Tự cách ly tại nhà mùa dịch Covid-19, người Việt tìm gì trên Google?
Trong thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1.4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến.
Google search cung cấp cho người dùng khá nhiều thông tin chi tiết về Covid-19
Từ cuối tháng 1.2020, dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (Covid-19) đã trở thành vấn đề cấp thiết nhất trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng tìm kiếm liên quan đến virus Corona đạt đỉnh vào ngày 31.1, ngay sau dịp Tết Nguyên đán. Sau đó, lượng tìm kiếm giảm dần khi số ca nhiễm tại Việt Nam dừng ở con số 16, lần lượt từng trường hợp đều được chữa khỏi.
Tuy nhiên, đến ngày 5.3, khi đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai bắt đầu, xu hướng tìm kiếm về dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức độ cao và đạt đỉnh vào ngày 29.3.
Tính đến ngày 3.4, Việt Nam có 233 ca nhiễm, 85 ca bình phục và 4.577 ca nghi nhiễm. Những câu hỏi và chủ đề được người Việt quan tâm nhiều nhất về dịch Covid-19 xoay quanh tình hình lây nhiễm tại Việt Nam và thế giới cũng như các triệu chứng, biểu hiện nhiễm bệnh.
Theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Google Xu hướng có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.
5 chủ đề liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất của người Việt trong tháng 3
Dịch virus Corona Việt Nam hôm nay
Video đang HOT
Số ca nhiễm virus Corona ở Việt Nam
Các triệu chứng virus Corona
Các tỉnh có virus Corona
Tổng số người nhiễm virus Corona
7 câu hỏi liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm cao nhất của người Việt trong tháng 3
Ai là người đầu tiên phát hiện ra virus Corona chủng mới?
Virus Corona ở đâu?
Biểu hiện khi nhiễm virus Corona?
Corona được chế tạo bởi thứ gì?
Giá xét nghiệm covid-19 là bao nhiêu?
Corona bắt nguồn từ đâu?
Ho nhức đầu sốt mệt mỏi ngứa họng là bị bệnh gì?
Bên cạnh đó, trong thời gian cách ly tại nhà, YouTube là một trong những nguồn nội dung phong phú được nhiều người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến dịch Covid-19 và nội dung học tập, giải trí. YouTube đã có các chính sách nhằm chống lại thông tin giả trên nền tảng của mình và ưu tiên giới thiệu thông tin từ các nguồn có thẩm quyền như Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngoài ra, cộng đồng nhà sáng tạo YouTube đã cùng đưa ra những thông điệp đúng đắn liên quan dịch bệnh như rửa tay đúng cách, hoặc kiến thức về cách ly cũng như những hoạt động giúp ích cho tinh thần lạc quan lẫn thể chất khỏe mạnh trong thời gian cách ly đến hàng triệu người theo dõi kênh.
Thành Luân
Ứng dụng bắt người dân selfie để kiểm soát cách ly tại nhà
Một ứng dụng kiểm dịch tại nhà được thiết kế yêu cầu người dùng phải chụp ảnh selfie để chứng minh tự cách ly an toàn.
Theo France 24, ứng dụng này được Chính phủ Ba Lan sử dụng cho những người có nguy cơ cao với COVID-19 hoặc vừa trở về từ nước ngoài và bắt buộc bị cách ly 14 ngày. Cơ quan kiểm dịch có quyền yêu cầu người dùng phải chụp ảnh selfie để báo cáo chứng minh việc thực hiện cách ly an toàn.
Ứng dụng cho phép định vị và nhận dạng khuôn mặt người dùng. Trong vòng 20 phút kể từ khi gửi thông báo kiểm tra, nếu không phản hồi lại hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định cách ly thì người dùng có thể bị phạt tới 1.000 USD.
Người dùng gửi báo cáo bằng ảnh selfie chứng minh đang thực hiện cách ly an toàn.
Trước Ba Lan, Trung Quốc cũng từng sử dụng công nghệ tương tự để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh với người dân. Nếu ứng dụng này được khai thác đúng cách, đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho công tác phòng chống dịch COVID-19.
Nhưng ở cả hai quốc gia, vấn đề về xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người dùng đều bị đưa ra tranh cãi. Chính phủ các nước này cho rằng người dân nên hy sinh quyền riêng tư của mình vì mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Việc yêu cầu những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao phải tự cách ly nghiêm ngặt là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, kiểm tra bằng ảnh chụp ngẫu nhiên trong khoảng thời gian nhất định chưa phải là biện pháp tối ưu.
20 phút đủ để người dùng có thể chụp ảnh báo cáo. Nhưng nếu lỡ ngủ quên hoặc tắt wifi khi có thông báo đến thì họ có thể phải trả giá tới vài trăm đô la vì ứng dụng kiểm dịch này.
Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ thông tin cụ thể về việc triển khai ứng dụng. Tuy nhiên, phía cảnh sát Ba Lan cho biết họ sẽ áp dụng mức phạt 118 USD trên một người dùng vi phạm. Ở thời điểm kinh tế khó khăn và nhiều người bị mất việc như hiện nay thì mức phạt này cũng đáng để người dùng phải lo lắng nếu tái phạm nhiều lần.
Ann
Bkav nhờ người dùng dạy tiếng Việt cho Bphone, chúng ta có thật sự cần một trợ lý ảo người Việt ? Mấy ngày gần đây, nổi lên râm ran việc Bkav mở chương trình dạy tiếng Việt cho Bphone, với mục đích "để giúp trí tuệ nhân tạo của Bphone giao tiếp với người sử dụng bằng tiếng Việt". Vậy thật hư câu chuyện này là gì và việc câu chuyện không mới về một trợ lý ảo người Việt có thật sự cần...