Từ chối là một nghệ thuật và người biết 10 điều này chính là khôn ngoan nhất
Để làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu căng thẳng và tránh lãng phí thời gian, bạn cần học nghệ thuật từ chối nhẹ nhàng – nghệ thuật mà không nhiều người biết.
Sự thật là chúng ta không bao giờ có thể làm việc hiệu quả nếu luôn có quá nhiều cam kết. Đó là lý do vì sao nghệ thuật từ chối lại ý nghĩa đến vậy, có thể đem lại tác dụng trong việc tăng năng suất.
Các thành viên trong gia đình bạn, bạn bè của bạn hay đồng nghiệp của bạn… có thể không ngừng đưa ra những yêu cầu cần đến thời gian của bạn. Và để làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu căng thẳng và tránh lãng phí thời gian, bạn cần học nghệ thuật từ chối nhẹ nhàng – nghệ thuật mà không nhiều người biết.
1. Hãy biết quý trọng thời gian của mình
Khi hiểu rõ những điều bạn nhận lời đồng nghĩa với bao nhiêu thời gian của bạn bị mất đi, bạn sẽ biết lời từ chối nên được thực hiện thường xuyên hơn.
Hãy trung thực và nói với họ rằng: “Hiện tại tôi không thể. Công việc của tôi đang quá tải rồi”. Họ sẽ thông cảm cho bạn bởi họ cũng có thể phải giải quyết nhiều việc và họ sẽ tôn trọng sự cởi mở, trung thực và biết ưu tiên bản thân của bạn.
2. Biết các ưu tiên của bạn
Ngay cả khi bạn có thêm chút thời gian, bạn có thực sự muốn dành lượng thời gian đó để cho người khác?
Ví dụ: Nếu vợ bạn muốn bạn vài buổi/tuần đón lũ trẻ đi học về, bạn có thể sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để làm việc đó bởi với bạn, gia đình là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu đồng nghiệp yêu cầu giúp đỡ trong một số dự án phụ mà bạn biết cần tốn nhiều thời gian và điều này đồng nghĩa với việc bạn có ít thời gian dành cho vợ và con hơn, bạn nên học cách từ chối.
Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của từng người bởi mỗi người sẽ hướng đến những mục tiêu khác nhau. Đối với những người khác, việc giúp các đồng nghiệp trong dự án mới có thể đồng nghĩa với cơ hội thăng chức hoặc tăng lương và họ thích điều đó.
3. Thực hành nói không
Dù là hoạt động gì, việc tập luyện sẽ giúp bạn thực hiện tốt hơn. Việc nói “không” thường xuyên khi có thể là một cách tuyệt vời để bạn làm tốt hơn và thoải mái hơn khi nói từ đó. Trong trường hợp đối phương là người kiên trì và khăng khăng về điều họ muốn bạn đồng ý, có thể bạn cần lặp lại lời từ chối của mình. Bằng cách tiếp tục nói không, cuối cùng, họ sẽ hiểu ra vấn đề.
4. Đừng xin lỗi
Một cách phổ biến mà nhiều người vẫn dùng để bắt đầu lời từ chối của mình là “Tôi xin lỗi, nhưng…” Nhiều người cảm thấy cách từ chối này khiến họ trông có vẻ lịch sự hơn.
Phép lịch sự là điều rất quan trọng khi bạn học cách nói lời từ chối nhưng việc xin lỗi như vậy chỉ khiến lời nói của bạn trở nên yếu ớt hơn. Bạn cần phải kiên quyết và không hối lỗi về việc bảo vệ thời gian của chính mình.
Khi nói không, bạn cần phải nhớ rằng việc mình từ chối người khác không có gì là tệ cả. Bạn có mọi quyền để đảm bảo có thời gian cho những việc quan trọng nhất đối với mình.
