Từ cách cư xử khác biệt, Long trong Hương Vị Tình Thân đã hơn hẳn bố mình: Bài học sâu sắc về hôn nhân với những “cái tát vô hình”
Nếu “cả thế giới” xem xong cảnh bà Xuân trong Hương vị tình thân bị ông Khang tát mà chạnh lòng, thấy phụ nữ đáng thương thì tôi xin phép “quay lưng với cả thế giới”!
Hương vị tình thân lại tiếp tục thu hút sự theo dõi của nhiều người với những diễn biến gay cấn tiếp theo. Phim không đơn thuần là “món ăn giải trí”, nó còn khiến chúng ta nhận ra rất nhiều điều trong các mối quan hệ, cách mọi người trong gia đình cư xử với nhau.
Trước giờ người ta luôn nói mẹ chồng – nàng dâu là câu chuyện muôn thuở không có hồi kết. Và thực tế, những tâm sự làm dâu luôn được đồng cảm còn mẹ chồng thường đóng đinh trong “vai ác”. Vậy mà, ở Hương vị tình thân bạn sẽ thấy điều hoàn toàn ngược lại, bà Xuân – nàng dâu sở hữu lượng “antifan” cực khủng.
Nhưng hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về các vấn đề trong hôn nhân để những phiên bản bà Xuân đời thực có thể hiện hữu bất cứ lúc nào.
Nhân vật Xuân có lẽ là người Hà Nội gốc (vì cụ Dần thường hay mỉa con dâu như vậy), nhẹ nhàng, tư duy có phần hơi chậm nhưng suy nghĩ rất đơn thuần.
Bỏ qua tất cả những khuyết điểm của bà Xuân vì chắc hẳn ai cũng nhìn thấy nó là quá nhiều, nhưng công bằng mà nói, chúng ta cũng phải nhìn nhận lại ông Khang. Ông Khang là đại diện cho rất nhiều đàn ông bây giờ, ra xã hội có đứng trên bao người thì về nhà vẫn là con ngoan của mẹ, muốn đủ mọi thứ tốt cho mẹ nhưng tự mình lại không biết giải quyết ra sao.
1. Cuộc hôn nhân kiểu mẫu: Tiểu thư ngoan hiền lấy chồng giàu, ở nhà nội trợ chăm sóc gia đình
Góc nhìn trong phim: Đó chính là cuộc hôn nhân của bà Xuân và ông Khang. Bản thân ông đã làm ra nhiều tiền nên không lo nghĩ kinh tế, nhà lại có bà mẹ già lẫn, ông chỉ muốn vợ làm tròn vai trò hậu phương.
Thực ra so với những người đàn ông giàu có gia trưởng khác, ông Khang vẫn là người biết nghĩ cho vợ. Ông khuyên vợ ra ngoài mua sắm cho khuây khỏa nhưng luôn kèm theo điều kiện là chăm sóc, để ý mẹ. Chính vì ông bắt vợ ở nhà nhiều quá nên bà Xuân mất tiếng nói với mẹ chồng, với các con, thậm chí là với người giúp việc.
Góc nhìn thực tế: Nếu cho bạn được 1 lần đặt vào vị trí của bà Xuân trong phim, bạn có nghĩ mình đáng thương như thế? Không hề, hãy nhìn vào thực tế đi: điều kiện vật chất không phải lo, nhà có giúp việc, cơm không phải nấu, chồng cho tiền mua sắm thoải mái (chắc trừ việc lên bar). Và ngay từ đầu khi bước vào hôn nhân, phụ nữ phải xác định 1 điều: Không tiền mất quyền lên tiếng. Chồng muốn mình ở nhà là việc của chồng, còn quyết định hay không là chuyện của chúng ta mà.
Video đang HOT
2. Người chồng chỉ coi mẹ là nhất, không coi trọng cảm xúc của vợ
Góc nhìn trong phim: Người ta nói bà Xuân đáng thương nhiều hơn đáng trách. Vì chồng quá quan tâm mẹ, không để ý cảm xúc của vợ. Rất nhiều tình huống nhỏ nhặt ông Khang chưa hỏi đầu đuôi đã mắng vợ: “Cô làm gì mẹ tôi?”. Câu này có phải đã phân biệt rạch ròi mối quan hệ “cô – mẹ tôi” khiến bất cứ người làm vợ nào cũng chạnh lòng?
