) xếp vào nhóm 25 đại học/cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực ASEAN... Đây cũng có thể xem là một kỳ tích của ĐH Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, TDTU cũng đối diện với những sóng gió về các quy định, quy chế đối với tự chủ ĐH đang trong quá trình hoàn thiện. Xung quanh vấn đề này, Báo GD&TĐ có cuộc trò chuyện với TS Võ Hoàng Duy - Phó Hiệu trưởng TDTU.

Thưa TS Võ Hoàng Duy, năm 2019, có thể nói là một năm ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật của TDTU. Mới đây, trường đã được QS Châu Á xếp vị trí 207 trong 500 ĐH tốt nhất Châu Á năm 2020... Ông có thể chia sẻ những cảm xúc cũng như suy nghĩ khi TDTU nhận được các vinh dự này?

Đạt được thứ hạng cao trong xếp hạng ĐH - Bài 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Chúng tôi đã có kế hoạch, lộ trình rõ ràng - Hình 2

TS Võ Hoàng Duy,

- TS Võ Hoàng Duy: Đây là vinh dự không chỉ cho TDTU. Như chúng ta đã biết, thành tựu nghiên cứu khoa học và sáng tạo tri thức mới là yếu tố quyết định đối với chất lượng của một đại học.

Kết quả này là có tính tất yếu với TDTU, vì suốt 10 năm qua, nhà trường đã đầu tư rất bài bản và đúng hướng; cũng như đã áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu khoa học-công nghệ. Với sự quyết tâm của Nhà trường và việc tập trung nguồn lực đủ mạnh; những năm gần đây TDTU đã đứng số 1 Việt Nam về khoa học-công nghệ và nhiều lãnh vực khác.

Do đó, chúng tôi cảm thấy vinh dự và được an ủi khi nỗ lực không ngừng nghỉ của mình đã có kết quả. Vinh dự này cũng thuộc về Việt Nam. Với chính sách tự chủ đại học đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã tạo những nền tảng cơ chế thuận lợi nhất cho các ĐH tự chuyển mình vươn lên trong gần 5 năm qua nếu có ý chí; và TDTU là một trong những trường hợp như thế.

Đó là lý do Việt Nam có được 1 đại diện duy nhất trong TOP 25 của Khu vực ASEAN, TOP 1000 ĐH xuất sắc nhất thế giới năm 2019 của ARWU....

Chúng ta cũng thấy là các đại học của Singapore, Malaysia và Thái Lan gần như "thống trị" nền khoa học-công nghệ và giáo dục trong ASEAN. Tuy nhiên, khi nhìn trên Bảng xếp hạng, ta thấy: a) chỉ có 5 nước/10 nước ASEAN là có đại diện trong bảng (lần lượt là: Singapoe, Malaysia, Thailand, Indonesia, Việt Nam); b) 5 nước còn lại không có đại diện nào; c) TDTU tuy đứng thứ 23 trong bảng, nhưng thành quả khoa học-công nghệ lại thua Đại học quốc gia Singapore (NUS) đến 10,14 lần; và thua các đại học nhóm thứ nhì trong bảng từ 2,5 đến 3 lần.

Nếu a) và b) cho chúng ta thấy rằng kết quả giáo dục và khoa học-công nghệ của một quốc gia có sự kết nối rất rõ ràng với mức độ phát triển của nền kinh tế nước đó; thì c) cho chúng ta thấy gì?. Với tổng công bố quốc tế năm 2018 là hơn 1.000 công trình ISI; và dự kiến tổng công bố năm 2019 sẽ là hơn 1.400 ISI, TDTU có thể đuổi kịp NUS trong vòng từ 7 đến 10 năm tới (tính cả khi NUS vẫn tiếp tục phát triển như tốc độ hiện nay); và đuổi kịp các đại học hạng nhì của khu vực trong vòng 2 đến 3 năm tới nếu Nhà trường duy trì được tốc độ phát triển như 10 năm vừa qua.

Tuy nhiên, đại đa số tuyệt đối các đại học Việt Nam còn lại với tổng số công bố mỗi năm bình quân từ 70 đến 300 công trình ISI/năm/đại học như hiện nay thì cần ít nhất 10 đến 15 năm nữa mới có thêm đại học vào được bảng TOP 25 của khu vực này, nếu quyết liệt đầu tư và hết lòng cho sự phát triển của trường. Đó là điều rất đáng để suy ngẫm.

Những năm gần đây, TDTU xuất hiện nhiều trên bản đồ NCKH của các tổ chức đánh giá, xếp hạng ĐH quốc tế. Nhà trường đã có lộ trình cho vấn đề này như thế nào thưa ông?

