Truyện Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi: Nguyên tác viết gì?
Những ngày gần đây, bài tập đọc Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Bài tập đọc Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều.
Theo đó, câu chuyện về Hai Con Ngựa khiến dư luận cũng như các bậc phụ huynh tranh cãi gay gắt vì có nhiều điểm khó hiểu. Đáng chú ý trong đó là có nhiều ý kiến cho rằng, việc tách câu chuyện ngắn này làm 2 phần gây thiếu mạch lạc.
Nhiều phụ huynh cho rằng, phần 1 của bài tập đọc này là một câu chuyện phản giáo dục với chiêu trò của hai con ngựa chỉ nhau cách trốn việc, không có trách nhiệm trong công việc. Trong khi đó, mục đích của bài tập đọc lại là dạy học sinh về các từ chăm chỉ và lười biếng.
Mới đây, ông Phan Việt Hùng, Phó tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã có bài viết phân tích về vấn đề này.
Ngay đầu bài viết, ông Phan Việt Hùng khẳng định “Truyện đó không phải của Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy)”.
Theo đó, bài tập đọc Hai Con Ngựa chia làm 2 phần tại trang 157 và 159 của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều đều ghi bên dưới là “Phỏng theo Lép Tôn-xtôi”. Ông Hùng cũng bày tỏ sự khó hiểu khi chia nhỏ câu chuyện ngắn này ra làm 2 phần.
“Mình cũng chẳng hiểu tại sao một truyện ngụ ngôn ngắn ngủn (trong nguyên bản chỉ có 58 chữ), lại phải tách ra làm 2 phần, khiến không chỉ trẻ con, mà ngay cả rất nhiều người lớn khi mới chỉ đọc phần 1, cứ tưởng là Đại văn hào Nga khuyên các cháu thiếu nhi thò lò mũi xanh nên lười biếng, trốn việc”, Phó tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng viết.
Theo ông Hùng, ở bản gốc tiếng Nga, câu chuyện có tên “Ngựa đực và ngựa cái”( ), được in lần đầu trong cuốn giáo trình Azbuka dạy trẻ làm quen với chữ cái, học vần, tập đọc, viết đoạn văn và số học. Cuốn này do chính Lev Tolstoy viết, xuất bản lần đầu năm 1872. Mấy năm sau Lev Tolstoy chỉnh sửa, xuất bản với tên gọi mới là Novaya Azbuka ( ), được Bộ giáo dục quốc dân phê duyệt làm sách giáo khoa.
“Có thể nói không quá, cuốn này của Lev Tolstoy đã đặt nền móng, có ảnh hưởng lớn cho việc biên soạn các sách dạy chữ, dạy vần cho trẻ con Nga từ thời Nga hoàng, qua thời Xô viết cho đến ngày nay.
Truyện nó như sau:
, – , , . :
- ? . , .
. , , .
(Tạm dịch
Ngựa cái chẳng chịu kéo cày, suốt ngày đêm nó chỉ nhởn nhơ trên đồng. Ngựa đực thì đêm đến đi kiếm ăn, ngày lại phải kéo cày. Thấy thế, ngựa cái liền nói với ngựa đực:
- Sao anh cứ phải cày suốt thế? Tôi mà như anh thì không đi cày gì hết. Nếu ông chủ mà quất roi á, tôi đá cho một phát ngay.
Ngày hôm sau, ngựa đực làm y hệt như thế. Ông chủ thấy ngựa đực trở nên ngang bướng, liền bắt ngựa cái đi cày)”.
Nguyên tác của bài tập đọc Hai Con Ngựa.
Video đang HOT
Ông Hùng cho rằng chỉ cần dịch nguyên, có thể sửa thêm một chút là cũng có thể dùng làm 1 bài tập đọc hoàn chỉnh rồi. Không hiểu sao các tác giả lại cứ phải thêm chi tiết này nọ (đổi ngựa cái ngựa đực thành ngựa tía ngựa ô, rồi đi cày thành thồ hàng rồi thêm thắt lời thoại..) vào cho rắc rối, dài dòng, rồi tách nó ra làm 2 bài riêng để làm gì.
