TS Hoàng Công Dụng: “Thí điểm chương trình 9+5 lòng vòng và mâu thuẫn”

Theo dõi VGT trên

‘Đã phân luồng học sinh theo tỷ lệ nhất định đi học nghề mà lại định hướng số này hướng đến mục tiêu bằng cấp là lòng vòng và mâu thuẫn’, Tiến sĩ Dụng cho biết.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gọi tắt là chương trình 9 cộng 5) với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu khoảng 4.000 người.

Được biết, mô hình có cấu trúc 5 năm, chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (9 cộng 2) là 2 năm, giai đoạn 2 (9 cộng 3) là 1 năm; giai đoạn 3 (9 cộng 5) là 2 năm; tương ứng với trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. Trong thời gian 5 năm, người học được học kiến thức văn hóa trung học phổ thông song song với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện thí điểm các chương trình 9 cộng hiện nay đang nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều trong dư luận. Để có những cái nhìn khách quan, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi cùng Tiến sĩ Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS Hoàng Công Dụng: Thí điểm chương trình 9 5 lòng vòng và mâu thuẫn - Hình 1

Tiến sĩ Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Cao Kim Anh)

Pv: Trên thực tế, người học có mong muốn học nghề mới được định hướng theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Việc xây dựng các chương trình thí điểm 9 cộngtừ trước tới nay có phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường nghề hay không, thưa ông?

Tiến sĩ Hoàng Công Dụng: Ngay câu đặt vấn đề đã thể hiện rõ mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đó là cần tập trung sâu vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp chứ không phải mục tiêu bằng cấp.

Với quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng, tránh việc thừa thầy thiếu thợ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 522/QĐ – TTg ngày 14/05/2018 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025″.

Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp, phân luồng trong Đề án đã nêu cụ thể. Hiểu một cách đơn giản: Phân luồng là để làm gì?

Thực chất việc phân luồng là phân loại năng lực, sở trường, nguyện vọng, nhu cầu của bản thân học sinh và điều kiện thực tế, nhu cầu nhân lực của xã hội để phát triển các nhánh theo các hướng khác nhau. Có nghĩa là sau khi phân luồng, ai có thế mạnh gì thì nên theo cái đó.

Nếu đã xác định tiếp tục học lên các cấp cao hơn thì phải chuyên tâm cho việc học hành, tiếp tục học lên trung học phổ thông, đại học và cao hơn nếu có thể. Nếu xác định học nghề thì theo hướng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và sớm tham gia thị trường lao động, nâng cao tay nghề thông qua thực hành, lao động và học tập kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Do đó, đã phân luồng cho một số học sinh theo tỷ lệ nhất định nào đó đi học nghề mà lại định hướng số này hướng đến mục tiêu bằng cấp thì tôi thấy khá lòng vòng và mâu thuẫn.

Video đang HOT

PV: Theo ông, với điều kiện đào tạo hiện nay tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thí điểm chương trình 9 cộng 5 có khả thi hay không?

Tiến sĩ Hoàng Công Dụng: Trong các nghiên cứu, báo cáo và nhận định của các tổ chức, cá nhân phản ánh phần nào bất cập, tồn tại, hạn chế của giáo dục nghề nghiệp, đó là “Công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ khá nhiều bất cập”, “các điều kiện bảo đảm chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo”, “chất lượng, hiệu quả của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, chưa tạo được cơ chế gắn bó chặt chẽ với các cơ sở doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động”;

“Ở một số địa phương, mô hình đào tạo nghề còn thiên về lý thuyết, ít thực hành; sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả”. “Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp thấp, còn một tỷ lệ không nhỏ học sinh tốt nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp”.

Điều này cho thấy vấn đề ưu tiên là cần áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là nâng cao kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động chứ không phải lao tâm khổ tứ đi tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thay vì hướng các em đi học nghề tới việc có được cơ hội sở hữu tấm bằng trung học phổ thông và cao hơn là tấm bằng đại học thì việc ưu tiên cho giáo dục nghề nghiệp là tăng cường đầu tư trang thiết bị, phối hợp với doanh nghiệp nâng cao chất lượng thực hành, thực tập, nâng cao chất lượng đội ngũ để ngay sau khi tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề thì học viên/học sinh có thể tham gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động được ngay.

