TSMC vượt Tencent trở thành cổ phiếu giá trị nhất châu Á
Đợt tấn công liên tục từ chính quyền Trung Quốc đã đè bẹp các hãng công nghệ lớn của chính nước này, tạo điều kiện cho nhà sản xuất bán dẫn Đài Loan vươn lên thành công ty có giá trị nhất châu Á – Thái Bình Dương.
Đây là lần đầu tiên giá trị vốn hóa thị trường của TSMC vượt qua Tencent kể từ tháng 8.2013
Theo dữ liệu tổng hợp từ Bloomberg, giá trị vốn hóa thị trường của Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) đạt 540 tỉ USD trong cuối phiên giao dịch hôm 17.8, sau khi cổ phiếu của công ty tăng 9,4% trong năm nay, cao hơn so với 535,8 tỉ USD giá trị vốn hóa của Tencent. Đây là lần đầu tiên nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vượt qua tập đoàn internet Trung Quốc kể từ tháng 8.2013. Alibaba Group Holding xếp tiếp theo sau với giá trị 479,4 tỉ USD.
Video đang HOT
Triển vọng của TSMC được củng cố bởi nhu cầu mạnh mẽ khi tình trạng thiếu chip đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất xe hơi và chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp khác trên toàn cầu. Tỷ lệ cược cho thấy giá trị vốn hóa thị trường của Tencent khó có khả năng tăng liên tục trở lại trong thời gian này, đặc biệt sau khi cổ phiếu của công ty, cũng như của các hãng công nghệ Trung Quốc khác, bị giáng một đòn mạnh vào hôm 17.8 khi Bắc Kinh siết chặt bộ quy tắc chống cạnh tranh mới để đảm bảo cuộc chơi công bằng trong nước.
“Chúng tôi xem quy định mới về internet ở Trung Quốc là có sự phối hợp và có khả năng sẽ kéo dài ít nhất là đến cuối năm 2021. Do đó, chúng tôi sẽ duy trì tỷ trọng thấp đối với lĩnh vực internet”, Meng Lei, chiến lược gia tại công ty dịch vụ tài chính UBS ở Thượng Hải, nói.
Theo các chuyên gia, Tencent vẫn có thể thay đổi tình hình trong tuần này nếu tránh được sự phân tâm về quy định mới và vượt qua kỳ vọng của thị trường với kết quả tạm thời vào ngày 18.8. Thu nhập của công ty có thể tăng 8,9% so với một năm trước đó lên 32,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 5,1 tỉ USD), mức tăng chậm nhất trong một năm, theo ước tính được Bloomberg theo dõi.
Alibaba, Tencent, Didi bị phạt vì các thương vụ sáp nhập cũ
Ngày tháng khó khăn của các ông lớn công nghệ Trung Quốc dường như sẽ còn kéo dài khi Bắc Kinh "đào bới" lại các giao dịch cũ.
Alibaba và Didi đều là tâm điểm trong các vụ trừng phạt gần đây của chính quyền Trung Quốc
Theo South China Morning Post , Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) của Trung Quốc hôm 7.7 đã công bố 22 khoản phạt tổng trị giá 500.000 nhân dân tệ (khoảng 77.000 USD) nhằm vào các công ty công nghệ lớn trong nước, bao gồm Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và Didi Chuxing. Nguyên nhân được đưa ra là do phát hiện một loạt bất thường liên quan đến các thương vụ sáp nhập cũ đã diễn ra trong thập niên qua.
Mặc dù số tiền phạt mới tương đối nhỏ so với khả năng của các ông lớn công nghệ Trung Quốc, nhưng đây đã là mức phạt tối đa được cho phép theo luật chống độc quyền đối với vi phạm về thương vụ sáp nhập. Được biết, một số thương vụ bị trừng phạt thậm chí đã diễn ra trước cả khi SAMR được hình thành vào năm 2018. Tuy nhiên, không khó hiểu khi bây giờ cơ quan chức năng Trung Quốc mới lật lại chuyện cũ, vì thời điểm này là lúc Bắc Kinh tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ trong nước về một loạt vấn đề, bao gồm bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng và các hành vi độc quyền chống lại việc cạnh tranh.
