Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí

Theo dõi VGT trên

Khi Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học “cởi trói”, cho phép tự chủ tài chính đại học thì một băn khoăn lớn khi thực hiện quyền tự chủ, các trường đại học được quyền thu học phí với mức cao nhất có thể. Có băn khoăn rằng, liệu có làm mất cơ hội tiếp cận giáo dục tinh hoa của người nghèo

Quan tâm, đảm bảo cho đối tượng sinh viên nghèo

Trao đổi về vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Tự chủ đại học – Xu thế phát triển tất yếu” do báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/10, GS.TS Phạm Huy Dũng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long cho rằng: “Vấn đề ở đây là mối tương quan giữa công bằng và hiệu quả, cũng là một đòi hỏi, cân nhắc sự cân bằng. Cũng có vấn đề nữa là nếu cân bằng thì phổ cập đến đâu? Môi trường giáo dục thời Liên Xô (cũ) cũng không phổ cập tất cả, chỉ phổ cập đến phổ thông. Việc phổ cập đến đâu, công bằng đến đâu phải cân nhắc trong năng lực quốc gia đó”.

Ông dẫn chứng, trường Harvard – một trường đại học được coi như hàng đầu thế giới, không vì lợi nhuận, nhưng có nhiều tỷ đô la quỹ đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra, sinh viên học ở trường này thì học phí trung bình là 50 nghìn đô la/năm. Ví dụ trên cho thấy rằng, để dạy học có chất lượng, có hiệu quả thì phải đầu tư kinh phí rất lớn.

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 1

GS.TS Phạm Huy Dũng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Thăng Long.

“Vậy các trường đại học của ta được quyền tự chủ có tăng học phí lên mức cao nhất không? Tôi cho rằng, nếu tăng phí quá cao thì người ta không học. Như vậy, giữa học phí và người học phải có sự cân đối. Tôi lấy ví dụ, ở ĐH Thăng Long, đầu năm Hội đồng quản trị họp với nhau đều cho rằng, nếu không tăng thì không có tiền để nâng cấp trường, nhưng tăng đến đâu để các sinh viên có tiền học thì phải cân nhắc kỹ”, ông Dũng nêu quan điểm.

Còn bàn về giúp người nghèo như thế nào? Theo GS.TS Phạm Huy Dũng, nếu người nghèo thực sự là nhân tài, có năng lực thì Nhà nước sẽ đóng góp, ngay cả với các trường tư, những em học giỏi vào đó cũng được cấp học bổng, hay những công ty như Viettel đều nhận sinh viên khi còn đang học. Nói vậy để thấy, em nào có tài, có năng lực thì vẫn có cơ chế của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp giúp các em học tiếp.

“Tôi nghĩ, nếu cho tự chủ để thu phí muốn thế nào cũng được, thì đào tạo không có chất lượng mà thu phí thấp thì họ cũng không học; còn có chất lượng mà thu cao quá thì không có người giỏi học. Đây là sự tính toán, cân nhắc, dung hòa trong xã hội.

Đối với trường công, tự chủ cũng phải thế. Tôi nghĩ, đây cũng là điều lo lắng. Quy định trần học phí thế này, thế kia cũng khó, cho nên vấn đề quy định học phí tối đa là thế nào cũng nên cân nhắc một chút”, ông Dũng nói thêm.

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 2

Các nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo đại học cùng trao đổi về các mặt của tự chủ đại học.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhận định: Việc tăng học phí là chuyện các trường phải cân nhắc nhiều, không phải là muốn tăng bao nhiêu thì tăng, mà phải cân đối giữa học phí với điều kiện để đảm bảo chất lượng và phản ứng của xã hội.

Video đang HOT

Theo ông Tuấn, chúng ta không nên băn khoăn nhiều vì các trường đều phải dựa vào thực tế để cân nhắc. Mặt khác, theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ thì khi các trường điều chỉnh học phí vẫn phải đảm bảo cho những người có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên nghèo tiếp tục học tập. Đây là một trong những quy định bắt buộc đối với nhà trường.

Trên thực tế, thời gian qua, việc triển khai Nghị quyết này có điểm sáng là Chính phủ cho phép các trường gửi tiền của mình vào ngân hàng thương mại, dùng lãi suất đó để đưa vào quỹ hỗ trợ sinh viên. Các trường dùng tiền này để hỗ trợ học phí, hoạt động phong trào của sinh viên… Theo ông Tuấn, đây là điểm cần nhân rộng, không chỉ trong 23 trường thực hiện Nghị quyết 77 mà các trường khác cũng có thể thực hiện.

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 3

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc.