“ Bài này trên lớp chỉ cần 1 tiết là đủ, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bạn nhỏ sẽ hiểu ngay ra một bài học: Nếu xúi dại người khác làm điều không hay, có thể bạn sẽ gánh chịu hậu quả. Rất rõ ràng. Chứ trong sách kia, học xong phần 1, các bạn nhỏ sẽ thấy lời xui trốn làm việc là “Chí lý lắm“.
Ngoài ra, chủ bài viết cũng cho biết thêm, câu chuyện về hai con ngựa không phải do Lev Tolstoy sáng tác mà do ông dịch từ gụ ngôn Aesop (Ê-dốp) ra.
“ Trẻ con như trang giấy trắng. Cái gì các bạn ấy được tiếp xúc đầu tiên, là sẽ nhớ mãi. Truyện ngụ ngôn Aesop, cũng như La Fontaine…là những kho báu của nhân loại, khi giới thiệu với trẻ thì nên ghi đúng tên truyện, dịch đúng nội dung của truyện, thì sẽ tốt hơn. Kẻo các bạn nhỏ sẽ bị lẫn lộn, vài năm nữa mua được cuốn Ngụ ngôn Aesop (trên thị trường đã có một số cuốn), khi đọc “Ngựa đực và ngựa cái” sẽ bảo:”Ơ hồi học lớp Một, con đọc thấy tên truyện khác, rồi tác giả là ông khác kia mà“”, ông Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh quan điểm của mình.
Nguyên tác truyện Lừa Và Ngựa.
Cuối bài viết, tác giả nói thêm truyện Lừa Và Ngựa cũng trong sách lớp 1 này, có từ “thở hí hóp” rất lạ, cũng ghi là Phỏng theo Lev Tolstoy. Tuy nhiên, đây cũng là truyện ngụ ngôn Aesop do Lev Tolstoy dịch.
Ông Phan Việt Hùng cũng cho rằng điều đáng tiếc của câu chuyện in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 là bỏ bớt đi câu than vãn của con ngựa mà đó lại chính là bài học của câu chuyện mang tính giáo dục này về việc nên biết giúp đỡ người khác.
Xem cả 5 cuốn sách Tiếng Việt 1 năm nay, Tiến sĩ Giáo dục chỉ rõ từng điểm "mạnh, yếu" trong mỗi cuốn, nhiều cha mẹ đồng tình
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, nữ Tiến sĩ đã có những so sánh, đánh giá chi tiết từng điểm yếu, điểm mạnh của mỗi cuốn sách.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên gia giáo dục vô cùng tâm huyết với nền giáo dục của Việt Nam. Những hoạt động, bài viết, quan điểm... của chị luôn nhận được sự yêu mến, trân trọng và có sức lan tỏa tới thầy cô, học sinh và các bậc cha mẹ.
Những ngày vừa qua, sách giáo khoa mới, đặc biệt là cuốn sách Tiếng Việt 1 của bộ sách "Cánh diều" đã nhận về nhiều luồng tranh cãi gay gắt. Tiến sĩ Hương đã quyết định tìm đọc cả 5 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt thuộc 5 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống"; "Chân trời sáng tạo"; "Cùng học để phát triển năng lực"; "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" và "Cánh Diều".
5 cuốn sách Tiếng Việt 1 thuộc 5 bộ sách giáo khoa năm nay.
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, nữ Tiến sĩ đã có những so sánh, đánh giá chi tiết từng điểm yếu, điểm mạnh của mỗi cuốn sách. Chúng tôi xin đăng tải lại bài viết so sánh chi tiết 5 bộ sách của Tiến sĩ Vũ Thu Hương. Nguyên văn bài viết như sau:
Về cuốn Tập viết/ Luyện viết
Tôi không tìm được cuốn tập viết của bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" nên tạm nhận xét các bộ khác như sau:
Bộ "Cánh Diều" cho học sinh tập viết nét cơ bản trong 1 ngày, bộ "Cùng học để phát triển năng lực" viết nét trong 2 ngày, bộ "Chân trời sáng tạo" viết nét trong 3 ngày. Bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", học sinh tập viết nét trong 1 tuần.
Do vậy học sinh sẽ cảm thấy dễ chịu và quen dần nhất là ở bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", áp lực học viết trong các buổi học đầu tiên lớn nhất là ở bộ "Cánh Diều".
Cuốn Luyện Viết 1 của Bộ sách Cánh diều.
