TSMC tuyên bố đạt đột phá với công nghệ chip 1 nm
TSMC và Viện Công nghệ Massachusetts ứng dụng vật liệu mới để phát triển chip 1 nm, giúp tăng hiệu quả hoạt động và cắt giảm tiêu thụ năng lượng.
Thông tin được công bố hôm 18/5 cho thấy TSMC, Đại học Đài Loan (NTU) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã đạt được đột phá đáng kể trong quá trình phát triển chip 1 nm, vượt mặt thiết kế bán dẫn 2 nm được IBM công bố hồi tháng trước.
Trên mỗi vi xử lý có hàng tỷ bóng bán dẫn và nm (nanometer) – đơn vị đo kích thước bóng bán dẫn. Kích thước càng nhỏ, vi xử lý càng chứa được được nhiều bóng bán dẫn, giúp hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. Chip tiên tiến nhất của TSMC hiện nay sử dụng quy trình 5 nm với khoảng 173 triệu bóng bán dẫn trên một milimet vuông.
Tấm chip silicon trong dây chuyền sản xuất của TSMC.
Video đang HOT
Đột phá này được phát hiện bởi nhóm MIT, với các thành phần được tối ưu bởi TSMC và cải tiến bởi NTU. Thành phần cốt lõi trong đó sử dụng bismuth dạng bán kim loại để làm điện cực của vật liệu hai chiều nhằm thay thế silicon, cho phép giảm điện trở và tăng cường độ dòng điện. Hiệu suất năng lượng nhờ đó sẽ tăng lên mức cao chưa từng có trong ngành bán dẫn.
Các nhà sản xuất chip đã cố gắng nhồi ngày càng nhiều bóng bán dẫn vào những con chip có kích thước ngày càng nhỏ, nhưng đang gần chạm đến giới hạn của công nghệ sử dụng vật liệu silicon. Điều đó thúc đẩy giới khoa học tìm kiếm vật liệu hai chiều để thay thế silicon nhằm cho ra đời những chip trên quy trình 1 nm hoặc nhỏ hơn.
Nhiều bóng bán dẫn hơn trên một chip giúp nhà sản xuất có nhiều lựa chọn hơn để truyền tải các cải tiến lõi, nhằm cải thiện hiệu năng cho những tác vụ hàng đầu như AI và điện toán đám mây, cũng như mở đường cho bảo mật và mã hóa được thực thi bằng phần cứng.
Nhu cầu tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng trong mỗi vi xử lý chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là trong kỷ nguyên của đám mây, AI và IoT.
Hầu hết các thiết bị tích hợp chip hiện nay sử dụng công nghệ xử lý 10 nm hoặc 7 nm. Hai nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, TSMC và Samsung, đang cho ra đời các dòng chip theo tiến trình 5 nm, còn Intel vẫn ở giai đoạn 7 nm. TSMC cũng mới chỉ có kế hoạch bắt đầu chuyển sang tiến trình 4 mm vào cuối năm nay trước khi sản xuất hàng loạt trong năm 2022.
TSMC tiếp tục đe dọa Intel bằng lộ trình phát triển chip xử lý thế hệ mới: Tiến trình 3nm và 4nm sẵn sàng vào năm 2022, 2nm đang được nghiên cứu
Với những gì TSMC tuyên bố, chắc chắn Intel sẽ phải e ngại.
Intel sau khi công bố kế hoạch tham gia sản xuất chip di động, thì có vẻ như TSMC đang tăng tốc một cách tối đa để bỏ lại đối thủ của mình ở phía sau. Mới đây, TSMC đã tuyên bố rằng các tiến trình N2, N3 và N4 (tương đương với 2nm, 3nm và 4nm) sẽ sớm được ra mắt, và vượt trội hơn các tiến trình của đối thủ cạnh tranh khác.
Tiến trình N4 của TSMC sẽ được bắt đầu sản xuất rủi ro vào cuối năm nay và chính thức sản xuất hàng loạt vào năm 2022. Tuy nhiên, N4 hay 4nm sẽ chưa phải công nghệ đột phá so với 5nm. Trên thực tế, N4 sẽ sử dụng nền tảng của tiến trình cũ và sẽ chỉ nâng cấp, cải tiến thêm.
Cụ thể hơn, tiến trình N4 sẽ cải tiến về hiệu suất, khả năng tiết kiệm điện năng và diện tích một chút so với tiến trình N5. Tiến trình này cũng sẽ không phải là công nghệ tiên tiến nhất mà TSMC sẽ ra mắt vào năm tới.
Trên thực tế, át chủ bài của TSMC trong năm 2022 sẽ là những con chip được sản xuất trên tiến trình N3 hay 3nm hoàn toàn mới. Tiến trình 3nm sẽ tăng mật độ bóng bán dẫn lên từ 1,1 đến 1,7 lần so với tiến trình 5nm, tùy thuộc vào cấu trúc của chip xử lý.
TSMC hứa hẹn sẽ tăng hiệu suất của các chip 3nm lên 10 - 15% (ở cùng mức tiêu thụ điện) và giảm mức tiêu thụ điện 25 - 30% (ở cùng mức công suất), so với các chip 5nm. Các chip N3 sẽ tiếp tục sử dụng bóng bán dẫn FinFET để dễ dàng tương thích với các hệ thống trước đây, tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với những con chip 3nm của Samsung khi yêu cầu những hệ thống hoàn toàn mới.
Các chip N3 sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào nửa cuối năm 2022. TSMC cho biết cả N3 và N5 sẽ là những tiến trình sản xuất chủ yếu và lâu dài. Tuy nhiên, TSMC cũng không chỉ dừng lại ở đó, mà nhà sản xuất này còn đang nghiên cứu một tiến trình tiên tiến hơn nữa.
TSMC đang nghiên cứu sử dụng một loại bóng bán dẫn mới với công nghệ kế nhiệm N3 (có thể được gọi là N2 hay 2nm). Hiện tại, TSMC vẫn đang tìm kiếm các loại vật liệu và cấu trúc mới để tạo ra bóng bán dẫn có thể được sử dụng trong tương lai.
TSMC rất tự tin vào chiến lược phát triển của mình, và kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn. TSMC đã công bố khoản đầu tư mới trị giá 100 tỷ USD, để mở rộng sản xuất và R&D. Riêng trong năm nay, số tiền đầu tư được sử dụng sẽ là 30 tỷ USD.
Chủ tịch kiêm CEO C.C. Wei của TSMC cho biết: "Là một xưởng đúc hàng đầu, TSMC chưa bao giờ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau trong suốt lịch sử 30 năm của công ty. Chúng tôi vẫn sẽ tập trung vào phát triển các công nghệ dẫn đầu ngành và dây chuyền sản xuất chất lượng cao, để có được sự tin tưởng của các khách hàng".
Apple bắt đầu sản xuất hàng loạt chip M2 Thế hệ chip xử lý nâng cấp của M1 là M2 hoặc M1X bắt đầu được sản xuất để tích hợp trên MacBook Pro mới. Các chip xử lý cao nhất hiện nay đã sản xuất trên tiến trình 5 nm. Theo báo cáo từ Nikkei, chip M2 hoặc M1X sẽ do TSMC sản xuất hàng loạt theo thiết kế và đơn đặt...