Góc nhìn thực tế: Nếu bất cứ ai bước vào hôn nhân cũng có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, nghĩ cho nhau thì cái tâm của mỗi người sẽ được trân trọng. Lấy chồng không phải chỉ cưới mỗi người đàn ông ấy, bạn phải học cách yêu thương gia đình nhà chồng cũng như hướng cho chồng biết quan tâm đến bố mẹ mình.
Đàn ông đôi khi khô khan, không tinh tế được như phụ nữ. Nên chỉ cần anh ta có “nền móng”, bạn hãy trở thành người dẫn đường. Hãy cư xử sao để anh ta không những yêu mà phải phục mình.
3. Sống trong 1 gia đình có mẹ chồng cứ hở ra là đánh con dâu, phân biệt ngay trong cách xưng hô
Góc nhìn trong phim: Cụ Dần bị lẫn nên mỗi lần lên cơn lại nhè đúng bà Xuân để đánh, thế mới lạ! Bình thường cụ cũng toàn gọi con dâu là “chị Xuân, con mẹ Xuân” thì dâu nào chả chạnh lòng.
Trong khi đó, ông Khang luôn bắt vợ mình phải gần gũi mẹ mà biết rõ 2 người họ không ưa nhau. Thế nhưng, có 1 chi tiết là khi thấy con trai mình có 1 cô gái khác bên cạnh, cụ Dần lại “cảnh cáo” để giữ chồng cho con dâu. Vậy có phải cái tâm cụ ác ngay từ đầu hay do ông Khang không thể dung hòa giữa mẹ và vợ?
Góc nhìn thực tế:
Các anh hãy nhớ, đừng bao giờ dại dột dùng cách 3 mặt 1 lời. Hãy bỏ thời gian ra tâm sự với từng người 1 mới gỡ được từng nút thắt. Không có cái gì mà tự nhiên đã tốt đẹp.
4. Ai cũng có những sai lầm, đã yêu, coi nhau là gia đình cần nhất bao dung và vị tha
Góc nhìn trong phim: Trong tập 22, bà Xuân đã nói trúng tim đen của cả nhà để rồi nhận cái tát nảy lửa. Rằng cụ Dần, ông Khang quý Nam nhưng không chấp nhận cô ấy làm dâu. Rằng Nam cũng “không phải đối tượng của Long”. Và chính ông Khang cũng thừa nhận vợ nói đúng, rằng ông ích kỉ chỉ muốn tốt cho mẹ mình, cũng mặc kệ Nam có đồng ý không.
Thế nhưng, khác với bố, Long thẳng thắn: “Anh không muốn em nghĩ là anh đến với em chỉ vì bà… cứ như kiểu gia đình anh lợi dụng em ấy. Và anh thì không muốn như vậy”. Tại sao sau 3 năm, đang từ không đồng ý vì không môn đăng hộ đối mà gia đình Long (trừ bà Xuân) lại thay đổi đến vậy?
Góc nhìn thực tế: Ai cũng có những sai lầm nhất định, dù là vợ chồng, bố mẹ hay con cái, không ai là hoàn hảo cả. Quan trọng là chúng ta biết nhận ra và sửa sai thế nào.
Có thể chia làm 2 nhóm: 1 là cụ Dần, ông Khang, Long – những người biết sai, biết sửa còn 1 nhóm là mình bà Xuân “cân hết” – những người chỉ biết bảo thủ, cố chấp, không chịu hạ thấp cái tôi xuống dù mọi thứ chứng minh mình sai rành rành.
Phụ nữ đừng nghĩ mình yêu nhiều là “auto đúng”, bởi bạn yêu sai sách, mọi cố gắng sẽ về con số 0. Sự nhận thức có thể đến sớm hay muộn miễn là 1 ngày bạn dũng cảm thừa nhận và đối mặt. Và đã là gia đình, đã từng yêu thương nhau thì mọi sai lầm đều đáng được tha thứ chỉ cần đối phương biết quay đầu.
Chỉ cần nghĩ đến bố mẹ là con bật khóc
Có những lúc đang vui vẻ, vậy mà chỉ nghĩ đến bố mẹ là con bật khóc. Mẹ không bao giờ bênh vực con, vì thế mà có chuyện gì buồn bên ngoài, con chỉ biết cố gắng kìm nén cảm xúc.
Ảnh minh họa
Cứ khi nào bước vào kỳ thi, dù kỳ thi quan trọng hay không quan trọng, dù là thi học kỳ hay kỳ thi học sinh giỏi thì con luôn có cảm giác khó chịu. Hình ảnh cha mẹ hiện lên trong đầu và cảm xúc, cơ thể của con trở nên tồi tệ.