Sau khi viết nét, các bộ đều có kiểu mỗi bài học sẽ viết trong 1 trang. Hầu hết sách sẽ cho viết theo các câu từ trong bài đã học. Thế nhưng trong sách "Cùng học để phát triển năng lực" thì viết rất nhiều từ, thay vì viết chữ cái nhiều như các bộ khác. Vì thế, các em sẽ sợ viết nhất là ở bộ "Cùng học để phát triển năng lực", vì viết từ sẽ khó hơn viết chữ cái.
Bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" ban đầu chỉ cho viết nửa trang chứ không phải 1 trang như các sách khác. Sau đó phần viết được kéo dài dần ra và gần cuối kì sẽ là 1 trang. Đây là phương án cho làm quen phù hợp nên các em không cảm thấy áp lực khi học viết ở bộ sách này.
Về sự đổi mới của 5 cuốn sách
Toàn bộ 5 cuốn sách đều có sự đổi mới, tuy nhiên có sách ít, sách nhiều. Sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" có nhiều đổi mới trong bài tập nhưng ít đổi mới trong các phần nội dung, cách sắp xếp thứ tự âm vần. Vậy nên khi mới đọc, các giáo viên có thể thấy ít sự đổi mới hơn các sách khác. Còn sách "Chân trời sáng tạo" và sách "Cánh Diều" có nhiều nét đổi mới nhất.
Ở tuần học đầu tiên
Đây là thời điểm quan trọng nhất với trẻ lớp 1. Bước vào năm học đầu tiên dễ khiến trẻ bị áp lực quá lớn và hoảng sợ. Các cuốn sách có những bài tập làm quen, ôn tập lại mặt chữ cái sẽ giúp các em hứng khởi và từ từ chấp nhận bài học.
Các cuốn sách học chữ ngay sau ngày đầu khai giảng là: "Cùng học để phát triển năng lực", "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Chân trời sáng tạo" và "Cánh Diều". Các tác giả cũng có khuyến cáo giáo viên nên sử dụng tuần 0 để cho các em làm quen. Tuy nhiên, đây không phải là việc bắt buộc nên rất nhiều trường, nhiều giáo viên đã bỏ qua.
Bài 1B trong cuốn "Cùng học để phát triển năng lực".
Duy nhất có sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" đã để nguyên 1 tuần cho các em ôn tập lại toàn bộ bảng chữ cái. Tuần đó được đánh dấu là tuần 1, tất cả các giáo viên bắt buộc phải cho các em ôn tập lại bảng chữ cái, các nét viết cơ bản trước. Do vậy, việc học nhẹ nhàng và thoải mái hơn hẳn.
Về cách bố trí âm vần
Một số sách đã bố trí âm vần không thật sự phù hợp, thuận lợi cho học sinh khi học vần. Với việc học vần, học sinh nên học các vần có nét tương đồng. Điều này giúp các em dễ dàng so sánh và đỡ nhầm lẫn. Ngoài ra dễ ghi nhớ các âm vần hơn.
Ví dụ: an - at (chỉ khác chữ cái cuối, chữ cái đầu giữ nguyên) hoặc h - k - kh (2 chữ đơn đã biết từ mầm non và 1 chữ ghép của 2 chứ đơn đó).
Hoặc gi - q - qu (những chữ dễ gây nhầm lẫn, dạy cùng để cô nhấn mạnh cho trẻ đỡ nhầm).
Phần lớn các sách đều theo cách này. Tuy nhiên 1 số sách vẫn để lọt vài bố trí không hợp lý như Cánh Diều (gi - k) hoặc (kh - m) hay (qu - r). Kiểu sắp xếp này sẽ khiến học sinh rối loạn và dễ nhầm các chữ kh - nh, gi - qu....
Đây chính là nguyên nhân mà nhiều trẻ nhầm lẫn hoặc khó nhớ bài học khi học sách "Cánh Diều".
Bài học trong sách Cánh diều.
Về số lượng âm vần
Một số sách để số âm vần trong 1 bài quá nhiều (3 hoặc 4 âm vần) như sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Cùng học để phát triển năng lực", "Chân trời sáng tạo". Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy quá tải.