Về điểm này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho hay: “Chúng tôi cũng luôn quan tâm để làm sao phải đảm bảo được những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể đi học đại học. Chúng tôi có đưa vào trong luật quy định về việc Nhà nước phải có trách nhiệm liên quan đến vấn đề học bổng và chính sách cho những đối tượng này. Đồng thời, chúng tôi cũng quy định các trường đại học phải công bằng trong nguồn thu của mình để cấp học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.

Hiện nay, trong những quy định về vấn đề thu phí, đối với những trường công lập tự chủ, chi thường xuyên 100% mới được tự chủ thu phí theo mức cam kết về chất lượng để đảm bảo cung cấp chi phí về đầu vào. Đối với trường công lập tự chủ 100% có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí nữa và nếu như các trường không có biện pháp sẽ không đảm bảo nguồn cung.

Sẽ có những trường, những ngành nếu mà tự chủ để thu phí theo mức cao sẽ không có người học. Nhà nước sẽ có trách nhiệm đối với những trường không có điều kiện ở vùng sâu, vùng xa và đối với những ngành mà người học khó lựa chọn. Nhà nước cũng sẽ có chính sách để làm sao đào tạo được nguồn nhân lực.

Trong dự thảo bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã tính đến điều này và về mặt lâu dài thì điều này rất quan trọng để đảm bảo các sinh viên, các em thuộc gia đình đối tượng khó khăn có thể tiếp cận được.

Trường không có nghiên cứu khoa học, giải bài toán học phí ra sao?

Hiện nay có nhiều trường đại học rất băn khoăn nếu thực hiện tự chủ vì không thể thu học phí quá cao, trong khi không phải trường nào cũng có thể làm các đề tài nghiên cứu khoa học, sản xuất để tăng nguồn thu. Vậy giải bài toán này thế nào?

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 4

PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.

Hiệu trưởng Bùi Anh Tuấn cho rằng, như đã trao đổi ở trên, tự chủ đại học là tự thân, là xu thế tất yếu. Mức độ tự chủ ở các đại học là khác nhau, phụ thuộc vào năng lực tự chủ, điều kiện của các cơ sở giáo dục đại học.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đa số các cơ sở giáo dục đại học đều có những ngành nghề đào tạo truyền thống. Trường nào cũng có ngành nghề truyền thống gắn liền với tên tuổi của cơ sở giáo dục đó. Tuy nhiên, trong xu thế mới – xu thế mở cửa, hội nhập thì bắt buộc chúng ta xem xét lại cơ cấu ngành nghề của mình cho phù hợp xu thế, còn nếu cứ cứng nhắc bám theo các ngành nghề truyền thống mà không có sự thay đổi thì chắc chắn có ngày không thành công. Ví dụ như ở trường tôi, có ngành truyền thống, rất nổi tiếng là chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Xu hướng vào ngành này rất lớn, điểm thi cao thuộc top đầu cả nước. Bên cạnh đó, những năm gần đây, chúng tôi cũng bắt đầu tính tới các ngành mới: Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản; Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA… Tôi nghĩ các trường khác cũng cần như vậy, bên cạnh những ngành truyền thống phải có ngành mới”.

Về đặt hàng của Nhà nước, ông Tuấn cho rằng đây là xu hướng rất tốt: “Chúng tôi ủng hộ để nhiều trường đại học, nhất là những trường có ngành ít người học nhưng rất cần cho xã hội thì vẫn tồn tại và phát triển được”.

Lệ Thu (ghi)

Theo Dân trí

Trường đại học khó thoát bộ chủ quản

Việc quản lý hệ thống các trường đại học Việt Nam đang chồng chéo. Trong khi đó, nhiều trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nên việc thoát bộ chủ quản rất khó.

Trường đại học (ĐH) không bộ chủ quản, mô hình này không lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam lại là mới mẻ. Với các trường ĐH Việt Nam, bỏ bộ chủ quản được ví như thoát khỏi vòng kim cô bởi làm gì cũng phải xin - cho. Sự phụ thuộc quá nhiều vào bộ chủ quản khiến các trường khó phát triển.

Hội đồng trường quyết định tất cả

Là một trong 3 trường có đề án thí điểm không bộ chủ quản (cùng ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Bách khoa Hà Nội), ĐH Kinh tế TP.HCM đã có nhiều năm thí điểm tự chủ nên với trường, tương lai không còn bộ chủ quản. Điều này liệu có khiến cho trường gặp khó khăn?

PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết kinh phí hoạt động của các trường lâu nay dựa vào 2 nguồn chính là học phí sinh viên đóng và ngân sách nhà nước cấp.

Những năm qua, trường thí điểm tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính lấy thu bù chi, không dựa vào ngân sách nhà nước thì trường vẫn đứng vững. Ở nhiều lĩnh vực khác, trường đã được chủ động hơn nên chắc chắn khi không còn bộ chủ quản, trường sẽ không gặp khó khăn gì.

