Từ bao giờ mà Hà Nội lại âm thầm xuất hiện một loạt hàng phở gân bò hấp dẫn thế này?
Những ngày thu hanh hao này, người ta còn “thòm thèm” cả thứ phở gân dai giòn, sần sật ăn hay ho mà thú vị vô cùng.
Chẳng phải tự nhiên mà phở Hà Nội lại nổi tiếng đến thế. Người ta có thể ăn phở từ ngày này sang ngày khác, từ bữa này sang bữa khác mà không biết chán. Một phần lớn là bởi phở ngon, phần khác là bởi món ăn này cũng đa dạng với đủ chủng loại. Chỉ ngay phở bò thôi đã có phở tái lăn, tái chín, sốt vang, bắp, gầu… Nhưng những ngày thu hanh hao này, người ta còn “thòm thèm” cả thứ phở gân dai giòn sần sật ăn hay ho mà thú vị vô cùng.
Phở Tâm Gân Bò
Quán phở nhỏ nhắn nổi bật bởi chiếc biển đỏ nổi bần bật hai chữ “Gân bò”, tấp nập khách vào ra. Nước dùng tuy không thuộc dạng xuất sắc, nhưng nổi bật ở vị thịt bò thật, xương thật chứ không bị các loại phụ gia lấn át.
Bánh phở thơm, bạn nào thích kiểu to bự hơn có thể gọi sợi bánh phở to, ăn đã miệng hơn hẳn. Cuối cùng là nhân vật chính – gân bò. Quán có phục vụ hai loại là gân giòn dai sần sật và gân mềm, đủ chiều lòng nhiều đối tượng thực khách.
Phở Thủy – Thụy Khuê
Video đang HOT
Dù nằm ngay mặt đường Thụy Khuê, đối diện trường THPT Chu Văn An nhưng quán phở bò này hơi khuất nên khi ghé qua bạn cần để ý một chút nhé. Bát phở được cho nhiều gân, miếng gân mềm mềm nhai cực vui miệng.
Điểm trừ ở đây là gân bò không được thơm, ăn riêng cùng phở dễ cảm thấy… vô vị, nhưng chỉ cần gọi kèm thịt chín hay thịt tái hài hòa là được. Bánh phở ở đây cũng là bánh phở loại to, chan ngập thứ nước dùng ngọt béo vào, thêm chút tương ớt cay xè kích thích vô cùng.
Nếu muốn thử một bát phở gân đầy ú ụ, hãy ghé hàng phở Vui nổi tiếng trên phố cổ. Miếng gân ở đây to mềm, cắn ngập miệng dai dai, hai hàm răng căng ra nhẩn nha đầy thích thú.
Thêm nhiều hành, chút ớt, tiêu cùng gừng băm dậy vị là đủ cho một thú vui khó bỏ lúc chiều về. Vốn được coi là quán phở “thị phi” nên vấn đề phục vụ, vệ sinh hay thậm chí cả… hương vị nước dùng nơi đây vẫn còn gây tranh cãi nhiều. Nhưng bỏ qua tất cả, nếu đến vào những giờ cao điểm thì bạn sẽ phải xếp hàng chờ đợi để được thưởng thức đó!
@akane_yoshika
Đêm đêm, khi bữa ăn chiều đã “ngót”, chiếc bụng bắt đầu thức giấc và thúc giục, người ta lại muốn xuống phố, ghé thăm hàng phở thơm ngon vẫn sáng đèn. Phở Thật chính là một trong những hàng như vậy. Vốn nổi tiếng với phở sốt vang, bắp bò trần đặc trưng bởi nước dùng đậm đà béo ngậy. Ít ai biết rằng, nơi đây cũng phục vụ thêm cả món phở gân bò nịnh miệng.
Để “tiện” nhất thì bạn nên gọi một bát phở sốt vang thêm gân, vừa được nếm thử và đánh giá hương vị sốt vang, vừa có gân bò dai dai thú vị. Tuy vậy, bánh phở ở đây được đánh giá là bị cứng, “phong độ” không ổn định và vấn đề vệ sinh còn nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Trí Thức Trẻ
Món hồng dẻo 'ngậm khí trời' của tiên nữ Trung Quốc
Không dùng bất kỳ phụ gia nào, Lý Tử Thất phơi trái hồng cả tháng dưới bầu không khí trong lành nơi rừng núi.