Video đang HOT
5. Không cần phải luôn là tốt nhất
Một lần nữa, bạn cần nhớ rằng lịch sự là điều cần thiết nhưng cư xử tử tế bằng cách nói đồng ý mọi lúc mọi nơi chỉ khiến bạn mệt mỏi và dễ nhận về tổn thương hơn. Khi bạn giúp mọi người dễ dàng có được thời gian (hoặc tiền bạc) của bạn, họ sẽ tiếp tục làm điều đó. Nếu bạn dựng lên bức tường hoặc đặt ranh giới nhất định, họ sẽ phải đi tìm người khác dễ nhờ vả, lợi dụng hơn.
Hãy cho họ thấy rằng thời gian của bạn rất đáng quý và bạn sẽ bảo vệ tốt thời gian của mình. Nếu đó không phải việc nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của bạn và bạn không sẵn sàng để làm, hãy từ chối.
6. Nói không với sếp của bạn
Đôi khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta phải luôn nói đồng ý với sếp bởi họ là cấp trên của chúng ta. Chẳng phải nói lời từ chối đồng nghĩa với việc chúng ta không thể xử lý công việc, năng lực hạn chế sao?
Thực tế thì ngược lại, hãy cho sếp của bạn thấy rằng việc thực hiện quá nhiều cam kết sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của công việc bạn đang đảm nhận. Nếu sếp của bạn khăng khăng rằng bạn cần là, hãy xem qua dự án hoặc danh sách nhiệm vụ sếp muốn yêu cầu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, nhận đảm nhiệm công việc quan trọng nhất.
7. “Rào trước”
Thường thì việc xử lý trước các yêu cầu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời từ chối sau khi đối phương đã đưa ra. Nếu bạn biết rằng các yêu cầu có thể được đưa ra sau cuộc họp, hãy chủ động nói trước với mọi người rằng tuần tới bạn đã kín lịch và không còn thời nhận bất kỳ yêu cầu mới nào.
Tất nhiên, để đoán biết được điều này đòi hỏi sự quan sát cũng như khoảng thời gian nhất định làm việc cùng nhau. Song khi bạn hiểu rõ về nó, mẹo này thực sự rất hữu ích.
8. Trả lời sau
Thay vì đưa ra câu trả lời ngay sau đó, bạn có thể nói với đối phương rằng bạn sẽ xem xét và liên hệ lại sau. Khoảng thời gian đó sẽ giúp bạn cân nhắc rõ hơn về các ưu tiên của mình. Nếu không thể thực hiện được yêu cầu, bạn có thể nói theo cách này: “Tôi đã suy nghĩ về việc đó nhưng sau khi xem xét thì tôi không thể làm được”.
9. Hẹn thời điểm khác
Thay vì đóng sầm cửa với ai đó, bạn có thể đưa ra một lời hẹn về thời điểm khác nếu đó là điều bạn thấy mình có thể làm.
“Điều đó nghe có vẻ thú vị đấy song đợt này tôi bận quá. Chúng ta có thể xem xét sau 2 tuần nữa”.
10. “Điều đó tốt nhưng không hợp với tôi”
Lời từ chối hẹn kinh điển này thực sự có thể hữu ích trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, đừng thiếu thành thật về điều đó. Chỉ đơn giản là việc đó không phù hợp với bạn. Bạn chỉ cần nói ra sự thật bởi mọi người đều có thể cảm nhận được sự không thành thật.
Cuối cùng, nói từ chối không phải là một điều dễ thực hiện nhưng một khi đã thành thạo, bạn sẽ thấy rằng mình ít căng thẳng hơn và tập trung hơn vào những điều thực sự quan trọng đối với mình. Bạn không cần phải cảm thấy tội lỗi khi chủ động sắp xếp cuộc sống của mình theo cách có lợi cho bản thân.
Cùng với đó, hãy nhớ rằng từ chối không có nghĩa là bạn xấu tính hay ích kỷ. Đó là bạn biết quan tâm đến thời gian, năng lượng và sự tỉnh táo của mình. Một khi bạn học được cách từ chối hợp lý, mọi người sẽ tôn trọng việc bạn sẵn sàng thực hành việc chăm sóc bản thân.
