Từ béo phì trở thành suy dinh dưỡng sau khi cắt bỏ một phần dạ dày
Một phụ nữ đang đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sau khi một ca phẫu thuật cắt bớt dạ dày khiến cân nặng của bà giảm mạnh xuống chỉ còn 38kg.
Julie Dunbar khi còn ở cân nặng cũ. (Nguồn: The Sun)
Một phụ nữ đang đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sau khi một ca phẫu thuật cắt bớt dạ dày khiến cân nặng của bà giảm mạnh xuống chỉ còn 38kg.
Bà Julie Dunbar, 58 tuổi, sống tại Leeds, Anh đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày sau khi cân nặng của bà đạt ngưỡng 127kg. Bà đã hy vọng cuộc phẫu thuật sẽ khiến mình giảm cân và thay đổi cuộc đời.
Julie cho biết: “Tôi gặp một chút vấn đề về thần kinh và phải sử dụng các loại thuốc khiến cho mình bị tăng cân. Chúng khiến tôi luôn luôn cảm thấy đói nên khó có thể theo các chế độ ăn kiêng. Tôi đã từng tập thể dục dưới nước và luôn theo một chế độ ăn kiêng ngớ ngẩn nào đó, nhưng rút cục tôi vẫn ngày một béo hơn.”
Sau đó, Julie đã thực hiện một ca phẫu thuật cắt bỏ 70% dạ dày và 2/3 ruột. Cuộc phẫu thuật có chi phí lên tới 11.000 bảng Anh.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau cuộc phẫu thuật, bà đã cảm thấy cơ thể có vấn đề.
“Tôi trở về nhà và bị đau bụng dữ dội,” bà nói. “Trên thực tế, bất cứ thứ tôi ăn vào đều khiến tôi cảm thấy không khỏe, và đó là một dấu hiệu nguy hiểm.”
Video đang HOT
Bà đã giảm 2/3 trọng lượng cơ thể trong vòng 1 năm, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu các vitamin cần thiết.
Julie Dunbar sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. (Nguồn: The Sun)
“Tôi như đang nhìn thấy một người khác trong gương. Chưa bao giờ trông tôi như vậy cả, toàn xương là xương. Bạn có thể thấy những đốt xương của tôi lộ ra ngay dưới lớp da. Tôi cảm thấy thật kinh khủng và không thể đi đâu cả,” bà nói.
Sau đó bà đã phải trải qua một đợt điều trị 6 tuần, nhưng vẫn tiếp tục phải chịu những tác dụng phụ từ cuộc phẫu thuật của mình.
Bà đã tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, người này sau đó đưa bà đến gặp một nhà tư vấn và nói rằng Julie “sắp chết” mà không có bất kỳ sự trợ giúp từ của một chuyên gia nào.
Sau đó, Julie lại phải phẫu thuật một lần nữa để “nối” thêm 1 mét ruột.
Hiện giờ bà đã tăng cân một chút sau cuộc phẫu thuật thứ hai này, và đang ăn với chế độ 5.000 calo một ngày, gấp đôi so với lượng calo trung bình mỗi ngày của phụ nữ.
Bà phải sử dụng đến 40 loại thuốc khác nhau và gặp các vấn đề về loãng xương, giữ thăng bằng, thị lực và khả năng vận động.
Julie cho biết bà không thể ngờ được về “hậu quả khủng khiếp” của cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày.
“Nếu tôi có thể du hành ngược thời gian, tôi sẽ nói với bác sỹ tâm lý tìm một giải pháp thay thế. Hiện tại, tôi phải chấp nhận sự thật là tình trạng của mình sẽ không thể khá hơn. Tôi sẽ gần như một người tàn tật và không có khả năng làm việc trở lại.”
Julie Dunbar cho biết bà không thể lường trước được hậu quả của cuộc phẫu thuật. (Nguồn: The Sun)
Phẫu thuật cắt ngắn dạ dày thường chỉ áp dụng với những người béo phì nghiêm trọng, nghĩa là trọng lượng cơ thể lớn hơn 101kg. Đây là một tiểu phẫu nhằm ngăn chặn lượng thức ăn đi vào cơ thể và hấp thụ qua đường máu.