Hồng dẻo là đặc sản của các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Hồng được trồng tự nhiên ở xứ ôn đới và được người dân chế biến đơn giản ngay tại nhà. Mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền lại có cách làm hồng dẻo khác nhau nhưng nhìn chung thay đổi đôi chút về công thức và thời gian phơi. Lý Tử Thất - nàng "tiên nữ" trong làng blogger nấu ăn Trung Quốc - có cách làm hồng dẻo hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào mà chỉ để cho hồng "hưởng khí trời" mà tự ngấm.
Sống cùng bà ở vùng núi tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), Lý Tử Thất được biết đến là một blogger chuyên dạy cách nấu ăn, làm đồ handmade cho các vật dụng trong gia đình.
Các món Tử Thất làm đều rất gần gũi với thiên nhiên, thanh đạm, nguồn nguyên liệu sạch và tốt cho sức khỏe. Vùng quê cô ở đang vào mùa hồng nên Tử Thất tranh thủ vào rừng, tự hái những trái hồng chín cây và cùng bà chế biến đặc sản món hồng dẻo.
Hồng dùng để làm món ăn không được quá chín, chọn loại ương ương, còn hơi rắn, sau đó gọt sạch phần vỏ. Vỏ được giữ lại, phơi khô. Phần quả được treo vào dây thừng trước hiên nhà và được bóp nhẹ nhàng mỗi ngày. Do lối sống thảnh thơi, không vội vàng nên Tử Thất ít khi chế biến món ăn có công thức thời gian chính xác. Đợi tới khi nào kiểm tra thấy hồng đạt yêu cầu, cô gái Tứ Xuyên mới tiếp tục vào công đoạn thứ hai.
Phần vỏ phơi khô trước đây sẽ được ủ cùng với hồng, cứ một lớp hồng lại đến một lớp vỏ, xếp dàn đều trong một chiếc thùng gỗ. Cuối cùng, thùng được đóng chặt và đặt dưới đất, nơi thoáng mát. Mặc dù không tiết lộ thời gian chính xác nhưng phải đợi từ lúc trời se lạnh tới khi trời có tuyết rơi, Tử Thất mới hoàn thành món hồng dẻo tuyệt đỉnh. Quả hồng được bám đều lớp phấn trắng, bên ngoài se khô, bên trong dẻo quánh, uống cùng trà nóng thì đúng là "cực phẩm". Cách làm này của cô nàng mất khá nhiều thời gian và công phu nhưng bù lại rất tự nhiên, không can thiệp bằng bất kỳ loại hóa chất nào. Nhiều người cũng cho rằng, không khí trong lành nơi rừng núi cũng khiến hồng dẻo ngon và sạch hơn.
Video nhanh chóng được các cộng đồng nấu ăn ở Việt Nam chia sẻ. Hiện nay, nhiều bà nội trợ cũng áp dụng cách làm hồng khô của Tử Thất ngay tại gia đình. Tuy nhiên để thời gian hoàn thành nhanh hơn thì họ thường ngâm qua một số phụ gia. Thời gian phơi khoảng 3 đến 5 tuần và tuyệt đối tránh nơi ẩm vì rất dễ khiến hồng bị mốc. Ngoài ra, một lý do khiến nhiều người e ngại việc phơi hồng là không khí ở thành phố khá bụi, kém vệ sinh nếu để ngoài trời suốt thời gian dài.
Theo Ngôi sao
Bánh canh Khmer - món chưa ăn chưa tới An Giang Bánh canh Vĩnh Trung có sợi dẹt nhỏ, hơi giống bánh phở, khi ăn có cảm giác trơn và dai mềm. Bánh canh Vĩnh Trung (tên một xã ở huyện Tịnh Biên) có sợi dẹt nhỏ chứ không tròn to như ở nhiều vùng khác của Việt Nam. Nhìn qua, sợi bánh hơi giống sợi phở nhưng không dẹt phẳng mà đầy lẳn,...