Đạt được thứ hạng cao trong xếp hạng ĐH - Bài 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Chúng tôi đã có kế hoạch, lộ trình rõ ràng - Hình 3


SV TDTU trong một buổi học thực hành. Ảnh NTCC

- TS Võ Hoàng Duy: Từ năm 2007, TDTU đã ban hành kế hoạch 30 năm (2007-2037) phát triển Nhà trường thành đại học nghiên cứu trong TOP 60 các đại học hàng đầu Châu Á (hay TOP 500 đại học xuất sắc nhất của thế giới).

Từ Kế hoạch 30 năm này, Nhà trường phân kỳ mục tiêu, các nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu để đạt mục tiêu ra thành 6 kế hoạch trung hạn, mỗi kế hoạch trung hạn kéo dài 5 năm.

Từ Kế hoạch trung hạn này, hằng năm TDTU và từng đơn vị trực thuộc xây dựng Mục tiêu chất lượng và Kế hoạch từng năm học theo qui trình ISO. Cho đến thời điểm này, nhìn lại hơn 2 kỳ kế hoạch trung hạn với những gì đã làm và đạt được, TDTU hãnh diện vì đang đi đúng hướng; và thậm chí đối với một số mục tiêu, TDTU đã vượt xa so với yêu cầu đề ra.

Việc TDTU được vào TOP 25 các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ASEAN theo WoS, hay hạng 1422 thế giới theo URAP, TOP 1000 ĐH xuất sắc của thế giới năm 2019 theo ARWU, TOP 200 các đại học phát triển bền vững nhất thế giới năm 2019... chỉ là những khởi đầu. Chúng tôi đang trong giai đoạn phát triển quyết liệt và cố gắng tiến tới phát triển bền vững trong vài năm tới; để hy vọng có thể vươn đến mục tiêu lớn (TOP 500 đại học nghiên cứu xuất sắc nhất thế giới) nhanh hơn mốc thời gian đã đề ra.

Hiện cũng có những luồng ý kiến còn e ngại, hồ nghi về việc xếp hạng ĐH? Ông thấy vấn đề xếp hạng ĐH thế nào?

- TS Võ Hoàng Duy: Tôi rất chia sẻ việc này. Thực tế xếp hạng ĐH trên thế giới cho thấy nhiều lãnh đạo của các đại học được xếp hạng hoặc có hạng tốt hay có tâm lý quan tâm đến xếp hạng đại học; trong khi số còn lại có thể e ngại hoặc hồ nghi. Cả 2 thái độ này đều chưa hoàn toàn đúng.

Ngay từ khi về công tác tại TDTU 15 năm trước đây, trường gặp rất nhiều khó khăn mà tôi hay nói là "3 không"; nhưng Hiệu trưởng chúng tôi đã cùng tập thể đặt ra mục tiêu là TDTU sẽ phải vào tốp những đại học tốt nhất thế giới. Đến nay, với những gì đã đạt được, chúng tôi đã có đầy đủ minh chứng cho thấy TDTU đi đúng hướng và thành công. Từ sự thành công của trường ở tất cả các mặt (giáo dục, khoa học-công nghệ, quốc tế hóa); TDTU đã được xếp hạng ở cả 3 bảng xếp hạng uy tín nhất thế giới hiện nay là ARWU, THE IMPACT và QS ASIA.

Như vậy, nếu phát triển đúng hướng; phát triển một ĐH toàn diện và đúng nghĩa là ĐH; phát triển đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, thì việc được quốc tế xếp hạng chỉ là kết quả đương nhiên, bất kể chúng ta có quan tâm đến xếp hạng hay không?!. Như vậy, việc xếp hạng đã được thực hiện theo những tiêu chuẩn quốc tế được đa số mọi người đồng thuận; mà cứ đại học nào đạt được những tiêu chuẩn này, thì được vào.

Vậy thì đặt nặng mục tiêu được xếp hạng; hay coi thường và hoài nghi đều không phải là thái độ đúng. Bởi suy cho cùng, chúng ta có muốn đại học của mình phát triển đúng hướng và theo chuẩn quốc tế không?

Dĩ nhiên, có một sự thật khách quan là đến thời điểm này vẫn khó có thể có một bảng xếp hạng ĐH nào hoàn hảo, được tất cả mọi người ủng hộ. Các bảng xếp hạng cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố; trong đó yếu tố kinh doanh là yếu tố nguy hiểm nhất.

