Tự chủ đại học là tất yếu – vướng đâu gỡ đó?
Cho đến thời điểm này, việc khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu đã thể hiện, chứng minh bằng thực tiễn, nhiều trường đã có những bước tiến vượt bậc.
LTS: Tự chủ đại học được nhiều trường thực hiện từ nhiều năm nay. Trong đó, có trường thực hiện ở từng khâu, từng khoa, từng bộ phận, có trường thực hiện toàn bộ. Nhưng thực hiện như thế nào thì tự chủ đại học cũng chứng minh được hiệu quả của nó về chất lượng đào tạo, về sự hội nhập với đào tạo đại học của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tự chủ đại học ở một góc độ khác còn là sự xã hội hóa công tác đào tạo một cách thiết thực, hiệu quả để người học tham gia đóng góp vào quá trình phát triển của các nhà trường. Gần đây, nhất là sau sự việc lùm xùm ở Đại học Tôn Đức Thắng, vấn đề về tự chủ đại học lại được đặt ra một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, khác những lần bàn thảo trước, lần này, bàn thảo là để chỉ ra những vướng mắc và hướng tháo gỡ, để tự chủ đại học tiếp tục phát triển.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cấp đến vấn đề hiệu quả từ tự chủ đại học.
Giảng viên và sinh viên Đại học Quốc tế- Đại học Quốc gia TP HCM trong phòng thí nghiệm.
Cho đến thời điểm này, việc khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu đã thể hiện, chứng minh bằng thực tiễn. Từ những trường đại học công lập thuộc Bộ Giáo dục- Đào tạo như Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đến các trường trực thuộc các bộ ngành như Đại học Công nghiệp, Đại học Tài chính- Marketing… đều có bước phát triển đáng kể.
Dễ nhận thấy nhất là từ cơ sở vật chất ban đầu được trang bị, các trường có sự đầu tư theo từng năm học, từng ngành học để đến nay có điều kiện dạy và học hiện đại. Tiếp đó là việc mở ra hàng loạt ngành đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và của người học. Các ngành này được đầu tư ngay từ khi mở ra với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng cao… Vì các trường được quyền tự chủ trong mời và trả lương giảng viên, tự chủ trong đào tạo và tạo điều kiện cho đào tạo, tự chủ quyết định những ngành mũi nhọn, hướng đào tạo mũi nhọn của mình.
Tiến bộ cả trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trong các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM, có Đại học Quốc tế thành lập vào tháng 12/2003, được tự chủ tài chính từ năm 2008 và hiện nay đang hướng đến tự chủ toàn diện. Đây trường đại học công lập đầu tiên sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong việc giảng dạy và nghiên cứu. Đến nay, trường có hơn 8.800 sinh viên, gần 600 học viên, nghiên cứu sinh bậc sau đại học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, học phí của Đại học Quốc tế có cao hơn mặt bằng chung của các trường chưa tự chủ, nhưng đổi lại, điều kiện học tập và nghiên cứu của cả sinh viên lẫn giảng viên đều trội hơn hẳn.
Video đang HOT
Chung Minh Nhật sinh viên năm thứ 4 khoa Công nghệ thông tin của trường này cho rằng, mức học phí mà Nhật đóng cho nhà trường là chấp nhận được và hoàn toàn xứng đáng với những gì mà em nhận được: “Học phí hơi cao, nhưng em thấy văn hóa học tập năng động và em có rất nhiều cơ hội nghiên cứu và học tập khi vào trường. Với em, với các cơ hội nghiên cứu, học tập, làm việc theo nhóm nghiên cứu, có các bạn ở các khoa, các bộ môn khác nhau, em cảm thấy em nhận được nhiều hơn”.
Giáo sư- Tiến sĩ Võ Văn Tới cùng sinh viên giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế.
Đại học này hiện có 63% giảng viên trình độ tiến sĩ, thư viện với 33.000 đầu sách, 45 phòng thí nghiệm hiện đại, mỗi năm có 500 bài công bố nghiên cứu khoa học và bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế. Thu nhập của giảng viên, nhân viên cao hơn các đại học công lập khác và thấp hơn mức một số trường đại học dân lập nhưng có thể sống được bằng nghề của mình, có thể dành toàn thời gian hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu khoa học. Thực tế, để thu hút được người giỏi về làm việc, các trường tự chủ cần tạo ra được môi trường làm việc tốt nhất, điều kiện thúc đẩy nghiên cứu khoa học tốt nhất và trả lương ở mức chấp nhận được.
GS.TS Võ Văn Tới, người thúc đẩy thành lập Bộ môn Kỹ thuật Y sinh của trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết: “Trường Đại học Quốc tế tự chủ tài chính có lợi thế là mức lương đủ đề thu hút nhiều nhân tài. Trong trường, đặc biệt là Khoa Kỹ thuật Y sinh đầu tư về điều kiện làm việc cho giảng viên rất tốt, các phòng thí nghiệm của Khoa cũng rất tốt. Đó là một yếu tố để thu hút giảng viên về và gắn bó”.
