Truyền thuyết đằng sau món “mỳ qua cầu” nổi tiếng của Vân Nam
Nếu bạn là người thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa ẩm thực Trung Quốc, bạn sẽ thấy rất nhiều phong tục và món ăn có truyền thuyết đằng sau chúng. Món “mì qua cầu” là một trong những món ăn ngon và có truyền thuyết rất hấp dẫn.
Guo Qiao Mi Xian (mì qua cầu) là một cái tên rất kỳ lạ, nhưng đây là món ăn rất nổi tiếng và là đại diện của ẩm thực Vân Nam.
Món ăn gồm ba phần chính: nước dùng gà, các loại nguyên liệu ăn kèm được xắt lát mỏng, mì được làm thủ công bằng tay. Với một số gia vị cơ bản như bột tiêu, ớt xào, hành tây xắt nhỏ, bát mì được trình bày với những màu sắc rất hấp dẫn đỏ, xanh, vàng, trắng và mang hương vị tuyệt vời.
Truyền thuyết đằng sau món ăn
Theo một số tài liệu về món mì qua cầu thì nó có thể được bắt nguồn từ một cây cầu ở phía nam Vân Nam ở Mengzi, nơi có truyền thống về mì ít nhất 100 năm tuổi.
Chuyện kể rằng, ở một làng quê nọ có một anh chàng đang chăm chỉ học tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Vì lo lắng cho chồng học hành vất vả, hao gầy cả người lại chẳng ăn được gì, vợ anh ta đã phát minh ra một món ăn ngon để bồi dưỡng cho chồng. Khi người vợ mang đồ ăn đến cho chồng, anh ta thật sự rất hài lòng bởi màu sắc cũng như hương vị tuyệt vời của bát súp này và hỏi tên của món ăn. Người vợ nói đó là món “mì qua cầu” bởi cô phải đi qua một cây cầu khi mang món ăn đến cho chồng.
Ăn mì qua cầu theo cách chuẩn nhất
Món ăn cổ điển Vân Nam này thường được chuẩn bị vào bữa tối ngay tại bàn để thực khách được thưởng thức một cách hoàn hảo nhất.
Video đang HOT
Trước tiên nhà hàng sẽ đưa đến bàn một bát súp chứa đầy nước dùng nóng.
Các thành phần khác sẽ được nhanh chóng đưa lên tiếp theo. Nguyên liệu bao gồm thịt, trứng, nấm và mì. Khi ăn thực khách sẽ kết hợp mọi thứ vào trong bát nước dùng, sức nóng sôi sùng sục của súp sẽ làm chín mọi thứ và súp cũng được ngấm các nguyên liệu trên khiến hương vị càng trở nên thơm ngon hơn.
Cuối cùng thêm đậu phộng, hành lá, rau mùi cùng một chút ớt và nước tương tùy thích.
Những nhà hàng mì qua cầu ngon nhất ở Côn Minh
Nhà hàng Jianxin
Nhà hàng Jianxin đã mở được 100 năm, hàng ngày có hàng chục người xếp hàng chờ ăn “mì qua cầu”. Đặc biệt là nhà hàng ở phố Bảo Sơn, hình ảnh các thực khách ôm một chiếc bát lớn ngồi xổm trước nhà hàng để ăn mì đã trở thành một cảnh đặc biệt trên đường phố.
