Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
Chiều 21/12, Bộ GD&ĐT tổ chức diễn đàn Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV năm 2020.
Các diễn giả chia sẻ tại diễn đàn.
Tại diễn đàn, HSSV đã nhận được những chia sẻ thú vị của các anh chị doanh nhân, qua đó tích lũy được thêm các khí thế, kinh nghiệm cho bản thân mình để sẵn sàng hình thành tinh thần của người khởi nghiệp, đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Khởi nghiệp hiện nay là một khái niệm khá phổ biến đối với giới trẻ và đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên là những người trẻ với nhiều khát vọng và ý tưởng sáng tạo.
Trong giai đoạn trước đây trong các trường đại học, đa phần các bạn sinh viên chỉ quan tâm đến vấn đề học tập và rèn luyện thật tốt để tích lũy kiến thức kỹ năng, thái độ và mong muốn ra trường tìm được việc làm phù hợp với năng lực bản thân. Nhưng trong một số năm trở lại đây, suy nghĩ của các sinh viên đã có nhiều thay đổi.
Thay vì việc học tập tốt, có đạo đức, nhân cách tốt để ra trường có việc làm, một số bạn đã bắt đầu nghĩ đến việc quyết tâm học tập và tạo dựng sự nghiệp riêng của chính mình ngay sau khi tốt nghiệp, thậm chí có những bạn sinh viên đã có thể kinh doanh và thành lập doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên giảng đường của trường đại học.
Video đang HOT
Các doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.
Kết quả đó phần nào thể hiện được kết quả ban đầu của quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc sớm thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Trọng trách để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho một số Bộ, ngành triển khai thực hiện việc này.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&CN triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025 (Quyết định 844) và Bộ GD&ĐT được giao triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 (Đề án 1665).
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2017 đến nay, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai rất nhiều nhiệm vụ giải pháp nhằm từng bước thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các nhà trường từ các bậc phổ thông cho đến bậc học đại học.
Một trong những nội dung quan trọng mà Bộ GD&ĐT quan tâm triển khai trong thời gian qua là tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Bởi đối với yếu tố đầu tiên quan trọng cần có đó là tinh thần khởi nghiệp cho người khởi nghiệp.
Nhiều thông điệp về khởi nghiệp đã được lan tỏa mạnh mẽ đến HSSV.
Để thực hiện được nội dung trên trong quá trình xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình mới ban hành 2018, nhiều nội dung về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được tích hợp lồng ghép trong chương trình. Luật Giáo dục 2019 cũng đã có nội dung này.
Bên cạnh đó, năm 2020 Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các đơn vị triển khai Chuỗi hành trình người khởi nghiệp tại hơn 20 trường đại học và 5 trường phổ thông tại các địa phương. Chương trình đã được các nhà trường, địa phương đón nhận một cách tích cực và thu hút được sự quan tâm đông đảo của HSSV.
Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV lần thứ 3 – năm 2020, Diễn đàn được tổ chức với mục đích hỗ trợ các bạn HSSV có cơ hội được giao lưu, chia sẻ với các doanh nhân thành đạt. Tại diễn đàn, các bạn HSSV nhận được những chia sẻ thú vị của các doanh nhân để tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng hình thành tinh thần của người khởi nghiệp.
Chuyên nghiệp hóa vai trò người viết sách
Biên soạn SGK nói chung, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt nói riêng phải đảm bảo 3 yếu tố hiện đại, chuyên nghiệp và Việt Nam.
Trong đó, giáo dục tiểu học đóng vai trò nền tảng, cơ bản. Trẻ em hôm nay khác với trẻ em của 20 năm trước khi cải cách chương trình và SGK (chương trình giáo dục phổ thông năm 2000).
Dạy và học lớp 1 tại Trường Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Yếu tố hiện đại luôn nhắc nhở các nhà biên soạn phải hóa thân vào thời đại để có những bài học mang tính cập nhật. Đơn cử ở môn Tiếng Việt, chương trình học không nên chỉ cung cấp vốn từ cho học sinh mà còn mang theo nhiều chức năng của các môn học khác.
