Từ bỏ Rafale, Ấn Độ chi “khủng” cho tiêm kích FGFA
Từ bỏ việc mua 126 tiêm kích Rafale Pháp, Ấn Độ có thể phê duyệt chi 25 tỷ USD cho chương trình tiêm kích tàng hình FGFA.
Từ bỏ việc mua 126 tiêm kích Rafale Pháp, Ấn Độ có thể phê duyệt chi 25 tỷ USD cho chương trình tiêm kích tàng hình FGFA.
Theo hãng thông tấn Itar-Tass, Bộ quốc phòng Ấn Độ có vẻ đã sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ của chương trình hợp tác phát triển tiêm kích tàng hình FGFA với Nga.
Việc này diễn ra trong bối cảnh, Ấn Độ gặp bế tắc từ hợp đồng mua 126 chiếc tiêm kích đa năng Rafale với Pháp, Bộ quốc phòng Ấn Độ đã quyết định tìm một hướng đi khác khả thi hơn và chương trình phát triển tiêm kích tàng hình FGFA với Nga là một hướng đi tốt nhất hiện tại mà Ấn Độ có thể nghĩ tới.
Video đang HOT
Ảnh minh họa tiêm kích tàng hình FGFA.
Theo đó, Ấn Độ có kế hoạch sẽ chi thêm 25 tỷ USD vào chương trình FGFA để đẩy nhanh quá trình phát triển của dòng máy bay tiêm kích tàng hình này và Bộ quốc phòng Ấn Độ có thể sẽ đặt mua khoảng hơn 127 chiếc FGFA sau khi chương trình kết thúc.
FGFA là dự án phát triển tiêm kích tàng hình hợp tác giữa Công ty Hindustan Aeronautics Limited Ấn Độ với Sukhoi OKB của Nga. Dự án FGFA lấy nền tảng chương trình tiêm kích tàng hình PAK FA Su T-50 để phát triển.
Theo các thông tin ban đầu, FGFA sẽ được trang bị động cơ phản lực thế hệ mới có kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều AL-41F1 cho máy bay có khả năng bay siêu hành trình mà không cần đốt lần 2, được trang bị radar mạng pha chủ động N079, hệ thống tác chiến điện tử tối tân Himalayas, tổ hợp trinh sát quang – hồng ngoại thế hệ mới nhất.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh màn "tra tấn" tiêm kích tàng hình F-35
Các biến thể tiêm kích tàng hình F-35 chịu sự tra tấn trong các điều kiện thời tiết khác nhau nhằm đánh giá khả năng hoạt động.
Mới đây, công ty Lockheed Martin đã công khai ảnh thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình F-35 trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt tại phòng thí nghiệm Khí hậu McKinley (căn cứ không quân Eglin, Florida).
Trong ảnh, chiếc tiêm kích tàng hình F-35B đang được thổi khí lạnh thử nghiệm khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt.
Cuộc thử nghiệm này được tiến hành nhằm xác định khả năng hoạt động của F-35 trong những điều kiện khí tượng thủy văn tại những địa điểm mà máy bay có thể sẽ được triển khai, từ vùng sa mạc ở Australia và Mỹ cho đến những nước gần Bắc Cực như Canada hay Na Uy.
Trong quá trình thử nghiệm, tiêm kích tàng hình F-35 phải chịu đựng nhiệt độ từ -40 độ C đến 48,8 độ C và các điều kiện thời tiết tương ứng với khoảng nhiệt độ đó.
"Chúng tôi tạo ra các điều kiện thời tiết như thật trong phòng thí nghiệm để giả lập thời tiết thực tế trong khi máy bay phải hoạt động cất và hạ cánh hay đang bay hết tốc lực", ông Dwayne Bell, Giám đốc kỹ thuật phòng thí nghiệm cho hay.
Đây là một trong những thử nghiệm mà mọi máy bay nói chung và tiêm kích tàng hình F-35 nói riêng phải trải qua trước khi có thể được đưa vào hoạt động.
Cảnh các nhân viên phòng thứ nghiệm khí hậu McKinley đang đưa một chiếc máy bay F-35 vào vị trí để tiến hành thử nghiệm.
Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II được quảng bá là chiến đấu cơ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, dự kiến sẽ được không quân 13 nước sử dụng.
Theo_Kiến Thức
Đóng băng chiến đấu cơ tàng hình để thử nghiệm Nhà sản xuất đưa F-35 vào các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt để đảm bảo mẫu chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Lockheed Martin F-35 Lightning II là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5 của quân đội Mỹ. Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của F-35, các...