TS Lê Thống Nhất: Vui vì năm nay không có “mưa điểm 10″
Đó là nhận định của chuyên gia giáo dục – TS Lê Thống Nhất khi nhìn vào kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT vừa công bố. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, theo ông kỳ thi diễn ra khá thuận lợi từ các khâu coi thi, chấm thi và kết quả thi dựa vào phổ điểm.
TS Lê Thống Nhất phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2020
Điểm tiếng Anh thấp, phản ánh thực trạng học tập
Nói về mức điểm trung bình của các môn thi đều cao hơn năm ngoái, TS Lê Thống Nhất cho rằng đây là điều dễ hiểu bởi kỳ thi năm nay là tốt nghiệp THPT chứ không phải Kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học.
Một điểm lưu ý khi nhìn vào phổ điểm năm nay, đó là tuy điểm trung bình vẫn thấp như mọi năm, song hai môn Lịch sử, Tiếng Anh vẫn có những cải thiện đáng kể so với năm ngoái. Năm 2019, điểm trung bình môn Lịch sử là 4,3, môn tiếng Anh là 4,36. Năm nay điểm trung bình môn Lịch sử đã tăng lên ở mức trên 5 điểm, môn Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) là 4,57.
“Theo tôi kết quả thi môn tiếng Anh phản ánh phần nào thực chất việc học ngoại ngữ trong các trường phổ thông hiện nay. Qua đó, đặt ra yêu cầu là phải nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ theo hướng đào tạo công dân toàn cầu. Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tư, đẩy mạnh chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh cũng là điều cần rất quan tâm” – ông Lê Thống Nhất phân tích.
Cũng với mức điểm trung bình thấp nhưng Sinh học là môn ít rơi vào tổ hợp xét tuyển đại học. Mức điểm trung bình của môn này là 5,59 – thấp hơn những môn khác. Lý giải điều này, theo TS Lê Thống Nhất, không phải do chất lượng dạy và học kém mà do học sinh khá thực dụng; các môn thi tốt nghiệp nhưng ít có tổ hợp xét tuyển đại học thì động lực học tập của các em cũng không nhiều
Video đang HOT
Yên tâm xét tuyển đại học?
Trái với lo ngại “mưa điểm 10″ của dư luận khi đề thi được cho là khá dễ thở so với mọi năm, TS Lê Thống Nhất cho rằng rất vui là năm nay không có hiện tượng này. Theo đó, số lượng điểm 10 ở tất cả các môn thi so với số lượng bài thi chỉ chiếm tỷ lệ rất rất nhỏ. “Với kết quả này, các đại học có thể tin tưởng và yên tâm là tuyển sinh được” – ông nhấn mạnh.
Theo ông, số học sinh trúng tuyển vào đại học hàng năm chỉ chiếm 30-35% tổng số thí sinh dự thi nên đứng ở góc tuyển sinh đại học ta chỉ nhìn ở phần 30-35% của top điểm. Với phổ điểm thi năm nay, tuy không được tuyệt đối như những năm trước, nhưng cũng đã khẳng định là kỳ thi khách quan, điểm số đáng tin cậy để xét tuyển đại học.
“Một đề thi tốt nghiệp THPT bao giờ cũng có độ phân hóa thấp hơn đề tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi chỉ cần phân hóa ở top trên thì đã giúp được cho công tác tuyển sinh đại học. Nhìn vào top điểm cao ở phổ điểm các môn thi năm nay, tôi đánh giá rằng, các đại học có thể yên tâm tuyển sinh được”, TS Lê Thống Nhất nói.
Theo ông, kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải chỉ để đánh giá học sinh đỗ hay trượt mà qua đó còn cho thấy rất nhiều thông số để ngành giáo dục nhìn lại việc đào tạo đối với từng bộ môn; sự chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng…
Từ phân tích trên, TS Lê Thống Nhất khẳng định, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đã phản ánh tương đối chính xác kết quả học tập của học sinh năm vừa qua. Đây là thành công đặc biệt Kỳ thi được tổ chức trong lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Vì sao các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 có điểm trung bình cao hơn năm 2019?
Chuyên gia giáo dục - TS Lê Thống Nhất cho rằng, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT phản ánh tương đối chính xác kết quả học tập của học sinh năm qua.
Đây là thành công đặc biệt của kỳ thi được tổ chức trong mùa đại dịch COVID-19. Thông qua kết quả thi, phản ánh về công tác coi thi, chấm thi, có thể khẳng định đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức thắng lợi, không có tiêu cực xảy ra.
Phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, TS Lê Thống Nhất cho biết, tất cả các môn thi năm nay đều có điểm trung bình cao hơn năm 2019. Điều này là dễ hiểu bởi kỳ thi năm nay là tốt nghiệp THPT chứ không phải kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học. Với đường lối mới như thế, việc điểm trung bình các môn cao hơn là tất yếu, phù hợp.