11 câu hỏi cần trả lời trước khi mua hàng giúp bạn trở nên giàu có
Dù món hàng đó có giá bao nhiêu, việc tự đặt ra một số câu hỏi và trả lời sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong thời gian dài. Đây cũng là cách để bạn đảm bảo rằng mình không mắc phải một sai lầm mua hàng nào khác tương tự như sai lầm từng mắc.
1. Tôi có thể mua được không?
Trước khi tự hỏi mình bất kỳ câu hỏi nào khác khi mua hàng giá trị lớn, bạn cần đảm bảo khả năng chi trả là ưu tiên hàng đầu.
Nếu bạn không đủ khả năng, thì bạn không nên mua nó. Điều này hết sức đơn giản nhưng nhiều người lại vẫn mắc sai lầm. Sự thật là bạn không nên lãng phí thời gian vào một món đồ mà bạn không thể mua được, vướng vào nợ nần chỉ để có được một món hàng giá trị lớn.
2. Tôi phải làm việc bao lâu để có số tiền đó?
Trước khi thực hiện một giao dịch mua giá trị lớn, bạn có thể cần nghĩ xem mình phải làm việc trong bao lâu để có được số tiền đó. Điều này có thể giúp bạn biết được món đồ đó có thực sự đáng mua hay không.
Ví dụ: Nếu bạn muốn mua món hàng trị giá 1 triệu đồng và bạn kiếm được 200 nghìn đồng cho 1 ngày làm việc, điều đó có nghĩa rằng bạn cần làm việc 5 ngày để có thể mua được nó. Bạn thấy món hàng đó có thực sự xứng đáng với 5 ngày làm việc của bạn không?
3. Còn chi phí nào nữa không?
Chỉ vì bạn mua hàng không có nghĩa là bạn đã hoàn tất việc thanh toán. Có nhiều khoản chi mà bạn phải bỏ ra sau đó và nếu không nhìn nhận xa hơn, bạn hoàn toàn có thể quên mất. Bạn có thể trả lời những câu hỏi như: "Tôi cần bao nhiêu để bảo trì căn nhà đó, tổng các khoản chi sau này thế nào".
Nếu bạn định mang một chú thú cưng về cho gia đình, bạn nên suy nghĩ về tất cả các chi phí trong tương lai cũng như điều kiện chăm sóc thành viên mới đó.
4. Số tiền này có thể chi vào việc gì khác?
Trước khi thực hiện những giao dịch mua giá trị, bạn có thể muốn suy nghĩ về những mặt hàng khác mà mình có thể có được với cùng số tiền đó. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng mình có những mục tiêu khác cần ưu tiên hơn so với món hàng kia.
5. Tôi có sai lầm nào trong quá khứ với một khoản chi lớn không?
Hãy tự hỏi bản thân rằng những quyết định tương tự trong quá khứ có khiến bạn hạnh phúc không hay khiến bạn cảm thấy hối tiếc. Việc suy ngẫm về các quyết định trong quá khứ có thể giúp bạn nhận ra liệu quyết định mình đưa ra có đúng đắn hay quá khứ đã từng có sai lầm tương tự như vậy.
6. Có thể đợi 24 giờ không?
Nếu không phải là giao dịch buộc phải ra quyết định ngay, hãy tự đặt ra thời gian chờ là 24 tiếng. Khoảng thời gian này sẽ cho phép bạn suy nghĩ về việc mua hàng đó kỹ càng hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhất thời.
Bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý hơn nhiều về một giao dịch mua giá trị sau khi suy nghĩ trong ít nhất 24 giờ. Thậm chí, bạn còn có thể nhận ra mình hoàn toàn không cần món đồ đó. Thời gian trì hoãn càng lâu sẽ càng có lợi cho việc mua hàng của bạn. Khi thời gian trôi qua, bạn thậm chí có thể quên luôn cả món đồ đó.
