Từ chàng trai khiếm thị bán trái cây đến chủ nhân tiệm massage người mù
Căn bệnh khiếm thị ập đến ở tuổi 23, từng lang thang bán vé số rồi bị kẻ xấu lừa lọc hay thậm chí đã có lúc tìm đến cái chết, anh Nguyễn Ngọc Hiếu (35 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang) giờ đây đã là giám đốc của một cơ sở massage người mù tại TP.HCM.
Quần quật mưu sinh từ nhỏ
Với anh Hiếu, tuổi thơ là nỗi ám ảnh suốt đời. Lúc bấy giờ, mẹ anh phải tần tảo nuôi 5 người con khôn lớn bằng công việc bán trái cây, bố lại chìm trong rượu chè triền miên, cậu bé 12 tuổi khi đó không khỏi tuyệt vọng. Đỉnh điểm, anh từng uống 150 viên thuốc ngủ để tự tử. May mắn thay, anh qua khỏi do được người nhà phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời.
Nguyễn Ngọc Hiếu mắc phải bệnh teo dây thần kinh thị giác khi mới 23 tuổi
Sau đó, anh đã liều lĩnh bỏ dở việc học và lén gia đình khăn gói lên TP.HCM kiếm sống khi trong tay chỉ có… 70.000 đồng. “Khi đó, tôi phải ăn trộm con gà của mẹ để đem bán lấy tiền. Rồi tôi đi xin việc khắp nơi nhưng ai nấy cũng từ chối vì mình còn quá nhỏ. May sao ông chủ một cửa hàng nhựa ở Q.6 đã nhận tôi vào làm và trả cho tôi 15.000 đồng/ngày”, anh kể.
Vì thương cảm cho đứa trẻ cơ nhỡ, ông chủ cửa hàng nhựa đã cho anh ngủ lại trong nhà kho. Về sau, người con trai của ông ấy đã gặp Hiếu và tạo điều kiện cho anh học bổ túc văn hóa. Anh chia sẻ: “Tôi không khỏi mừng rỡ khi mình lại được tiếp tục con đường học vấn. Để không phụ lòng sự giúp đỡ của gia đình ông chủ, tôi đã học thật chăm chỉ. Kết quả, tôi được chuyển lên hệ chính quy và thi đỗ vào Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM”.
Tiệm massage Ánh Dương, chi nhánh Q.7 được anh thành lập từ năm 2016 và là cơ sở duy nhất của anh còn hoạt động (trước đó chi nhánh Q.10 đã tạm đóng cửa)
Cũng vào thời gian đầu, để trang trải cuộc sống, anh đã làm nhiều việc chân tay. Trong đó, công việc phục vụ ở một quán nhậu trên đường Võ Văn Tần, Q.3 khiến anh hao tổn sức lực nhất khi mỗi ngày phải làm quần quật từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Lúc bấy giờ, căn phòng trọ anh ở còn khá ọp ẹp vì chỉ chứa vừa đủ một tấm nệm, lại phải chịu cảnh… tắm tập thể.
Sụp đổ tất cả khi mất đi ánh sáng
Video đang HOT
Năm 2007, anh được nhận vào làm giáo viên thể dục tại một trường THCS ở TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Sau này, anh nên duyên với một người phụ nữ mình gặp trong chùa. Khi đã yêu lâu dài, họ cùng bàn tính chuyện hôn nhân.
Trớ trêu thay, năm 2011, căn bệnh viêm não bất ngờ ập đến với anh. Suốt 3 tháng nằm viện, chính bạn gái đã tận tụy chăm sóc anh ngày đêm. Bệnh tình của anh dần thuyên giảm nhưng lại bị teo dây thần kinh thị giác, dẫn đến việc vĩnh viễn không thể nhìn thấy được nữa.
Anh xem nhân viên khiếm thị trong tiệm như người thân trong gia đình
“Đôi mắt mù lòa khiến tôi phải nghỉ công việc ở trường. Vì không muốn làm gánh nặng cho người mình yêu, tôi đã đề nghị chia tay nhưng cô ấy không đồng ý. Thế rồi bạn gái đã giúp tôi thuê một mặt bằng để bán trái cây trên vỉa hè đường Nguyễn Đình Chi, Q.6. Kế bên đó còn là sạp vé số tôi bày ra”, anh nhớ lại.
Một thời gian sau, anh cùng bạn gái về quê. Chưa được bao lâu, họ đã trở lại TP.HCM để tiếp tục mưu sinh. Bạn gái làm công nhân, anh thì bán vé số quanh khu vực chợ Đông Thạnh (H.Hóc Môn). Không muốn con chịu cảnh khổ cực, bố mẹ của bạn gái đã ép cô phải cắt đứt mối quan hệ với anh. Nghiệt ngã hơn, anh còn thường xuyên bị kẻ gian lừa cướp vé số. Lúc đó, anh thấy mình đã mất tất cả.
Đứng dậy vượt lên nghịch cảnh
Trong cơn bĩ cực, anh tình cờ được một người cô trong chùa Kỳ Quang 2 (Q.Gò Vấp) giới thiệu đến trung tâm đào tạo nghề massage cho người khuyết tật. Từ đó, anh lại đều đặn đi học vào buổi sáng rồi bán vé số dạo mỗi chiều để kiếm kế sinh nhai.
