Tự chủ đại học: Chưa chuyển biến đáng kể do nhiều vướng mắc
Vướng mắc trong quan niệm, vướng mắc ở góc độ pháp lý, kể cả vướng mắc trong quản lý nhà nước là những khó khăn khiến tự chủ đại học ở Việt Nam những năm qua chưa có dấu ấn, bước tiến đáng kể.
Tiếp nối thành công chuỗi hội thảo giáo dục được tổ chức hằng năm, ngày 27-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020 với chủ đề “Tự chủ trong giáo dục đại học (GDĐH) – từ chính sách đến thực tiễn.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học cùng trao đổi, thảo luận về thực trạng triển khai tự chủ trong GDĐH, nhất là từ sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH được ban hành và có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2019. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất các ý tưởng, giải pháp thúc đẩy thực hiện tự chủ ĐH, tạo điều kiện cho GDĐH phát triển.
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ
Tham luận tại hội thảo, bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, đánh giá hiện nay hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất khiến một số quy định về tự chủ ĐH của Luật GDĐH có nguy cơ bị vô hiệu hóa, không thi hành được trên thực tế.
Với những quy định thông thoáng tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tự chủ ĐH của các cơ sở GDĐH, Luật GDĐH kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy tự chủ ĐH trên diện rộng. Tuy nhiên, vì chưa có sự đồng bộ giữa các quy định của Luật GDĐH mới được sửa đổi với các luật khác có liên quan nên các quy định pháp luật về tự chủ ĐH vẫn chưa thể phát huy tác dụng, đặc biệt khi thực hiện quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản.
Cụ thể, quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự được Luật GDĐH (sửa đổi) trao thẩm quyền khá rộng cho cơ sở GDĐH trong việc quyết định cơ cấu lao động tổng thể cũng như về từng vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân sự trong trường.
Đại diện các trường đại học tư thục chia sẻ những khó khăn của tự chủ đại học. Ảnh: H. Phượng
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề xuất, kiến nghị: Quốc hội cần quan tâm sửa đổi, bổ sung các luật, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản luật đồng bộ cho tự chủ ĐH.
Ông Sơn cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn để đồng bộ với Luật GDĐH và Nghị định 99, chẳng hạn như cơ chế tài chính, đặt hàng đào tạo, khoa học và công nghệ, quản lý tài sản công, tuyển dụng người nước ngoài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối với các cơ sở GDĐH công lập, đa số nhân sự trong trường là viên chức, phải tuân thủ các quy định của Luật Viên chức hiện hành (có hiệu lực từ 1-7-2020). Vì thế, thủ tục tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức trong trường ĐH công lập không thể vượt ra ngoài quy định của Luật Viên chức. Với tư cách là viên chức, lương và phụ cấp của giảng viên hiện nay được thực hiện theo chức danh nghề nghiệp và thang, bậc lương tương ứng (như các chức danh nghề nghiệp viên chức khác).
“Vì thế, liệu cơ sở GDĐH với quyền tự chủ về nhân sự có thể “vượt rào” để thu hút người tài cho công tác đào tạo và nghiên cứu như ở các nước có nền GDĐH tiên tiến?” – bà Lan Anh đặt câu hỏi.
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội lo lắng: Khi tự chủ ĐH ồ ạt dễ có nguy cơ gia tăng cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường có cùng ngành nghề, lĩnh vực đào tạo do muốn thu hút người học, hạ giá dịch vụ đào tạo lại dẫn tới giảm chất lượng đào tạo hay sử dụng quá công năng của cơ sở đào tạo về nhân lực và cơ sở vật chất…
“Không có tự chủ ĐH sẽ không có những trường ĐH mạnh”
Nhìn từ sự việc của Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa qua, ông Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tham luận: Tự chủ ĐH là con đường bắt buộc của các cơ sở GDĐH hiện nay.