7. Tôi mua món đồ đó ở đâu là tốt nhất?
Bạn đã ngó nghiêng, tìm kiếm ở các cửa hàng khác cũng bán món đồ đó chưa? Nếu câu trả lời là không, bạn nên tìm kiếm nhiều nơi nhất có thể, cả ngoại tuyến và trực tuyến. Các cửa hàng có thể cung cấp sản phẩm với giá khác nhau cũng như chương trình chăm sóc khách hàng, hậu mãi khác nhau. Với một chút thời gian tìm hiểu, bạn sẽ tìm được nơi có thể mua sản phẩm tốt nhất.
8. Tôi có thể mượn món đồ đó từ người khác không?
Nếu món đồ đó không phải là thứ bạn cần, sử dụng thường xuyên, hãy nghĩ đến việc mượn nó từ ai đó hay thuê thay vì mua. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, tránh chi tiền ra mua rồi nhanh chóng cất vào kho.
9. Tôi sẽ đặt món hàng này ở đâu?
Hãy tự hỏi mình câu hỏi này về gần như mọi mặt hàng mà bạn nghĩ đến việc mua. Khi bạn sống trong một không gian nhỏ, đa phần mọi thứ đều nên được lên kế hoạch trước xem bố trí ở đâu. Ngay cả khi nơi ở khá rộng rãi, bạn cũng cần xác định đâu là nơi mình sẽ đặt món hàng định mua đó. Nếu câu trả lời của bạn là chưa biết đặt món đồ đó ở đâu, rất có khả năng là bạn không cần nó.
10. Có chính sách hoàn trả chứ?
Khi thực hiện một giao dịch mua giá trị, chính sách hoàn trả càng đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, khi bạn không chắc chắn 100% về một món hàng, sẽ tốt hơn khi bạn có lựa chọn về chính sách hoàn trả. Hãy xem xét kỹ chính sách hoàn trả của nhà cung cấp, trong đó thời gian đổi trả hàng là bao nhiêu ngày, bạn sẽ nhận lại tiền mặt hay qua thẻ...
11. Tôi có thực sự cần món hàng đó?
Cuối cùng, câu bạn nên tự hỏi mình là liệu bạn có thực sự cần món hàng đó hay không. Nghe có vẻ dễ dàng và dĩ nhiên nhưng nhiều người thậm chí không nghĩ đến việc hỏi câu hỏi này. Thực tế, đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất bạn cần đặt ra khi mua hàng giá trị.
Hãy thực sự nghĩ kỹ và trả lời câu hỏi đơn giản này. Tất nhiên, bạn nghĩ rằng mình cần món đồ đó nhưng nghĩ kỹ hơn xem, đó là nhu cầu cần thiết của bạn hay chỉ là một thứ bạn muốn sở hữu? Đáp ứng điều mình muốn không phải điều gì sai, quan trọng phải phù hợp với ngân sách thực tế cũng như tình hình chi tiêu của bạn. Nếu bạn đang sống lay lắt chờ lương, có một khoản nợ lớn với lãi suất cao hoặc bất cứ vấn đề gì khác, hãy bỏ qua bất cứ mong muốn về chi tiêu lớn nào và bám sát vào những gì bạn thực sự cần.
Thực hiện thành công thử thách bỏ mua sắm online trong 2 tháng, tôi rút ra 4 bài học đắt giá về cách tiêu tiền Sau thử thách không mua sắm online trong 2 tháng tôi nhận ra bài học lớn nhất trong chi tiêu, sự điều độ mới là quan trọng nhất. Để nói chính xác thì tôi có niềm yêu thích với việc mua sắm trực tuyến. Những chiếc váy độc đáo, dép da, ví và sách ảnh hay tạp chí luôn là những mặt hàng...