Tuy nhiên, vì giáo dục là lĩnh vực luôn được toàn thế giới quan tâm và ai cũng muốn được hấp thụ những chương trình giáo dục tiên tiến nhất, uy tín nhất. Bản chất và mục tiêu chính của các bảng xếp hạng đại học là cung cấp cho cộng đồng thứ bậc của các đại học, và từ thứ bậc này, người học có thể lựa chọn được cơ sở giáo dục có chất lượng nhất.

Do đó, cộng đồng quốc tế phải quan tâm đến các bảng xếp hạng đại học khi mà từng gia đình đều cần biết những đại học nào có chất lượng để chọn cho con em họ theo học, hầu có thể có một tương lai công việc tốt đẹp hơn ở phạm vi toàn cầu.

Ngoài ra, chẳng những người học cần xếp hạng ĐH để chọn cho mình đại học tốt nhất, mà các nhà quản trị/lãnh đạo các quốc gia cũng rất quan tâm đến đẳng cấp nền đại học của đất nước họ để có thể xem lại việc đầu tư/quản trị hệ thống đại học cho phù hợp.

Việt Nam chỉ có khoảng 1,75% tổng số ĐH, trường ĐH được xếp hạng trong Bảng QS Châu Á 2020; và chỉ hơn 0,2% được xếp hạng vào ARWU 2020 cũng là điều mà những nhà quản lý văn hóa, xã hội có trách nhiệm của đất nước đáng phải suy ngẫm.

Vì mỗi bảng xếp hạng (trong 3 bảng phổ biến hiện nay) có trọng số đánh giá khác nhau cho từng nhóm tiêu chí; có đại học được xếp trong bảng này thứ hạng cao, nhưng lại thấp ở bảng xếp hạng khác. Từng bảng xếp hạng do đó, chỉ ra thế mạnh của từng đại học trong số những đại học đã đạt đẳng cấp quốc tế.

Thí dụ: sau khi đã vượt qua các tiêu chuẩn cứng tối thiểu, thì trọng số còn lại của bảng ARWU nặng về học thuật, THE nặng về đóng góp của khoa học-công nghệ và giáo dục cho cộng đồng; QS nặng về lấy phiếu tín nhiệm từ các bên có lợi ích liên quan đến đại học.

Do đó, nghiên cứu đại học được xếp hạng trong từng bảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ có giải pháp, định hướng đầu tư phù hợp cho các đại học để thúc đẩy sự phát triển của đất nước một cách có chủ ý. Nhà khoa học quan tâm đến bảng xếp hạng đại học để tìm việc làm phù hợp; phụ huynh và người học thông qua bảng xếp hạng để biết, với mục tiêu tương lai của mình, mình nên chọn đại học trong bảng nào...?

Lợi ích của việc xếp hạng là chỗ đấy. Dù các ĐH có ủng hộ hay không ủng hộ, thì việc xếp hạng vẫn là nhu cầu tất yếu của xã hội.

Xin cám ơn ông.

Công Chương (thực hiện)

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lễ thủy táng của Quý Bình: Vợ lặng người ôm chặt tro cốt, Vân Trang và đông đảo khán giả tiễn đưaLễ thủy táng của Quý Bình: Vợ lặng người ôm chặt tro cốt, Vân Trang và đông đảo khán giả tiễn đưa
13:22:23 26/04/2025
Sốc: Phát hiện nữ diễn viên 24 tuổi qua đời âm thầm cách đây 2 nămSốc: Phát hiện nữ diễn viên 24 tuổi qua đời âm thầm cách đây 2 năm
11:01:12 26/04/2025
Thêm người nhảy lầu tự tử tại Vạn Hạnh Mall TP.HCMThêm người nhảy lầu tự tử tại Vạn Hạnh Mall TP.HCM
14:24:01 26/04/2025
Nam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trườngNam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trường
13:17:58 26/04/2025
Cuộc sống làm mẹ bỉm sữa ở tuổi 40 của Nhật Kim AnhCuộc sống làm mẹ bỉm sữa ở tuổi 40 của Nhật Kim Anh
10:57:54 26/04/2025
Nữ quân nhân hot nhất mạng xã hội: Xinh như hoa hậu, từng là Quán quân âm nhạcNữ quân nhân hot nhất mạng xã hội: Xinh như hoa hậu, từng là Quán quân âm nhạc
10:55:11 26/04/2025
Ngọc Lan đưa con trai đi xem sơ duyệt diễu binh, "lăn lê bò toài" để có được khoảnh khắc này cùng các chiến sĩNgọc Lan đưa con trai đi xem sơ duyệt diễu binh, "lăn lê bò toài" để có được khoảnh khắc này cùng các chiến sĩ
12:51:14 26/04/2025
Mỗi lần gặp em gái vợ, tôi lại "nóng mặt" vì chuyện sai trái trong quá khứMỗi lần gặp em gái vợ, tôi lại "nóng mặt" vì chuyện sai trái trong quá khứ
10:19:14 26/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 3 người tham gia mua bán hơn 4 tấn thịt lợn bẩn