“Tự chủ gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi. Không có tự chủ ĐH sẽ không có những trường ĐH mạnh” – ông Viên nói.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế là cho đến nay, dù tự chủ ĐH đã được thừa nhận và thúc đẩy gần 30 năm nhưng dường như chưa thực sự tạo ra những chuyển biến đáng kể về chất lượng đào tạo, quản trị và nghiên cứu khoa học so với tiềm năng của các cơ sở giáo dục và so với mong đợi của xã hội.
Trong quá trình vận hành tự chủ ĐH, người ta thấy phản ứng của các trường ĐH với “cơ chế chủ quản” có thể chia làm hai nhóm: Một là chưa muốn từ bỏ cơ quan chủ quản, chưa muốn thoát ra khỏi cơ chế cũ, phát triển tuy có chậm nhưng “lành” và an toàn; hai là đón nhận cơ chế tự chủ ĐH như đón một luồng sinh khí mới, làm được nhiều việc tốt nhưng cũng đòi hỏi cơ quan chủ quản trả lại các quyền tự chủ đã được luật định để họ có thể phát huy cao nhất các lợi thế do tự chủ ĐH mang lại, đưa trường ĐH lên tầm cao mới về quản trị và chất lượng. Một số ít trường thuộc loại này thường có khúc mắc và đôi khi là xung đột về tự chủ ĐH với cơ quan chủ quản.
Theo ông Viên, tình trạng số đông vẫn muốn duy trì lề thói tuân thủ quản lý từ trên xuống và hiện tượng một vài xung đột giữa cơ quan chủ quản với trường trực thuộc thời gian qua đã gióng lên hồi chuông báo động về việc “cái áo” của cơ chế chủ quản cũ đã chật hẹp, cần phải giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và trường trực thuộc một cách căn cơ, bài bản, khoa học để từng bước xóa bỏ cơ chế chủ quản theo tinh thần của Nghị quyết 14/2005.
Cũng theo lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng cơ quan chủ quản chưa muốn “buông” trường trực thuộc, trong đó do quan niệm xã hội về tự chủ là rất lớn.
Tự chủ ĐH không phải là tự lo, tự túc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng quan niệm tự chủ chính là tự lo, tự túc đang làm sai lệch quan niệm về tự chủ ĐH.
“10 năm trước, nếu cứ nói đến tự chủ người ta sẽ nghĩ ngay đến việc cơ sở giáo dục sẽ phải tự túc kinh phí, tự thu tự chi. Hiện nay tư tưởng này vẫn còn trong một bộ phận viên chức. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho mọi người phải hiểu tự chủ là Nhà nước vẫn hỗ trợ, vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước ở mặt pháp luật” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tạm 'khóa' đề xuất tăng học phí ở đại học công lập tự chủ tài chính
Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tạm dừng tăng mức thu học phí cho đến khi ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ để các trường đại học công lập xây dựng giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo phù hợp với thu nhập bình quân trên đầu người, để học phí không trở thành gánh nặng của người học, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa.
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với 25 trường đại học công lập tự chủ tài chính đã cho thấy hàng loạt sai phạm, từ công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo đến thu chi tài chính.
Tuyển sinh sai quy định
Theo Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán cho thấy, một số trường đại học thực hiện việc tuyển sinh chưa đảm bảo quy định hiện hành như xác định chỉ tiêu, thực hiện tuyển sinh vượt năng lực đào tạo về giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất. Một số trường không xác định chỉ tiêu tuyển sinh hệ liên kết đào tạo quốc tế trong xác định chỉ tiêu đào tạo, hoặc sử dụng cơ sở vật chất đi thuê để xác định điều kiện cơ sở vật chất khi xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh.