Nếu tập trung đầu tư cho việc học văn hóa thì vô hình trung lại biến cơ sở đào tạo nghề trở thành cơ sở giáo dục phổ thông một cách không chính quy và lệch mục tiêu đào tạo của cơ sở đào tạo nghề. Chưa nói đến việc, sẽ tốn rất nhiều công sức, tiền của và thời gian cho việc đầu tư này.

PV: Như ông phân tích ở trên, rõ ràng việc thí điểm có rất nhiều bất cập hiện hữu. Vậy theo ông, có nên đưa ra các tiêu chí cụ thể hơn về đầu ra đối với chương trình thí điểm 9 cộng 5?

Tiến sĩ Hoàng Công Dụng: Bất kỳ chương trình đào tạo nào, dù là bồi dưỡng ngắn hạn hay khóa học dài hạn cũng phải có chuẩn đầu ra, đó là điều đương nhiên và bắt buộc phải có. Dự thảo Đề án có giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội “Chủ trì, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành, nghề được lựa chọn thí điểm; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn xây dựng chương trình đào tạo thí điểm phù hợp với chuẩn đầu ra đã xây dựng”.

Như vậy, nếu theo dự thảo Đề án thí điểm, người học phải đạt được hai chuẩn đầu ra, đó là chuẩn đầu ra của giáo dục nghề nghiệp và chuẩn đầu ra của giáo dục phổ thông nếu theo học 5 năm. Với điều kiện được phân luồng riêng và các nhóm được phân luồng được đào tạo chính quy và chuyên nghiệp cho mỗi chuẩn này, chúng ta cũng phải rất vất vả và khó khăn để đạt mục tiêu. Tôi thấy nếu người học đạt cả hai chuẩn này là điều vô cùng lý tưởng nhưng tôi chưa dám nghĩ đến tỷ lệ đạt cả hai chuẩn/số lượng người học là bao nhiêu. Vì đó là điều rất khó khả thi.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông.

Muốn thí điểm 9+5 thì cần làm rõ nhiều vấn đề, đừng đem con bỏ chợ

Đây là chương trình thí điểm nhưng bằng cấp mà thí sinh đạt được sẽ sử dụng trong thị trường lao động thật chứ làm gì có bằng tốt nghiệp dạng thí điểm.

Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gọi tắt là chương trình 9 cộng 5), với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu khoảng 4.000 người.

Theo lý giải của đại diện Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), với mô hình này, các trường cao đẳng được dạy văn hóa trung học phổ thông và đào tạo nghề, học sinh tốt nghiệp được cấp 1 bằng văn hóa và nghề, được liên thông trường đại học ứng dụng cùng ngành đào tạo...

Nghiên cứu dự thảo chương trình 9 cộng 5, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và khu vực ASEAN cho rằng: "Đây là chương trình thí điểm nhưng bằng cấp mà thí sinh đạt được sẽ sử dụng trong thị trường lao động thật chứ làm gì có bằng tốt nghiệp dạng thí điểm.

Giả sử, nếu thí điểm không thành công thì ai chịu trách nhiệm bởi không thể xóa hàng loạt bằng đã cấp. Thí điểm ở lĩnh vực giáo dục không thể thích làm kiểu gì thì làm mà phải thật sự cẩn thận, có tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng cùng các điều kiện đảm bảo chất lượng mà người học cần phải đạt được".

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, trước tiên phải khẳng định quá trình đào tạo từ trung học cơ sở lên cao đẳng là mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động trong 5-10 năm tới, do đó trước khi xây dựng chương trình 9 cộng 5 cần phải khảo sát nhu cầu về thị trường lao động ở bậc cao đẳng ở một số nghề.

Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ- quốc gia phát triển hơn Việt Nam rất nhiều nhưng thống kê cơ cấu trình độ nhân lực của Bộ Lao động Hoa Kỳ theo việc làm năm 2018 và 2019 chỉ có 9,6% trình độ cao đẳng trong khi đó nhân lực có trình độ trung học chiếm đến 23,6%, trình độ sau trung học (không phải cao đẳng) chỉ cần một số kỹ năng đến trên 20%. Điều này cũng gần tương tự như ở hầu hết các doanh nghiệp công nghệ cao FDI ở Việt Nam người ta tuyển hàng vạn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và đào tạo một số kỹ năng tại doanh nghiệp là đi làm được ngay như Samsung, Hồng Hải...