Bước đầu, mọi người nghĩ rằng phương pháp phẫu thuật trên khá đơn giản bởi chỉ nhằm ngăn chặn lượng thức ăn vào cơ thể, tuy nhiên, phẫu thuật trên có thể thay đổi hệ thống thần kinh và tiếp nhận hoócmôn từ ruột tới não và khiến bệnh nhân béo phì cảm thấy no lâu hơn, từng bước loại bỏ được cảm giác đói thường xuyên.
Một lợi ích khác của phẫu thuật giảm béo trên đó là các bệnh nhân có thể giảm thiểu được các triệu chứng tiêu cực của bệnh tiểu đường, giúp bệnh nhân tiểu đường ít phụ thuộc vào thuốc hàng ngày.
Phẫu thuật thắt dạ dày có thể giúp bệnh nhân béo phì giảm hoàn toàn tới hơn 40% trọng lượng cơ thể và đây là lý do các bệnh nhân béo phì ngày càng chọn giải pháp hữu hiệu này.
Mặc dù đây là một giải pháp có tính khả thi nhất, tuy nhiên hiện nay chi phí cho một ca phẫu thuật như vậy khá cao và nó chiếm tới hơn 15% nguồn ngân sách của các bệnh viện.
May mắn hơn bà Julie Dunbar, Eman El Aty, người Ai Cập, được coi là người phụ nữ nặng cân nhất thế giới, đã trải qua ca phẫu thuật thu hẹp dạ dày tại Ấn Độ vào năm 2017.
Các bác sỹ cho biết, liệu pháp điều trị của Alty bao gồm chế độ ăn kiêng đã giúp cô giảm được hơn 320kg trong vòng ba tháng và đạt cân nặng khoảng 177kg./.
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Bạn đọc Thanh Bình (quận 4, TP HCM) hỏi: "Vừa qua, tôi đi khám sức khỏe, sau khi siêu âm, bác sĩ kết luận gan nhiễm mỡ. Xin cho biết tại sao gan bị nhiễm mỡ. Bệnh này có nguy hiểm không và hướng điều trị như thế nào?".
Ảnh minh họa
TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, trả lời: Gan nhiễm mỡ hoặc thoái hóa mỡ gan là tình trạng gan bị tích tụ nhiều chất béo chiếm hơn 5% trọng lượng gan. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ được chia làm 2 nhóm: do rượu và không do rượu. Nhóm không do rượu gồm: các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, tăng mỡ máu), rối loạn dinh dưỡng (béo phì, suy dinh dưỡng), do dùng thuốc điều trị.
Các nguyên nhân này làm rối loạn chức năng gan, dẫn đến tình trạng tích tụ chất béo. Diễn tiến của bệnh gan nhiễm mỡ thường qua 3 giai đoạn: gan nhiễm mỡ đơn thuần, viêm gan do thoái hóa mỡ, xơ gan. Gan nhiễm mỡ đơn thuần thường không triệu chứng, diễn tiến lành tính. Nếu bệnh đã qua giai đoạn viêm gan do thoái hóa mỡ thì phải tìm nguyên nhân để xác định liệu pháp điều trị thích hợp, nếu không sẽ diễn tiến đến xơ gan.
Việc điều trị bệnh này tùy thuộc sự kiểm soát nguyên nhân gây bệnh: cai rượu; ngưng dùng các thuốc có khả năng gây gan nhiễm mỡ; giảm cân với chế độ ăn kiêng ít chất béo ở bệnh nhân béo phì, điều trị bệnh chuyển hóa...
Chỉ qua siêu âm bụng thì không đủ thông tin về tình trạng và hướng điều trị. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn, xét nghiệm và điều trị theo tình trạng bệnh (nếu có) của mình.
Nguy cơ trầm cảm ở trẻ có mẹ bị trầm cảm Trẻ có mẹ bị trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao gấp đôi so với những trẻ khác, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san JAMA Network Open. Trẻ có mẹ bị trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao gấp đôi...