Tại nhiều cơ sở đào tạo mở mã ngành đào tạo mới nhưng chưa chú trọng khảo sát tính cấp thiết của việc mở mã ngành dẫn đến số lượng tuyển sinh của một số ngành này đạt kết quả thấp, nhiều ngành không tuyển sinh được. Giai đoạn 2016-2018 tại 9/25 trường được kiểm toán cho thấy có 22 ngành mở mới số lượng tuyển sinh rất thấp, không thu hút được sinh viên theo học.
Bên cạnh đó, nhiều trường được kiểm toán còn sai sót trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra và tăng gánh nặng học phí của người học như xây dựng chương trình tiếng Anh không đủ số tín chỉ hoặc không có môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo, chưa tương xứng với chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định điều kiện xét tốt nghiệp của các trường.
Để đủ điều kiện tốt nghiệp thì người học phải trả thêm chi phí để đủ điều kiện đầu ra về tiếng Anh. Điều này chưa đúng với tinh thần của chính sách tự chủ mà Đảng, Chính phủ đã ban hành. Tại một số trường, số tín chỉ của các môn học điều kiện (Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng) không được xét trong tổng số tín chỉ toàn khoá khi xác định đơn giá một tín chỉ là không đúng quy định, dẫn đến người học phải trả thêm chi phí học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng gần 56,8 tỷ đồng.
Tại một số trường còn tình trạng thực hiện liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước khi điều kiện về cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, chương trình chưa được kiểm định, giáo trình chưa tự xây dựng, giảng viên giảng dạy không bảo đảm, học viên chưa đủ điều kiện đầu vào... Cá biệt, có tình trạng nhiều học viên không được công nhận bằng tốt nghiệp từ các chương trình liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài.
Chưa chú trọng chất lượng
Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Chi phí đổi mới, cải tiến chương trình, đề cương môn học, xây dựng giáo trình chỉ chiếm 0,34% tổng chi thường xuyên của các đơn vị. Việc đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo mới chủ yếu điều chỉnh một số tín chỉ môn học phù hợp với thực tế đào tạo, cập nhật đề cương môn học, giảm bớt số tín chỉ các môn học đại cương, tăng tín chỉ tiếng Anh hoặc tăng giảm số tín chỉ các môn học tự chọn.
Một số trường xây dựng chương trình tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên gặp nhiều trở ngại và không đem lại hiệu quả. Có 18/23 trường được kiểm toán thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có đổi mới chương trình đào tạo, 5 trường còn lại vẫn sử dụng chương trình đào tạo từ nhiều năm trước, chỉ cập nhật, điều chỉnh đề cương môn học, xây dựng giáo trình. Chủ yếu các trường đang quan tâm đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chưa chú trọng trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Bên cạnh những tồn tại, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng ghi nhận những nỗ lực của các trường trong việc điều chỉnh công tác thu, chi trong bối cảnh bị cắt giảm chi ngân sách thường xuyên. Tỷ lệ chi cho con người tăng từ 49% lên 55% trong tổng cơ cấu chi, tỷ lệ chi nghiệp vụ chuyên môn tăng từ 39% lên 43%, các khoản chi khác được cắt giảm từ 12% còn 2%. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp nhiều trường đại học công lập chủ động tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng cao của người dân.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị còn bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại trên các khía cạnh như công tác ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản về cơ chế tự chủ tài chính; việc thực hiện phân bổ, giao dự toán của cơ quan chủ quản; cơ cấu chi từ nguồn học phí.
Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Chi phí đổi mới, cải tiến chương trình, đề cương môn học, xây dựng giáo trình chỉ chiếm 0,34% tổng chi thường xuyên của các đơn vị.
Học phí Đại học: Tăng lượng có đi cùng tăng chất? Mặc dù, Bộ GD&ĐT đã đề xuất tạm dừng tăng học phí ĐH năm học 2021 - 2022, nhưng xu hướng tăng là điều sẽ chắc chắn sẽ diễn ra trong những năm tới. Tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu để đảm bảo khả năng chi trả của người học và câu hỏi về chất lượng đi kèm mức độ tăng học phí...