Nhà hàng anh em Jiang Qiaoxiang
Nhà hàng anh em Jiang Qiaoxiang có nhiều chi nhánh nằm rải rác ở mọi nơi trên cả nước. Không chỉ có mỳ, nhà hàng này còn có nhiều món gia cầm hấp dẫn mang các đặc tính địa phương của Vân Nam, như “gà hấp nồi đá”, “gà hầm nấm”… nhưng nổi bật nhất vẫn là mì qua cầu với nước dùng đặc biệt có bí quyết gia truyền riêng cùng các loại rau rừng núi độc đáo của Vân Nam,
Từ năm 1993, nhà hàng Quách Kiều thế kỷ đã tự hào là nơi cho ra đời những món Vân Nam truyền thống nhất ở Côn Minh. Món “mì qua cầu Quách Qiao Mi Xian” đã giành giải vàng trong cuộc thi nấu ăn quốc gia nhiều lần,và được gọi là món ăn “Dân gian Trung Quốc” , ẩm thực dân tộc “…
Ngoài mì qua cầu nhà hàng này còn có các món ăn nhẹ đặc trưng của dân tộc Vân Nam như: gà hấp nồi cũ, bánh kếp Vân Nam, trứng hầm trong ống tre, cá nướng sả, gà dứa Xishuangbanna…rất được thực khách yêu thích.
Theo Topchinatravel
Loại đậu phụ trông "bẩn bẩn" nhưng lại có vị ngon xuất sắc không ai ngờ
Không phải đậu phụ thối nổi tiếng Trung Quốc, loại đậu phụ này có mùi vị rất ngon nhưng khi nhìn thấy quy trình chế biến, ai cũng phải thốt lên kinh ngạc.
Nhắc tới đậu phụ ở Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới món đậu phụ thối kinh điển trong ẩm thực. Bên cạnh đó, tại đây còn có món đậu phụ lông và đậu phụ vùi tro cũng ngon không kém.
Đậu phụ lông thì có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua, nhưng ở tỉnh Quý Châu còn có loại đậu phụ vùi tro mà rất ít khách du lịch nào nghe qua, bởi cứ mỗi mẻ làm xong là người dân lại mua rất nhanh và nó cũng không được bán rộng rãi.
Đậu phụ vùi tro hay còn được gọi là đậu phụ xám là một món ăn đặc biệt của người Yi ở Quý Châu làm ra. Nếu đến Quý Châu mà không tìm mua ăn thử loại đậu phụ này thì bạn sẽ hối tiếc cả đời.
Tại sao đậu phụ vùi tro này lại ngon? Nguyên do là bởi quá trình sản xuất đậu phụ thủ công truyền thống được kế thừa hơn 400 năm. Người Yi đã sử dụng loại đậu trồng tại địa phương cùng với một loại men chua được làm từ một loại lá bí mật. Điều ấn tượng nhất là người ta thêm tro cỏ được đốt cháy từ hơn 10 loại thuốc thảo dược của Trung Quốc vào. Các loại thảo dược đó là gì thì không ai có thể biết được.
Loại đậu nành được sử dụng cũng rất khác biệt, nó có lớp vỏ màu xanh lá cây và đây cũng là một đặc sản địa phương. Sau khi ngâm đậu 1 ngày sẽ được cho vào máy nghiền đá thủ công có từ thời xưa, tiếp theo là nấu qua một chảo sắt lớn rồi lọc thủ công và trộn với men.
Sau khi cho đậu vào khuôn, đậu sẽ được lăn trong nhiều lớp tro thuốc thảo dược trong suốt 12 tiếng. Bí quyết hương vị ngon chính là ở chỗ này.
Thông qua quá trình chế biến phức tạp như vậy, đậu phụ có hương vị rất đặc biệt, có mùi thơm hấp dẫn của thảo dược, của thiên nhiên hoa cỏ nên ngon hơn hẳn so với những loại thông thường.
Để đậu ngon hơn thì nó thường được đem chiên vàng giòn, chỉ cần chấm với một chút nước tương là cũng đủ khiến người ăn cảm thấy ngây ngất.
Theo Sohu
Món súp bò hầm "siêu to khổng lồ" có nồi nước dùng đun sôi liên tục suốt 45 năm Quán ăn này rất nổi tiếng ở Bangkok, mỗi ngày có hàng trăm người chờ đợi để được thưởng thức món súp bò hầm. Thế nhưng, bí mật hương vị của món ăn này khiến ai cùng rùng mình và phân vân không biết có nên ăn tiếp không. Wattana Panich là một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất ở khu phố...