Tăng dần quyền tự chủ đại học
Cả nước hiện có 240 trường đại học, học viện. Năm 2014, theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, có 23 cơ sở giáo dục đại học bắt đầu được thí điểm tự chủ tương đối toàn diện. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, thực ra, cụm từ tự chủ đại học xuất hiện từ năm 1996, từ khi 2 đại học quốc gia ra đời, nghĩa là đến nay đã 25 năm. Mô hình quản trị đại học có nhiều chuyển biến, tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học: “Trong bước đầu tự chủ đại học đã có những chuyển biến rõ rệt, tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Đến nay các trường tham gia thí điểm tự chủ đã có sự bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa mới kết thúc, trong đó, khi trả lời chất vấn của đại biểu về tự chủ đại học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đánh giá: Chúng ta đã thực hiện tự chủ đại học nhưng mới được một số bước, còn phải thực hiện tiếp tục và đây là một quá trình. Thời gian qua chúng ta đã thực hiện tự chủ đại học và đã đạt được kết quả rất tốt. Gần đây nhất, khi phát biểu với hàng ngàn giảng viên, sinh viên của Đại học Quốc gia TP HCM, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng nhấn mạnh đến tự chủ đại học.
Có thể thấy, Chính phu va nganh Giáo dục- Đào tạo đeu đa khang đinh tu chu đai hoc phai la cau chuyen bat buoc chu khong con la su khuyen khich nhu truoc nua. Trong nhung nam gan đay, chung ta thay quyen tu chu cua cac truong đa đuoc noi rong dan, tu Nghị định số 43 năm 2006 của Chính phủ ve tu chu tai chinh đoi voi đon vi su nghiep cong lap đen Nghị quyết số 40 năm 2012 ve Chuong trinh hanh đong cua Chinh phu trong đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công…cho thấy trong xay dung chinh sach đeu theo xu huong thúc đẩy tự chủ đại học. Hiệu quả thực tiễn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường được tự chủ là động lực để các trường khác mạnh dạn thực hiện tự chủ từng bước hoặc toàn diện cho phù hợp./.
TP. HCM: Điểm chuẩn của nhiều trường đại học tăng từ 1-3 điểm
Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác nhập học thấp, khiến hầu hết các trường đều điều chỉnh đề án tuyển sinh theo hướng tăng chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Facebook)
Ngày 4/10, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Từ điểm công bố cho thấy, điểm chuẩn của hầu hết các trường đều tăng trung bình từ 1-3 điểm.
Cụ thể, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có điểm chuẩn trong khoảng từ 16-27 điểm, tùy ngành và hệ chương trình đào tạo.
Trong đó, các ngành hệ đại trà có điểm chuẩn từ 21,25-27 điểm. Ở hệ này, ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có điểm chuẩn cao nhất là 27 điểm, tăng 1,8 điểm so với năm trước; ngành Kiến trúc nội thất có điểm chuẩn thấp nhất 21,25 điểm.
Các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao tiếng Việt, Việt-Nhật có điểm chuẩn từ 19,5 điểm đến 25,25 điểm. Trong đó, hai ngành có điểm cao nhất là Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật ôtô.
Các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao tiếng Anh có điểm chuẩn từ 20 điểm đến 24,75 điểm, ngành Công nghệ thông tin điểm chuẩn cao nhất. Còn các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ liên kết quốc tế đều có điểm chuẩn là 16 điểm.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020.
Theo đó, tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành năm nay khá cao, trong khoảng từ 22 điểm đến 27,6 điểm. Cụ thể, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm cao nhất là 27,6 điểm; điểm chuẩn thấp nhất ngành Bảo hiểm với 22 điểm.
6 ngành đào tạo tại phân hiệu Vĩnh Long đều có mức điểm chuẩn là 16 điểm. Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục nhập học từ ngày 7 - 10/10.
Điểm chuẩn của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng từ 20,5 - 28 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính là ngành có điểm chuẩn cao nhất với 28 điểm, tăng 2,25 điểm so với năm trước; ngành Bảo dưỡng công nghiệp có điểm chuẩn thấp nhất là 20 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.
Năm nay, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức kỳ thi riêng và thực hiện phương thức xét tuyển kết hợp như những năm trước mà thực hiện 2 phương thức tuyển sinh gồm, xét tuyển thẳng và xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020.
Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 trong khoảng từ 22,5-26,5 điểm, tùy ngành và tổ hợp xét tuyển.
Trong đó, điểm chuẩn cao nhất là điểm của ngành Luật Thương mại quốc tế, ở tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có điểm chuẩn là 26,5 điểm.
Theo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nhà trường chưa tiến hành xét phân khoa chuyên ngành đối với thí sinh đạt điểm trúng tuyển ngành Luật.
Sau khi thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 và làm thủ tục nhập học, căn cứ vào năng lực đào tạo của từng khoa, nguyện vọng đăng ký và mức điểm của thí sinh, nhà trường sẽ công bố điểm trúng tuyển vào các khoa chuyên ngành, trước khi thí sinh vào học chính thức.
Điểm trung bình điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 26,3 điểm, cao hơn năm trước 2,17 điểm.
Trong đó, điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Kinh tế là 25,98 điểm, khối ngành Kinh doanh và quản lý là 26,51 điểm và khối ngành Luật là 25,75 điểm. Điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) với 27,45 điểm, cao hơn năm trước 1,75 điểm.
Trước đó, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng như thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, các trường đại học đều thực hiện đa dạng phương thức tuyển sinh.
Trong đó, đề án tuyển sinh của các trường đều giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, tăng chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ.
Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác nhập học thấp, khiến hầu hết các trường đều điều chỉnh đề án tuyển sinh theo hướng tăng chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Đây vẫn là phương thức chiếm tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường nhiều nhất./.
Tự chủ Đại học: Nỗi lo học phí tăng Một trong những nội dung khiến người học lo lắng nhất khi các trường đại học (ĐH) được tự chủ là tăng học phí. Dự thảo Nghị định thu chi đối với các cơ sở giáo dục vừa được đưa ra lấy ý kiến cho thấy rất rõ lộ trình tăng học phí đối với các trường ĐH nói chung và các trường...