TSMC muốn xây dựng nhà máy chip ở Đức
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới đang xem xét việc xây dựng nhà máy bán dẫn châu Âu đầu tiên tại Đức khi cuộc đua sản xuất chip trên toàn cầu ngày càng nóng lên.
TSMC đang nghiêm túc đánh giá tính khả thi của việc xây dựng nhà máy chip ở Đức
Theo Nikkei, Chủ tịch Mark Liu hôm 26.7 cho biết Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) đang tham gia đàm phán với “nhiều khách hàng” về tính khả thi của việc xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại Đức.
“Chúng tôi đang trong giai đoạn xem xét sơ bộ xem có nên đến Đức hay không. Hiện vẫn còn rất sớm, nhưng chúng tôi đang nghiêm túc đánh giá và quyết định sau cùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng”, ông Liu nói với các cổ đông tại cuộc họp đại hội đồng thường niên của TSMC.
Động thái trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy TSMC dần chuyển hướng ra khỏi chiến lược tập trung phần lớn sản lượng chip kéo dài hàng thập niên ở Đài Loan. Hãng gia công chất bán dẫn lớn nhất thế giới đã xây dựng một cơ sở chip trị giá 12 tỉ USD ở Arizona (Mỹ) và đang xem xét xây dựng nhà máy wafer đầu tiên ở Nhật Bản.
Video đang HOT
Đối với dự án ở Nhật Bản, ông Liu cho biết đang thảo luận với các khách hàng của nước này về cách thức giảm chi phí hoạt động. “Chi phí xây dựng và vận hành một nhà máy chip ở Nhật Bản cao hơn nhiều so với ở Đài Loan. Chúng tôi đang trực tiếp thảo luận với khách hàng về cách thu hẹp khoảng cách chi phí ở đó. Một khi trải qua quá trình thẩm định, mục tiêu của chúng tôi ít nhất là phải hòa vốn về chi phí”.
Sự mở rộng toàn cầu của TSMC diễn ra khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đang nỗ lực thu hút thêm hoạt động sản xuất chất bán dẫn đến quốc gia của họ. Nhà máy sản xuất chip tiên tiến ở Arizona sẽ là cơ sở sản xuất chip đầu tiên của TSMC tại Mỹ. Dự kiến hoạt động sản xuất ở đó sẽ bắt đầu vào đầu năm 2024. Theo ông Liu, nhà máy này chủ yếu giải quyết nhu cầu về các chip liên quan đến cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia theo yêu cầu của khách hàng, thay vì chip điện tử tiêu dùng.
Báo cáo đánh giá chuỗi cung ứng mới nhất của Washington đặc biệt chỉ ra việc tập trung sản xuất chip tiên tiến ở Đài Loan đã tạo ra lỗ hổng cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, nhà sáng lập TSMC Morris Chang cảnh báo việc các nền kinh tế lớn vội vàng đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn của công ty bên ngoài vào trong nước sẽ không giúp ích cho mục tiêu tự cung cấp chip mà họ đang theo đuổi.
TSMC cung cấp chip cho hầu hết các nhà phát triển chip quan trọng trên thế giới, từ Apple, Qualcomm, Advanced Microelectronics Devices (AMD) cho đến Intel, Infineon và Sony. Khách hàng Mỹ chiếm 70% doanh thu của TSMC, khách hàng từ Nhật Bản chiếm 4,72% và châu Âu là 5,24%.
Nhà máy chip lớn nhất của Anh bị công ty Trung Quốc mua lại
Thương vụ này đang gây ra mối lo ngại đáng kể đến kinh tế và an ninh quốc gia của Vương quốc Anh.
Newport Wafer Fab là nhà máy bán dẫn tiên tiến lớn nhất cuối cùng còn sót lại ở Anh
Newport Wafer Fab (NWF), nhà sản xuất chip lớn nhất của Vương quốc Anh, sẽ được mua lại bởi Nexperia với giá khoảng 63 triệu bảng Anh (tương đương 87 triệu USD) vào tuần tới, CNBC dẫn hai nguồn tin thân cận với thương vụ cho biết. Hiện thông tin này vẫn chưa được công khai rộng rãi, dự kiến việc tiếp quản sẽ được công bố sớm nhất vào đầu tuần tới.
Nexperia là công ty bán dẫn Hà Lan do hãng công nghệ Wingtech Technology của Trung Quốc sở hữu 100%. Trong khi đó, NWF là công ty do tư nhân nắm giữ, ra đời từ năm 1982, và là một trong trong số ít các nhà chế tạo chất bán dẫn tiên tiến ở Vương quốc Anh.