Về bài đọc
Tôi sẽ chỉ nhận xét sách tập 1. Một số sách sử dụng các đoạn văn miêu tả thông thường làm bài đọc (không có nhiều ý nghĩa giáo dục đạo đức hay nhân cách) như "Cùng học để phát triển năng lực", "Chân trời sáng tạo", "Kết nối tri thức với cuộc sống".
Sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" có đưa thêm 1 số bài đọc viết về các danh nhân thế giới như hề Saclo, Edixon...., và một số bài thơ dễ thương. Sách "Cùng học để phát triển năng lực" có thêm các trích đoạn của truyện ngụ ngôn thế giới, các bài thơ nổi tiếng, các bài đồng giao.
Một số bài đọc trong cuốn Tiếng Việt 1 - Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực".
Sách "Chân trời sáng tạo" có thêm thơ và truyện cổ tích thế giới. Sách "Cánh Diều" có thêm truyện ngụ ngôn dành cho người lớn. Với những truyện dành cho người lớn, trẻ nhỏ sẽ khó hiểu vì trẻ chưa có khả năng tư duy phân tích các dữ liệu.
Sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" đã đưa ra những câu chuyện viết cho thiếu nhi hết sức nhẹ nhàng và có giá trị giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh rõ ràng.
Về việc chọn từ
Nhiều sách đã chọn 1 số từ nghèo nàn, lặp đi lặp lại như sách "Chân trời sáng tạo". Cũng có 1 số sách chọn từ không phù hợp với khả năng nhận thức và tâm sinh lý học sinh tiểu học như:
Sách "Cánh Diều" chọn từ "Hạt sương". Trẻ nhỏ hầu như không biết trước từ "hạt sương" nên khi học, cô giáo mất thời gian giải thích cho học sinh. Từ "giã giò" trong sách "Cánh diều" cũng gây khó khăn cho trẻ vì miền Trung gọi "giã" là "đâm", miền Nam gọi "giò" là "chả lụa". Như vậy từ "giã giò" sẽ gây khó khăn cho trẻ miền Trung và miền Nam.
Từ "Giã giờ" trong cuốn Tiếng Việt 1 - Bộ sách Cánh diều.
Hoặc từ "măng" cũng là từ khó hiểu vì với trẻ nhỏ, "măng" là miếng mầu vàng trong bát canh mẹ nấu. Tuy nhiên, hình minh họa buộc phải vẽ cây măng đang mọc. Số lượng trẻ nhìn thấy măng kiểu đó là vô cùng ít. Rõ ràng trẻ sẽ không khớp được "măng" trong sách với "măng" trong bát canh.
Sách "Chân trời sáng tạo" cũng vướng phải 1 số lỗi như vậy. Đó là những từ trẻ ít biết như: "rau sam", "vàng rộm", "rối que", "nhấc tạ",...
Về lượng chữ
Một số sách có lượng chữ quá nhiều khiến trẻ sợ đọc, sợ đánh vần như "Cánh Diều", "Cùng học để phát triển năng lực".
Về phần mở rộng
Một số sách có mở rộng thêm như sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" mở rộng về Tự nhiên xã hội. Sách "Chân trời sáng tạo" mở rộng thêm về Đạo đức. Tuy nhiên, tôi thấy những nội dung này đã có sẵn môn học riêng rồi. Điều tôi thích nhất là phần mở rộng nằm trong sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục". Cụ thể sách mở rộng thêm Kĩ năng sống, hướng dẫn trẻ thoát hiểm, làm việc nhà. Phần này hầu như ít có trong các môn học.
Nhìn chung sách giáo khoa lớp 1 môn Tiếng Việt năm nay có 1 số quyển cần chỉnh sửa. Cuốn sách mà tôi thích là cuốn "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục". Vì nó có lượng từ ít, cách sắp xếp âm vần khoa học, bài đọc dễ thương, gần gũi, có giá trị giáo dục, ngoài ra mở rộng thêm kĩ năng sống cho trẻ.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh: "Chúng ta dạy chữ, dạy kiến thức cho con trẻ không phải là cách sắp đặt chữ vào đầu" Nếu bỏ qua vẻ đẹp của ngôn từ, bỏ qua sự tinh tế của câu chữ, bỏ qua cảm xúc, ngữ điệu văn của từng câu, từng đoạn văn, chỉ chú ý đến thao tác kĩ thuật từ mới, thì chắc chắn không chỉ thất bại mà còn nguy hiểm. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không...