Nếu trước đây một số môn như Lịch sử, tiếng Anh điểm trung bình thấp, bị xã hội phản ứng, thì năm nay điểm trung bình hai môn này dù vẫn thấp so với các môn khác nhưng so với bản thân của nó thì đã có sự cải thiện.
Năm 2019, điểm trung bình môn Lịch sử là 4,3, môn tiếng Anh là 4,36. Năm nay điểm trung bình môn Lịch sử tăng lên ở mức trên 5 điểm, môn Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) là 4,57.
Kết quả thi môn tiếng Anh như vậy cũng phản ánh thực chất vấn đề học ngoại ngữ trong các trường phổ thông hiện nay. Qua đó, đặt ra yêu cầu là phải nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ theo hướng đào tạo công dân toàn cầu. Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tư, đẩy mạnh chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh cũng là điều chúng ta cần rất quan tâm.
Những môn ít rơi vào tổ hợp xét tuyển đại học như Sinh học điểm trung bình cũng ở mức thấp so với các môn học khác, là 5,59. Điểm trung bình môn học này thấp theo TS Lê Thống Nhất, không phải do chất lượng dạy và học kém mà do học sinh khá thực dụng; các môn thi tốt nghiệp nhưng ít có tổ hợp xét tuyển đại học thì động lực học tập của các em cũng không nhiều.
(Ảnh minh họa: H.C)
Không có mưa điểm 10
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, dư luận đặc biệt lo lắng về việc sẽ có mưa điểm 10. Tuy nhiên, qua phân tích phổ điểm, TS Lê Thống Nhất cho biết, "không có hiện tượng đó". Số lượng điểm 10 ở tất cả các môn thi so với số lượng bài thi chỉ chiếm tỷ lệ rất rất nhỏ.
Về công tác tuyển sinh đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, TS Lê Thống Nhất cho rằng, các đại học có thể tin tưởng và yên tâm là tuyển sinh được.
"Số học sinh trúng tuyển vào đại học hàng năm chỉ chiếm 30-35% tổng số thí sinh dự thi nên đứng ở góc tuyển sinh đại học ta chỉ nhìn ở phần 30-35% của top điểm. Với phổ điểm thi năm nay, tuy không được tuyệt đối như những năm trước, nhưng cũng đã khẳng định là kỳ thi khách quan, điểm số đáng tin cậy để xét tuyển đại học.Một đề thi tốt nghiệp THPT bao giờ cũng có độ phân hóa thấp hơn đề tuyển sinh.
Tuy nhiên, đề thi chỉ cần phân hóa ở top trên thì đã giúp được cho công tác tuyển sinh đại học. Nhìn vào top điểm cao ở phổ điểm các môn thi năm nay, tôi đánh giá rằng, các đại học có thể yên tâm tuyển sinh được", TS Lê Thống Nhất nói.
Đợt 1 thi tốt nghiệp THPT thắng lợi
Từ những phân tích trên và nhìn vào bức tranh tổng quan của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, TS Lê Thống Nhất đánh giá, công tác ra đề thi năm nay đã thành công. Đề thi phù hợp với mục tiêu của kỳ thi, phù hợp với những gì Bộ GDĐT đã công bố, và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế dạy học của năm học rất đặc biệt khi học sinh phải trải qua 3 tháng không thể đến trường vì dịch COVID-19.
"Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đã phản ánh tương đối chính xác kết quả học tập của học sinh năm vừa qua. Đây là thành công đặc biệt Kỳ thi được tổ chức trong mùa đại dịch này. Nhìn vào phổ điểm, tôi thấy không có hiện tượng đột biến trong kết quả thi của các địa phương. Và đến giờ phút này, thông qua kết quả thi, phản ánh về công tác coi thi, chấm thi, có thể khẳng định đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được tổ chức thắng lợi, không có tiêu cực xảy ra", TS Lê Thống Nhất nói.
TS Lê Thống Nhất cho rằng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải chỉ để đánh giá học sinh đỗ hay trượt mà qua đó còn cho thấy rất nhiều thông số để ngành giáo dục nhìn lại việc đào tạo đối với từng bộ môn; sự chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng.
Điểm thi môn tiếng Anh phản ánh trung thực năng lực ngoại ngữ của học sinh Môn tiếng Anh có sự cải thiện về kết quả, nhưng còn thấp hơn so với mặt bằng chung của các môn khác. Kết quả này phản ánh trung thực năng lực ngoại ngữ của các em học sinh THPT hiện nay. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đánh giá về điểm thi và phổ điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Phổ...