Ví dụ sau khi học âm "a", giáo viên cho học sinh tìm các tiếng có âm "a" như ba, má, cá..., sau đó nâng lên thành các bài tập thống kê âm "a" xuất hiện bao nhiêu lần trong vốn từ ngữ các em sử dụng hàng ngày, qua đó bước đầu hình thành tư duy phân tích, tổng hợp cho học sinh.
Tất cả bài tập tiến hành đơn giản như một trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, đi kèm các dụng cụ học tập mang tính sư phạm, mỹ thuật và khoa học. Tôi muốn nhấn mạnh, không thể có SGK, tài liệu học tập hiện đại biên soạn một cách riêng lẻ ở từng môn học mà phải trong hệ thống chung từ đào tạo giáo viên, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá đến xây dựng thiết kế trường học, lớp học, bàn ghế, dụng cụ học tập, kỹ thuật trình bày, in sách...
Đòi hỏi thứ hai cần có của SGK là tính chuyên nghiệp. Các nhà xuất bản phải xây dựng, đào tạo một đội ngũ biên soạn SGK và tài liệu dạy học. Đó có thể là cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học, giảng viên, giáo viên, nhà văn... trải qua sự chọn lọc về năng lực biên soạn sách, có công trình nghiên cứu, được đưa đi đào tạo, tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới về biên soạn SGK.
Tác giả (nhà biên soạn) sau khi viết SGK phải có trách nhiệm soạn tài liệu giảng dạy và tập huấn giáo viên. Mỗi năm học phải đi dự giờ, thăm lớp, khảo sát hiệu quả sách và tài liệu giảng dạy, đồng thời báo cáo kết quả đạt được theo mục tiêu đề ra và những vấn đề còn hạn chế. Hàng năm, nhà xuất bản phải tổ chức điều chỉnh, biên soạn sách và tài liệu để cập nhật, tùy theo mức độ thành lập hội đồng điều chỉnh.
Đặc biệt, trong quá trình biên soạn SGK, mỗi bài học sẽ đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau ở nhiều tình huống, đặc điểm vùng miền, đối tượng học sinh khác biệt về đặc điểm tâm lý, văn hóa. Đồng thời, tác giả biên soạn SGK cũng là người thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhiều hình thức, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
Ngoài hai yếu tố hiện đại và chuyên nghiệp, SGK cần đảm bảo tính Việt Nam. Nửa thế kỷ trước, trường tiểu học có hai phân môn là "Tập đọc" và "Tập làm văn". Những bài tập đọc đi vào lòng trẻ thơ một cách đơn giản, nhẹ nhàng nhưng ghi nhớ suốt cuộc đời, giúp học sinh yêu thích môn học.
Tôi cho rằng các tác giả biên soạn SGK hãy dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam theo đặc điểm ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, chưa cần thiết dạy trẻ phân biệt từ láy, từ ghép, hàm ngôn, nghĩa tu từ, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp để phân tích cấu trúc câu, thành phần câu. Tôi đề xuất những kiến thức ngôn ngữ học nên đưa lên các bậc học cao hơn chứ không nên ở tiểu học.
Như vậy, để SGK trở thành một trong những tài liệu dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Bộ GD-ĐT cần thành lập bảo tàng SGK gồm 2 phần: sưu tầm đầy đủ tất cả SGK Việt Nam qua các thời kỳ (có thể bao gồm sách tham khảo, giáo trình đào tạo ở trường sư phạm) và SGK, tài liệu dạy học ở các nước tiên tiến trên thế giới. Bảo tàng SGK sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học về SGK cho các nhà giáo dục, học sinh, sinh viên, đồng thời mở cửa cho tất cả người dân vào tham quan tìm hiểu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên Chiều 18-12, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 sẽ diễn ra trong hai ngày 21 và 22-12 tại Hà Nội. Gồm các hoạt động: Tham quan không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp; Hội thảo...