Hoàn thành quá trình học nghề, anh đã lân la đến các tỉnh như Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk để xin vào làm kỹ thuật viên tại các tiệm massage dành cho người khiếm thị nhằm nâng cao tay nghề. Sau thời gian dài tích cóp, năm 2015, anh đã cùng một người bạn mở cơ sở massage Ánh Dương ở Q.10, TP.HCM và được nhiều khách đến ủng hộ.
Anh Hiếu chuẩn bị quà Trung thu để tặng nhân viên trong tiệm của mình
Khi công việc đã đi vào guồng ổn định, anh mở rộng thêm một cơ sở ở Q.7 vào năm 2016. Bên cạnh đó, anh còn dạy nghề miễn phí cho những nhân viên khiếm thị tại tiệm của mình.
Năm 2021, dịch Covid-19 khiến tiệm massage của anh rơi vào cảnh khốn cùng. Để xoay xở tiền thuê mặt bằng hằng tháng, anh thậm chí còn bán căn nhà mình đang ở. Trở về trạng thái bình thường mới, cơ sở tại Q.10 vẫn hoạt động cầm chừng đến lúc tạm đóng cửa vào tháng 5.2023. Từ đây, anh dồn sức quán xuyến kinh doanh cho “đứa con” ở Q.7.
Dù nhiều lần khó khăn, anh vẫn không bỏ rơi những nhân viên tại tiệm. Từng làm bốc xếp hàng hóa ở tỉnh Đồng Nai rồi được anh Hiếu cưu mang, anh Chung Văn Luận (34 tuổi), kỹ thuật viên khiếm thị tại tiệm massage Ánh Dương cho biết: “Vì xem mọi người như gia đình, anh Hiếu sẵn sàng dạy nghề miễn phí, cho chúng tôi chỗ ở và chỉ nhận tiền ăn 50.000 đồng/ngày. Anh ấy còn hay pha trò những lúc thấy nhân viên của mình buồn bã”.
Đối với anh, danh ca Khánh Ly vừa là thần tượng, vừa là động lực giúp anh vượt qua nghịch cảnh
Là “khách ruột” ở tiệm massage Ánh Dương, anh Nguyễn Hoàng Sơn (26 tuổi, ngụ tại Q.7) đánh giá cao trình độ chuyên môn của anh Hiếu. “Nhờ được anh Hiếu bấm huyệt lần đầu, tôi đã dần bớt đau cột sống. Và từ khi thân thiết với nhau, tôi lại càng cảm kích hành trình vượt khó của anh ấy”, anh Sơn bày tỏ.
Trong tương lai xa, anh Hiếu mong mỏi có thể đặt chân đến Úc và mở thêm một tiệm massage người mù tại đây. Còn lúc này với anh, không gì quan trọng hơn bằng việc mua được một ngôi nhà cho mẹ để hai mẹ con lại có thể gắn bó với nhau như ngày xưa.
Mãn nhãn cổng cưới lá dừa 'độc nhất vô nhị' ở miền Tây sông nước
Với nguyên liệu cây nhà lá vườn, người thợ đã tạo nên chiếc cổng cưới vừa mộc mạc, vừa bắt mắt mang nét rất riêng 'có một không hai'.
Cổng cưới lá dừa không chỉ đẹp, độc đáo mà còn là cách thể hiện dấu ấn văn hóa truyền thống của địa phương.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh chiếc cổng cưới lá dừa miền Tây được thực hiện vô cùng tỉ mỉ, đẹp mắt. Điểm nhấn của chiếc cổng cưới này chính là cặp long phụng được đính kết tỉ mỉ ở hai bên xen kẽ với hoa tươi khiến chiếc cổng cưới càng thêm rực rỡ.
Trước kia ở miền Tây Nam bộ, những chiếc cổng cưới lá dừa hết sức giản dị và đơn sơ. Chỉ cần tàu lá dừa, cây chuối... cùng một số ít phụ kiện đơn giản như lá, buồng trái của cây cũng đủ để tạo thành một chiếc cổng cưới đẹp khiến khách mời từ phương xa phải trầm trồ.
Chiếc cổng cưới miền Tây được thực hiện bằng lá dừa vô cùng tỉ mỉ, đẹp mắt.
Những năm gần đây, xu hướng trang trí cổng cưới lá dừa dần trở nên thu hút hơn và rất được mọi người và đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích. Do đó, dịch vụ làm cổng cưới lá dừa cũng dần xuất hiện và phát triển như hôm nay.
Cổng cưới lá dừa là nét đặc trưng không thể thiếu của đám cưới miền Tây. Nó không chỉ đẹp, độc đáo mà còn là cách thể hiện dấu ấn văn hóa truyền thống của địa phương.
Hoa tươi được cắm xen kẽ khiến cổng cưới càng thêm rực rỡ.
Điểm nhấn của chiếc cổng cưới này chính là cặp long phụng được đính kết tỉ mỉ ở hai bên.
Đây cũng là địa điểm chụp ảnh ưa thích của gia đình, khách mời cùng bạn bè cô dâu, chú rể.
Tưởng "giật tít" là hay, nữ streamer ngẩn người khi nhận án phạt kịch khung Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới nhưng nếu streamer đi quá giới hạn, nền tảng phát sóng vẫn thẳng tay quyết án. Câu chuyện đang được nhắc đến là vụ việc thu hút sự quan tâm lớn trong những ngày gần đây của cộng đồng VALORANT. Cụ thể, nữ streamer xinh đẹp có tài khoản là Meiashes đã bị Twitch "sờ gáy"...