Muốn thí điểm 9 5 thì cần làm rõ nhiều vấn đề, đừng đem con bỏ chợ - Hình 1

Biểu thống kê cơ cấu trình độ nhân lực của Bộ Lao động Hoa Kỳ theo việc làm năm 2018 và 2019 (ảnh: Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cung cấp)

Như vậy, theo ông Vinh, Thủ tướng trước khi phê duyệt Đề án thí điểm nên yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích rõ chương trình phân luồng 9 cộng 5 vì mục tiêu bằng cấp (mục tiêu tự thân) hay mục tiêu để cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực có trình độ cao đẳng đích thực cũng như xác định phạm vi và lộ trình thực hiện Đề án.

Vấn đề thứ hai cần làm rõ về chương trình cụ thể ra sao nội dung các môn học (hoặc module) nào, cấu trúc chương trình theo hướng từng môn học hay module tách biệt hoặc tích hợp. Kinh nghiệm chương trình tích hợp giữa kiến thức các môn văn hóa, khoa học tích hợp với các môn học nghề sẽ vừa rút ngắn thời gian và tạo động lực cho người học không cảm thấy chán và bỏ học.

Hơn nữa việc tổ chức thực hiện chương trình cần làm rõ mô hình tổ chức đào tạo phải có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp có thời lượng đủ lớn (như Nhật Bản hoặc Đài Loan, Trung Quốc..) mới hy vọng có được chất lượng tốt. Vì là thí điểm nhưng văn bằng có giá trị sử dụng nên chương trình đào tạo cùng các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng phải tính đến.

Cần lấy lợi ích của người học làm trung tâm chính sách

Ông Vinh cho rằng, một điểm nữa cần lưu ý là theo quy định hiện hành của Luật Giáo dục nghề nghiệp không có quy định đầu vào đào tạo trình độ cao đẳng đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở cũng như Quyết định 1982 về Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì yêu cầu học sinh cần hoàn thành chương trình các môn học văn hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Do đó trước khi được phép thí điểm cần có ý kiến của Quốc hội để người học xong chương trình này không bị thiệt thòi. Chỗ này cần cởi trói về "cơ chế".

Vì Luật Giáo dục nghề nghiệp có quá nhiều hạn chế như đào tạo trung cấp sau lớp 9 chỉ có 1 hoặc 2 năm dẫn đến thời gian không đủ để người học có thể lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng và thực chất không thể thiết kế được chương trình đào tạo cho ra loại trình độ ấy. Quy định như thế này là không ổn trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, cần được sửa Luật này sớm.

Trong quá trình làm chính sách rất cần lấy lợi ích của người học làm trung tâm chính sách. Nếu chạy theo thị hiếu cũng như thói quen coi thường giáo dục nghề nghiệp mà chạy theo bằng cấp sẽ làm méo mó một mô hình mà ở một số quốc gia người ta làm tốt.

Trước nhu cầu khó khăn tuyển sinh và hạn chế về tài chính, cần nhìn giáo dục nghề nghiệp ở một tầm xa hơn nên tránh mang bằng cấp ra "nhử" người học. Cũng rất thận trọng làm chính sách với khẩu hiệu "phân luồng" không phải vì mục đích tự thân hay vì sự tồn vong của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà ảnh hưởng đến người học trong trung hạn và dài hạn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực mà 10-20 năm sau con cháu sẽ trách cứ chúng ta. Điều này làm cho giáo dục nghề nghiệp khó hiện đại hóa và khó phát triển bền vững", ông Vinh nhấn mạnh.

Muốn thí điểm 9 5 thì cần làm rõ nhiều vấn đề, đừng đem con bỏ chợ - Hình 2

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (ảnh: NVCC)

Về ưu điểm của chương trình 9 cộng 5 đào tạo cao đẳng và chia làm 3 giai đoạn cho thấy phản ánh rất đúng về bản chất giáo dục nghề nghiệp là linh hoạt, mềm dẻo, tạo nhiều điểm vào và điểm ra học nghề cho người lao động. Một số người cho rằng đào tạo 5 năm là quá dài học sinh sẽ chán và bỏ học.