"Chúng tôi đang đàm phán mang tính xây dựng với NWF và Chính phủ xứ Wales về tương lai của NWF. Cho đến khi chúng tôi đưa ra kết luận, chúng tôi không thể bình luận gì thêm", người phát ngôn của Nexperia nói.
Thỏa thuận nêu trên được đưa ra trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu, tình trạng này khiến các quốc gia cố gắng trở nên độc lập hơn trong sản xuất chất bán dẫn. Phần lớn chip ngày nay đang được sản xuất ở châu Á, trong đó TSMC của Đài Loan, Samsung của Hàn Quốc và SMIC của Trung Quốc là những nhà sản xuất chip lớn nhất trên thế giới.
Tom Tugendhat, lãnh đạo Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc của chính phủ Vương quốc Anh, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Đối ngoại, cho biết ông lo ngại về khả năng tiếp quản NWF của Nexperia. "Tôi phải nhấn mạnh một lần nữa rằng việc nhà máy xử lý, phát triển công nghệ silicon và bán dẫn 200 mm hàng đầu của Vương quốc Anh bị một thực thể Trung Quốc tiếp quản thể hiện mối lo ngại đáng kể về kinh tế và an ninh quốc gia", Tugendhat viết trong một bức thư gửi Bộ trưởng Kinh doanh Vương quốc Anh Kwasi Kwarteng hồi tháng trước.
Ông Tugendhat kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh xem xét lại thỏa thuận này theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư được ban hành vào tháng 4.2021, như một phần trong nỗ lực bảo vệ các công ty công nghệ quốc gia khỏi khả năng bị thôn tính ở nước ngoài khi có rủi ro kinh tế hoặc mối đe dọa an ninh. "Đây là nhà máy bán dẫn tiên tiến lớn nhất cuối cùng còn sót lại ở Anh được bán cho Trung Quốc và chính phủ Anh vẫn không làm gì", một trong hai nguồn thạo tin cho biết.
Khi được hỏi, người phát ngôn của chính phủ Vương quốc Anh nói với CNBC rằng: "Chúng tôi biết về sự tiếp quản dự kiến của Nexperia đối với Newport Wafer Fab. Dù chúng tôi cho là không thích hợp để can thiệp vào thời điểm này, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ và sẽ không ngần ngại sử dụng quyền hạn của mình theo Đạo luật Doanh nghiệp nếu tình hình thay đổi. Chúng tôi vẫn cam kết với lĩnh vực bán dẫn và vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế của Vương quốc Anh".
Theo một trong hai nguồn tin, NWF có một số khoản nợ chưa thanh toán, bao gồm 20 triệu bảng Anh với ngân hàng HSBC và 18 triệu bảng Anh với chính phủ xứ Wales. Những khoản nợ này dự kiến sẽ được trả hết sau vụ mua bán. Drew Nelson, giám đốc điều hành, cũng là cổ đông lớn của NWF sau khi ông mua lại doanh nghiệp từ Germany's Infineon cách nay bốn năm, sẽ nhận được khoảng 15 triệu bảng Anh, một nguồn tin quen thuộc với các điều khoản của thương vụ tiết lộ.
Xem xét kỹ lưỡng việc tiếp quản của Trung Quốc
Theo CNBC, một số quốc gia trên thế giới đang điều tra các thương vụ tiếp quản công nghệ của Trung Quốc trước khi chúng được chấp thuận, đặc biệt khi căng thẳng giữa Trung Quốc và các nền dân chủ gia tăng.
Đầu tháng này, Hàn Quốc đã đưa ra đánh giá sau khi Wise Road Capital có trụ sở ở Bắc Kinh mua công ty bán dẫn MagnaChip tại Cheongju, nói rằng đây là "công nghệ cốt lõi của quốc gia". Tháng 3.2021, chính phủ Ý đã chặn công ty Trung Quốc Shenzhen Investment Holdings mua lại cổ phần kiểm soát trong LPE, một công ty bán dẫn có trụ sở tại Milan, vì đây là lĩnh vực công nghệ có "tầm quan trọng chiến lược".
Tại sao Intel, TSMC xây nhà máy chip tại nơi khô hạn nhất nước Mỹ? Ngành sản xuất chip cần rất nhiều nước, nhưng hai "gã khổng lồ" bán dẫn Intel và TSMC gần đây lại công bố kế hoạch xây cơ sở chế tạo chip ở Arizona - một trong những bang khô hạn nhất nước Mỹ. Hoang mạc rộng lớn ở Arizona Vào tháng 3, Intel thông báo kế hoạch chi 20 tỉ USD cho hai...