Trường đại học khó thoát bộ chủ quản - Hình 1

Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào một trường ĐH tại TP.HCM. Ảnh: T ấn Thạnh/Người Lao Động.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết điều kiện thí điểm thực hiện cơ chế không có bộ chủ quản đối với một số trường ĐH trực thuộc bộ: Các cơ sở giáo dục ĐH đã được giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động hoặc đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; hội đồng trường đã được thành lập theo quy định và hoạt động hiệu quả, ổn định; đã đạt kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục ĐH.

Khi bỏ cơ quan chủ quản với các trường trực thuộc, Bộ GD&ĐT chỉ còn vai trò quyết định thành lập hội đồng trường. Theo lý giải của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, khi không còn bộ chủ quản, hội đồng trường sẽ có "thượng phương bảo kiếm" trong tay.

Hội đồng trường quyết định tất cả vấn đề của trường - từ bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng đến đào tạo, nhân lực cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ của trường.

Bộ chủ quản nên quản gì?

Nhiều trường ĐH đang thực hiện tự chủ cho biết ngay cả khi đã tự chủ được tài chính, xài tiền còn phải xin phép thì việc thoát bộ chủ quản là rất khó xảy ra.

Thẳng thắn hơn, hiệu trưởng một trường ĐH công lập cho biết về cơ bản, bộ chủ quản hiện nay chỉ thực hiện 2 việc chính là cấp phát đầu tư và bổ nhiệm nhân sự ban giám hiệu. Đây là 2 việc có dính đến quyền lợi của bộ chủ quản nên không dễ gì bộ buông.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục ĐH là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho quá nhiều bộ và nhiều tỉnh, thành chủ quản.

Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục ĐH giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất.

Ông Tống cho biết vào cuối những năm 1980, nhiều trường ĐH và CĐ đã được chuyển dần từ nguyên tắc quản lý theo "sản phẩm đào tạo và sử dụng" trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau sang nguyên tắc quản lý theo "quy trình công nghệ giáo dục" của bộ duy nhất là Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ có trách nhiệm quản lý trực tiếp khoảng 1/3 trường ĐH trong số hơn 285 trường; Chính phủ chịu trách nhiệm về 2 ĐH Quốc gia; các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh, thành cùng tham gia quản lý số lượng trường còn lại.

Những vấn đề về tài chính và thẩm quyền quản trị đối với giáo dục ĐH bị chia cắt giữa nhiều bộ, tỉnh - thành, cơ quan chủ quản. Tất cả điều này đã khiến cho việc thực hiện cải tổ giáo dục ĐH trở nên khó khăn.

Theo ông Tống, hệ thống các cơ sở đào tạo cần quy về một đầu mối là Bộ GD&ĐT. Khi đó, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo chứ không phải là chủ quản. Các trường ĐH phải được tự chủ hoàn toàn, phải được tự quyết định mọi vấn đề dựa vào luật pháp.

Chỉ là hình thức nếu vẫn còn trói buộc

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nếu chỉ hô hào bỏ bộ chủ quản mà các thông tin, quy chế vẫn còn nguyên, vẫn trói buộc trường thì bỏ bộ chủ quản chỉ là chuyện hình thức.

Để có thể thoát khỏi bộ chủ quản, các cơ sở giáo dục ĐH ít nhất phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Nếu không thì đây vẫn là chuyện trong mơ.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Đầu năm nghe Chu Thanh Huyền "nịnh" chồng như văn mẫu, bảo sao Quang Hải yêu chiều vợ hết mựcĐầu năm nghe Chu Thanh Huyền "nịnh" chồng như văn mẫu, bảo sao Quang Hải yêu chiều vợ hết mực
11:22:46 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Bạn gái hot girl đang "chờ nhà trai đến", Văn Thanh đáp "tới liền", Duy Mạnh vào giục cưới, dự báo tương lai "bỉm sữa"Bạn gái hot girl đang "chờ nhà trai đến", Văn Thanh đáp "tới liền", Duy Mạnh vào giục cưới, dự báo tương lai "bỉm sữa"
11:23:33 01/02/2025
Doãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậuDoãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậu
12:03:01 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Thế giới

16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tin nổi bật

14:54:32 01/02/2025
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lệnh cho tàu Cảnh sát biển 2011 rời cảng khẩn cấp chở theo cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ Biên phòng huyện Côn Đảo đi cấp cứu bệnh nhân.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

Mọt game

10:43:05 01/02/2025
Morgana đang bất ngờ vươn lên đầy mạnh mẽ tại phiên bản 13.4 của ĐTCL mùa 13. Morgana đã được buff rất nhiều sát thương ở bản 13.4 vừa qua
Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Sáng tạo

10:30:04 01/02/2025
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên bỏ qua . Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người nổi da gà