Ông Vinh cho rằng thời gian 5 năm là tương thích với thời lượng đào tạo của các quốc gia khác. Trong khi phải thừa nhận ở các nước đang có mô hình này đội ngũ giảng viên của người ta trình độ rất cao, hợp tác nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo là văn hóa phổ biến, tài chính trên đầu người học cao hơn mà người ta mất 5 năm còn mình thì đào tạo 3,5 -4 năm như một số ý kiến là khó chấp nhận. Khi đó thí sinh tốt nghiệp gọi là bằng cao đẳng của trường ấy thôi chứ không ai thừa nhận trên thị trường trong nước và khu vực ASEAN.

Mặt khác, mô hình này phù hợp đào tạo cho nhiều đối tượng học nghề khác nhau.

Các nhà làm chính sách đừng chỉ nghĩ hẹp đến lứa học sinh chuẩn bị tốt nghiệp trung học cơ sở mà còn hàng triệu lao động tốt nghiệp trung học cơ sở cách đây từ vài năm đến hàng chục năm nay muốn theo học thì hoàn toàn đăng ký để học theo chương trình này.

Người học có điều kiện về học vấn và kinh tế có thể học suốt 5 năm, những với những người không đủ điều kiện thì người ta có thể học theo từng giai đoạn rồi có chứng chỉ nghề tích lũy và ra thị trường lao động thì cũng coi là phân luồng.

Nếu Đề án này giải quyết được một số vấn đề nêu trên và được phê duyệt sẽ chấn chỉnh việc đào tạo tràn lan hệ 9 cộng 4 ra cao đẳng trái với luật định cũng như các quy định hiện hành.

Nói tóm lại theo đánh giá của Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, Đề án được chuẩn bị khá công phu có tham khảo một số mô hình đào tạo của nước ngoài để rút ra kinh nghiệm trong việc xây dựng đề án.

Tuy nhiên, để có thể đảm bảo tính khả thi của Đề án cần làm cho xã hội hiểu vì mục tiêu của đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động vì lợi ích của người học mà tránh đi ngộ nhận "phân luồng" vì mục tiêu bằng cấp.

Hơn nữa, Chính phủ và các nhà làm chính sách cũng như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên tham khảo các chương trình cao đẳng của nước ngoài để hiểu đào tạo trình độ cao đẳng không phải, chưa bao giờ trên thế giới là phép cộng các môn học văn hóa trung học phổ thông và môn học nghề.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam ĐịnhNhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam Định
18:16:20 31/01/2025
Đèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình DươngĐèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình Dương
18:21:00 31/01/2025
1 phim Việt rời rạp ngay dịp Tết vì lỗ nặng1 phim Việt rời rạp ngay dịp Tết vì lỗ nặng
20:58:33 31/01/2025
Sao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹSao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹ
22:38:39 31/01/2025
Xuân Son được bầu Thiện thưởng căn hộ cao cấp hơn 1 triệu USDXuân Son được bầu Thiện thưởng căn hộ cao cấp hơn 1 triệu USD
21:30:41 31/01/2025
Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?
23:21:59 31/01/2025
Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?
22:28:21 31/01/2025
Lì xì kinh hoàng nhất: Ông chú mừng tuổi cháu gái cả 1 xe tải quà, vừa lại gần cô bé đã khóc thét bỏ chạyLì xì kinh hoàng nhất: Ông chú mừng tuổi cháu gái cả 1 xe tải quà, vừa lại gần cô bé đã khóc thét bỏ chạy
18:57:24 31/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"

Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"

Hậu trường phim

23:59:38 31/01/2025
Dù chỉ lên hình một vài phân cảnh ngắn nhưng nhân vật này lại đóng vai trò qua trọng, góp phần khiến cho Quốc Anh tan tành sự nghiệp.
Low G - tlinh "mở bát" năm mới quá đỉnh: Ca khúc Việt đầu tiên được studio nhảy nổi tiếng nhất Hàn Quốc cover!