Năm học tới, con bước vào năm cuối của cuộc đời học sinh, là năm quan trọng để con chuẩn bị hành trang thực hiện giấc mơ của mình. Thế nhưng, con không thể kiểm soát được bản thân. Cũng bởi, từ trước đến nay, cách giáo dục con cái của cha mẹ rất hà khắc. Chỉ cần chị em con không đạt thành tích như bố mẹ mong muốn, làm mọi việc không khiến bố mẹ vừa lòng thì bố mẹ sẽ mắng chửi chị em con thậm tệ, khiến chúng con tổn thương rất nhiều.
Bố mẹ không để ý đến cảm xúc của bọn con. Những ngày nghỉ dịch như thế này, chị em con cảm thấy không khác gì bị tra tấn. Từ lúc mở mắt đến lúc đi ngủ, bọn con luôn phải nghe những lời xỉa xói, bới móc. Những ngôn từ nặng nề khiến con cảm thấy căng thẳng, sợ hãi và căm ghét bản thân.
Bố mẹ không biết con mình đã phải rơi nước mắt thế nào. Con tủi thân, chạnh lòng và khát khao có bố mẹ tâm lý. Chỉ cần nghĩ lại những hành động, lời nói của bố mẹ là khiến con sợ hãi. Con bị ảnh hưởng tâm lý đến mức có nhiều thay đổi trong cuộc sống. Hôm thì con ăn rất nhiều, hôm con lại không thể ăn một chút gì.
Ảnh minh họa
Trong học tập, con không thể tập trung. Với những môn là sở trường của mình, con cũng không còn hứng thú nữa. Bởi vì bố mẹ lúc nào cũng yêu cầu cao ở con cái. Từ bé, con luôn phải cố gắng hết sức để làm hài lòng bố mẹ, đặc biệt về điểm số.
Dù thành tích của con khá tốt nhưng bố mẹ vẫn không thỏa mãn, kể cả con có được giải cao, kể cả con có đứng nhất trường. Con học giỏi nhưng không có nghĩa là giỏi tất cả các môn. Vì thế, bố mẹ luôn ép con phải học để môn nào cũng phải giỏi nhất. Không đạt được điều mong muốn, bố mẹ lại ra sức ép, mắng con khiến con mất tự tin về bản thân.
Những lúc có chuyện buồn, con rất mong có một người hiểu con để con có thể tâm sự, sẻ chia. Thế mà, có lần, con vừa nói với mẹ thì mẹ lại đổ hết lỗi lên đầu con. Mẹ cho rằng, con phải thế nào mới khiến các bạn đối xử như vậy. Mẹ không bao giờ bênh vực con, không bao giờ đứng về phía con. Vì thế mà có chuyện gì buồn bên ngoài, con chỉ biết cố gắng kìm nén cảm xúc. Con luôn ở tình trạng mệt mỏi, hết năng lượng là vì vậy.
Con đã thử tìm cách nói chuyện để cải thiện mối quan hệ với bố mẹ. Con đã rất nhẹ nhàng nhưng điều con nhận lại không như mong đợi. Mẹ đã thẳng tay tát vào mặt con và mắng con thậm tệ. Càng ngày, con càng sống trầm lặng. Con cảm thấy khó khăn khi bắt chuyện với bạn bè. Thấy các bạn luôn vui vẻ, luôn được cha mẹ yêu thương, con ứa nước mắt vì tủi thân.
Có những lúc đang vui vẻ, vậy mà chỉ nghĩ đến bố mẹ là con bật khóc. Nhiều hôm, vì khóc nhiều, con cảm thấy cơ thể rã rời, đầu óc trống rỗng, quay cuồng. Con biết tâm lý con bất ổn. Con không thể kiềm chế cảm xúc của mình. Con không biết làm thế nào để giảm sự lo âu của mình xuống. Con muốn gục ngã và buông xuôi, bố mẹ à!
Sát ngày cưới tôi vẫn quyết định hủy hôn vì bạn trai tuyên bố "không yêu vẫn lấy, chỉ cần em chăm sóc bố mẹ anh" Bạn trai giải thích với tôi rằng, vì anh thường xuyên đi làm xa nên có nguyện vọng tìm 1 người vợ thay mặt anh chăm sóc gia đình. Tôi năm nay 28 tuổi, là một giáo viên dạy nấu ăn ở Hà Nội. Tôi quen Tuấn khi anh dẫn bạn gái đến trung tâm dạy nấu ăn của tôi để xin học....