Từ 10/6/2022: Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn là tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ của bác sỹ
Ngày 26/4/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.
Ảnh minh họa
Theo đó, liên quan đến tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của bác sĩ từng hạng, Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ.
Đáng chú ý, đối với bác sĩ cao cấp (hạng I), về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng trước đây yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đồng thời còn phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại Thông tư 03/2022/TT-BYT mới sửa đổi chỉ yêu cầu:Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt; Phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Tương tự, đối với bác sĩ chính (hạng II), tại Thông tư mới sửa đổi cũng không yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) trở lên và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; mà chỉ yêu cầu: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng – Hàm – Mặt; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Đối với bác sĩ (hạng III) cũng không còn đặt điều kiện bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Tại Thông tư 03/2022/TT-BYT chỉ yêu cầu phải: Tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Đáng chú ý, mặc dù bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như là một tiêu chuẩn bắt buộc về “trình độ đào tạo, bồi dưỡng” nhưng Thông tư 03/2022/TT-BYT đã bổ sung điều kiện này vào mục “tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. Theo đó, bác sĩ từng hạng yêu cầu phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thông tư 03/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 10/6/2022.
Chính thức xét tuyển thẳng vào đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ trong nước
Cùng với việc xét tuyển thẳng đại học bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, năm nay, lần đầu tiên chứng chỉ tiếng Anh trong nước chính thức được đưa vào phương thức xét tuyển thẳng đại học.
ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN là trường đầu tiên tổ chức xét tuyển thẳng với chứng chỉ ngoại ngữ trong nước.
Theo PGS TS Hà Lê Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, phương án tuyển sinh năm 2022 của trường này đã chính thức bổ sung diện xét tuyển thẳng với các thí sinh có kết quả kỳ thi VSTEP (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Dự kiến điều kiện để xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh là chứng chỉ VSTEP bậc 5 (tương đương C1) còn với các ngành còn lại là VSTEP bậc 4 (tương đương B2). Các điều kiện khác bao gồm thí sinh phải tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm Tốt 3 năm THPT và có điểm trung bình cộng 5 học kỳ môn Ngoại ngữ 8 ...
Đây là trường đại học đầu tiên xét tuyển thẳng với thí sinh dự thi đánh giá ngoại ngữ của đơn vị trong nước tổ chức. Được biết, Hà Nội hiện có bốn cơ sở đại học được phép tổ chức kỳ thi VSTEP gồm: Đại học ngoại ngữ- ĐHQGHN, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân.
Thực tế hiện nay ngày càng nhiều trường đại học xét tuyển thẳng với thí sinh có chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, trong khi đó, Bộ GD-ĐT đang khuyến khích học sinh phổ thông được học và đánh giá theo trình độ của chứng chỉ VSTEP, từ A1, A2 đến B1, B2 và C1, C2, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Do vậy, nhiều ý kiến cho rầng các trường đại học hoàn toàn có thể chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP của Việt Nam để xét tuyển đại học.
Được biết, năm 2022, Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN tuyển sinh 1.600 chỉ tiêu dành cho 13 chương trình đào tạo đại học chính quy (gồm các ngành: Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm Tiếng Đức, Ngôn ngữ Đức, Sư phạm tiếng Nhật, Ngôn ngữ Nhật, Sư phạm tiếng Hàn Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Ả Rập).
Trường này tuyển sinh theo 3 phương thức gồm: Xét tuyển thẳng (theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo Quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; với các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế), Xét bằng kết quả bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Xét bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Giáo viên "gồng gánh" quá nhiều áp lực Nhà giáo bị nhiều áp lực cần được "cởi trói" để không phải quá tải giờ dạy hoặc dạy trái môn do thiếu giáo viên, hay phải minh chứng năng lực giảng dạy của mình không phải bằng chất lượng học sinh mà bằng một loạt hồ sơ sổ sách, chứng chỉ. Cần "cởi trói" ngay yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ Nhiều...