Low G - tlinh "mở bát" năm mới quá đỉnh: Ca khúc Việt đầu tiên được studio nhảy nổi tiếng nhất Hàn Quốc cover!

Nhạc việt

23:54:08 31/01/2025
Vừa qua, fan nhảy Việt được phen nức nở khi nhạc Việt vang lên trên kênh YouTube 26.3 triệu người đăng ký của studio nhảy nổi tiếng nhất Hàn Quốc - 1Million Dance Studio.
Jennie tung bản tình ca ướt át, "đắp mộ cuộc tình" khiến dân tình há hốc vì cú lừa ngoạn mục

Jennie tung bản tình ca ướt át, "đắp mộ cuộc tình" khiến dân tình há hốc vì cú lừa ngoạn mục

Nhạc quốc tế

23:47:46 31/01/2025
Tưởng sẽ lâm li bi đát hay ngầu lòi với tuyên ngôn tình yêu, thì Love Hangover chỉ đơn giản là một tình khúc được hoạ trên MV hơi hướng tiểu phẩm.
Video Hoa hậu Kỳ Duyên quăng miếng hài tại sự kiện, nhưng bỏ chạy vì nói 1 câu "quê xệ"

Video Hoa hậu Kỳ Duyên quăng miếng hài tại sự kiện, nhưng bỏ chạy vì nói 1 câu "quê xệ"

Sao việt

23:35:50 31/01/2025
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên được biết tới với vai trò người mẫu. Cô mới đây còn gây chú ý khi góp mặt trong dự án phim điện ảnh chiếu vào dịp Tết của Trấn Thành.
Phạt người đàn ông để đàn trâu vào cao tốc theo nghị định 168

Phạt người đàn ông để đàn trâu vào cao tốc theo nghị định 168

Pháp luật

23:22:30 31/01/2025
Người đàn ông có đàn trâu khoảng 20 con vừa đi vào đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang bị cơ quan công an xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 168.
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ

Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ

Thế giới

23:22:26 31/01/2025
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova xác nhận, 3 trong số các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Mỹ mang hộ chiếu Nga.
Triệu Lệ Dĩnh gây sốt: Mặc đồ bà nội, háo hức nhận lì xì từ ông nội ngày đầu năm

Triệu Lệ Dĩnh gây sốt: Mặc đồ bà nội, háo hức nhận lì xì từ ông nội ngày đầu năm

Sao châu á

23:02:41 31/01/2025
Dù là minh tinh nổi tiếng toàn châu Á và sở hữu khối tài sản 10.000 tỷ đồng nhưng khi về nhà, Triệu Lệ Dĩnh vẫn là đứa cháu nhỏ thích thú khi nhận bao lì xì từ ông bà cùng những người lớn tuổi.
3 phim cổ trang Hoa ngữ cực hay ai cũng nên xem một lần: Cặp đôi chị em phim giả tình thật gây sốt Cbiz

3 phim cổ trang Hoa ngữ cực hay ai cũng nên xem một lần: Cặp đôi chị em phim giả tình thật gây sốt Cbiz

Phim châu á

22:16:34 31/01/2025
Nếu muốn tìm một bộ phim cổ trang Hoa ngữ để xem trong dịp Tết nguyên đán 2025, bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây.
Uyển Ân - Tiểu Vy: OTP bạn thân mới của màn ảnh Việt

Uyển Ân - Tiểu Vy: OTP bạn thân mới của màn ảnh Việt

Phim việt

22:09:41 31/01/2025
Bên cạnh các thông điệp về tình yêu, gia đình, phim điện ảnh Bộ Tứ Báo Thủ còn mang hẳn lên màn ảnh rộng hình ảnh về một đôi bạn thân nữ-nữ đầy lý tưởng.
Cách tô son giúp môi mềm mại, không bị khô

Cách tô son giúp môi mềm mại, không bị khô

Làm đẹp

21:55:12 31/01/2025
Có thể thoa son dưỡng môi trước khi đi ngủ hoặc thoa nhiều lần vào ban ngày. Ngoài son dưỡng, nên sử dụng mặt nạ cho môi khoảng 15-20 phút trước khi ngủ cũng giúp cung cấp đủ chất ẩm cho môi.
33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

Tin nổi bật

21:35:38 31/01/2025
Trong ngày mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.