Khởi tố 3 người tham gia mua bán hơn 4 tấn thịt lợn bẩn

Pháp luật

15:09:11 26/04/2025
Ngày 25/4 Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can đối với 3 người liên quan đến việc mua bán hơn 4 tấn thịt lợn bẩn, thịt lợn nhiễm dịch bệnh đang trong tình trạng bị biến đổi màu sắc, có mùi hôi thối trên địa bàn huyện Trảng Bom...
Sao Việt 26/4: Sam gây tranh cãi khi đăng ảnh che mặt chồng

Sao Việt 26/4: Sam gây tranh cãi khi đăng ảnh che mặt chồng

Sao việt

15:08:32 26/04/2025
Trong loạt ảnh mới cùng chồng và hai con, nữ diễn viên Sam gây tranh cãi khi tiếp tục che mặt ông xã. Nhiều khán giả cho rằng nữ diễn viên đang không tôn trọng chồng.
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống

Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống

Hậu trường phim

15:05:57 26/04/2025
Việc Yoo Ah In được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Directors Cut lần thứ 23, trong bối cảnh anh vướng vào bê bối sử dụng ma túy, đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt.
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Tv show

15:01:21 26/04/2025
Tuần này, chương trình Khách sạn 5 sao sẽ đặc biệt chào đón hai nghệ sĩ gạo cội của nghệ thuật Việt Nam, đó là NSƯT Thành Lộc và NSND Lê Khanh.
Cậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hành

Cậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hành

Tin nổi bật

14:54:50 26/04/2025
Ngày 26/4, Thiếu tá Nguyễn Quang Chỉnh - Công an phường Mai Dịch (Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa hỗ trợ 1 cháu bé học lớp 3 đi lạc về với gia đình.
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống

Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống

Sao châu á

14:51:31 26/04/2025
Theo Chae Seo An, cô đã phải chuyển sang làm công nhân bán thời gian, xoay xở với 7 công việc khác nhau mới đủ sống.
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"

Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"

Nhạc việt

14:35:54 26/04/2025
Trâm chưa bao giờ xem âm nhạc là cuộc đua. Mỗi bài hát là một lần được sống thật, được kể câu chuyện của mình và mong khán giả tìm thấy sự đồng cảm , Bảo Trâm chia sẻ.
Vì sao từng hẹn hò với nhiều bóng hồng nổi tiếng nhưng Quang Hải lại chọn cưới Chu Thanh Huyền?

Vì sao từng hẹn hò với nhiều bóng hồng nổi tiếng nhưng Quang Hải lại chọn cưới Chu Thanh Huyền?

Sao thể thao

14:29:22 26/04/2025
Chu Thanh Huyền dù chưa từng được công khai chính thức nhưng sau cùng lại trở thành cô dâu của Quang Hải. Bởi vì Thanh Huyền đã ở bên Quang Hải ở giai đoạn anh gặp nhiều khó khăn nhất trong sự nghiệp.
Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

Thế giới

14:25:41 26/04/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng Ngoại trưởng Marco Rubio không tham dự, cũng như đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, Steve Witkoff. Thay vào đó, chỉ có đại diện đặc biệt Keith Kellogg từ phía Mỹ.
Cố vượt qua rào chắn tàu hỏa, người đàn ông khiến vợ gặp họa, camera an ninh ghi lại cảnh đáng sợ

Cố vượt qua rào chắn tàu hỏa, người đàn ông khiến vợ gặp họa, camera an ninh ghi lại cảnh đáng sợ

Netizen

14:17:33 26/04/2025
Thông tin được đăng tải trên tờ The Thaiger cho biết, sự việc mới xảy ra vào hôm thứ Ba, 22/4 vừa qua tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Tranh cãi khán giả bỏ về tại sân khấu Coachella của Jennie, ùa đi xem sao nữ hot nhất lễ hội biểu diễn

Tranh cãi khán giả bỏ về tại sân khấu Coachella của Jennie, ùa đi xem sao nữ hot nhất lễ hội biểu diễn

Nhạc quốc tế

13:53:29 26/04/2025
Mới đây, sự chú ý của netizen lại hướng đến Jennie khi 1 đoạn video quay lại set diễn của cô được lan truyền trên sóng mạng.