Alibaba đã nhận sáu vé phạt, với tổng số tiền phạt là 3 triệu nhân dân tệ, nhỏ hơn nhiều so với mức phạt kỷ lục 18 tỉ nhân dân tệ mà công ty nhận hồi tháng 4.2021 vì vi phạm luật chống độc quyền. Một trong những thương vụ sáp nhập cũ mà Alibaba mới bị phạt diễn ra cách nay 7 năm, khi hãng thương mại điện tử này mua lại 50% cổ phần Câu lạc bộ bóng đá Evergrande của Trung Quốc. Ngoài ra, một thương vụ khác là việc Alibaba mua 40% cổ phần của Landmilk, nhà sản xuất sữa có trụ sở tại Thượng Hải.
Tencent nhận năm vé phạt. Tencent Mobility, được đăng ký tại Hồng Kông, bị phạt vì mua 32,4% cổ phần của 58.com hồi tháng 6.2020. Trong một trường hợp khác, Tencent bị phạt vì mua lại 10% cổ phần của nhà phát triển phần mềm internet di động Cheetah Mobile vào năm 2011. Việc mua lại 36,5% cổ phần từ công ty cung cấp công cụ tìm kiếm Sogou trong năm 2013 cũng không vừa ý Bắc Kinh.
Didi, hiện là tâm điểm của cơn bão quy định về bảo mật dữ liệu, nhận hai phiếu phạt. Cụ thể, SAMR đã phạt đơn vị ô tô thông minh của Didi vì không báo cáo hoạt động liên doanh với BAIC Electric Vehicle vào cuối năm 2018 cho chính quyền. Trường hợp thứ hai là việc đơn vị sản xuất xe điện của Didi chiếm 15% cổ phần trong liên doanh với ba doanh nghiệp ở Hải Nam vào tháng 11.2019.
Trước năm 2018, Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm xem xét "hoạt động tập trung" trong các thương vụ sáp nhập. Nhưng trọng tâm của những đánh giá đó thường là về việc doanh nghiệp nước ngoài mua lại các liên doanh của Trung Quốc hơn là về các giao dịch thuần túy trong nước.
SAMR tiếp quản quyền xem xét vào năm 2018 nhưng không trừng phạt bất kỳ công ty internet lớn nào cho đến giữa tháng 12.2020. Tuy nhiên, sau thời điểm đó SAMR bắt đầu nghiên cứu các giao dịch trong quá khứ để đưa ra hình phạt thích hợp vì chính quyền Bắc Kinh đã nói rằng các công ty công nghệ lớn trong nước cần phải được cải tổ.
Các hãng công nghệ Trung Quốc đang thâu tóm công ty game khắp thế giới Nhiều người lo ngại nội dung trò chơi điện tử có thể sẽ rất khác trong những năm tới khi các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc sở hữu công ty game trên khắp thế giới. Một tiệm game ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc Sau nhiều thập niên Mỹ và Nhật Bản thống trị lĩnh vực trò chơi (game),...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Hé lộ thời điểm Samsung phát hành One UI 8

Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI

Việt Nam thuộc top 3 thế giới về lượt tải ứng dụng, game

Trí tuệ nhân tạo đổ bộ ngành năng lượng thế giới

Đột phá trong nghiên cứu chế tạo chất bán dẫn và siêu dẫn

Điều gì đang khiến smartphone ngày càng 'nhàm chán'?

Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật

One UI 8.5 mới thực sự là 'bom tấn' nâng cấp từ Samsung

Google có nguy cơ mất Chrome vào tay OpenAI

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

OpenAI nâng tầm ChatGPT với 3 thay đổi lớn
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025