Trường y “bỏ túi”

Theo dõi VGT trên

ể trở thành một bác sĩ tại Hoa Kỳ cần phải mất rất nhiều năm miệt mài sách vở, thực tập ở các bệnh viện và phải tốn cả trăm ngàn USD học phí và chi phí đại học. Nhưng nếu chỉ muốn có chút trải nghiệm về một trường y, do các giáo sư thực thụ giảng dạy miễn phí, chỉ trong vòng 2 tháng, bạn có thể ghi tên vào khóa học có tên là Mini Med School.

Tất cả chúng ta không thể trở thành sinh viên y khoa, có điều những người bình thường cũng có thể hiểu biết nhiều hơn về cơ thể con người tại “Trường y bỏ túi”. Giảng đường của Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Colorado rất đông sinh viên y khoa, nhưng giờ đây, nhiều lứa tuổ.i, thuộc đủ mọi thành phần xã hội đang ngồi nghe giảng bài trong một khóa học kéo dài 8 tuần có tên gọi là gọi là Mini Med School, tạm dịch là “Trường Y bỏ túi.” Giáo sư Robin Michaels là một trong 7 vị giáo sư y khoa tình nguyện giảng dạy lớp học này mỗi tuần 1 giờ, giải thích: “Khóa học Mini Med School là cơ hội cho ban giảng huấn đến với cộng đồng, nói chuyện về cơ thể của chúng ta và giải đáp những thắc mắc của công chúng”. Tuy những người theo học khóa học Mini Med School này không được cấp một chứng chỉ gì nhưng họ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Ông nói: “Chúng tôi không hạ thấp trình độ của các bài giảng mà chúng tôi dành cho cộng đồng, bởi lẽ sự khác biệt giữa các sinh viên trường y với công chúng hầu hết là do giáo dục đào tạo chứ không phải là khả năng trí tuệ”.

Trong số các học viện mới của trường, có một phụ nữ sống gần khuôn viên trường y và vẫn tò mò về khóa học được giảng dạy lần đầu tiên từ năm 1989. Bà nói: “Tôi đã muốn theo học khóa này từ 22 năm trước, nhưng hết chỗ”. Năm nay, bà ghi danh sớm nên cuối cùng được nhận. Một học sinh trung học muốn trở thành một bác sĩ để tưởng nhớ người anh của cô đã mất vì bệnh ung thư cho biết, cô nghe nói đến khóa học này qua một thầy giáo trong trường. Cô nói: “Bạn của thầy học tôi là giáo sư giảng dạy ở đây, rồi ông đem cho tôi một xấp tài liệu về khóa học này, nên sau đó tôi đăng ký theo học”.

Trường y bỏ túi - Hình 1

Một giờ học tại Mini Medical School.

Một giáo viên dạy khoa học tại trường trung học cơ sở, có lý do riêng của bà để tham gia khóa học: “Tôi tin tưởng lớp y bỏ túi này sẽ giúp tôi trở thành một giáo viên giỏi hơn”. Cách đấy vài hàng ghế là một bà mẹ với cô con gái 10 tuổ.i. Bà nói: “Bởi vì chúng tôi học ở nhà chứ không đi trường nên chúng tôi cho rằng đây là khóa học rất có giá trị. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây. Chúng tôi sẽ hoàn tất một số những đòi hỏi về môn khoa học cho niên học này”.

Giảng đường với 200 học viên gần như chật kín vào lúc Giám đốc chương trình Mini Med School, giáo sư John Cohen bước lên bục giảng. Hàng trăm học viên khác trong bang Colorado dự khán qua video truyền hình trực tiếp.

Ông Cohen giải thích tại sao những học viên thuộc đủ mọi thành phần đa dạng trong xã hội và ở xa nhau lại có thể tương tác trong buổi giảng bài này về đề tài cơ thể học: “Bởi vì tất cả mọi người ở đây đang xem video, chúng tôi sẽ có các sinh viên y khoa với micro cầm tay. Nếu quý vị có gì thắc mắc cứ vẫy tay gọi họ xuống. Và những người dự khán qua truyền hình hãy email câu hỏi cho chúng tôi. “Sau đó, ông giới thiệu giáo sư sẽ giảng dạy về cơ thể học vào tối nay, bà Robin Michaels: “Xin chào tất cả quý vị. Thật hân hạnh và thật vui được đón chào quý vị đến với bài giảng đầu tiên tại trường y bỏ túi này”.

Bà giảng giải cho khán giả về cơ thể con người. Và vì ai cũng phải ăn nên bà chú trọng tới đường tiêu hóa. Sử dụng óc khôi hài và những phim slide, bà bắt đầu giảng từ nước bọt, một chất có thể ứa ra trong miệng. Bà nói: “Nếu như quý vị ăn thứ gì đó như chanh chẳng hạn, chuyện gì sẽ xảy ra? Nước miếng sẽ ứa ra trong miệng. Đó là phản ứng để trung hòa axit chua vì axit có thể làm mất calcium trong răng quý vị. Nó có thể làm rã men răng”. Giáo sư Michaels giảng tiếp về bao tử, tụy tạng và ruột non. Đây chính là những gì mà bà vẫn giảng dạy tại trường y khoa thực thụ, ngoại trừ là ở đó, thay vì chỉ chiếu phim slide cho xem, bà hướng dẫn sinh viên mổ xá.c ngườ.i hiến tặng cho trường y, theo di chúc để lại khi người đó còn sống.

Không có một trợ huấn cụ quan trọng nào để giúp cho các học viên ở khóa học này, tuy nhiên, bài giảng tối nay thực sự là một kinh nghiệm về những gì được giảng dạy tại trường y. Sau đó, em bé 10 tuổ.i tại khóa học phát biểu em muốn học thêm nhiều hơn nữa. “Em tò mò muốn biết xem bên trong cơ thể của em hoạt động ra sao”. Giáo sư Michaels đồng ý là mỗi người trong chúng ta cần biết cơ thể chúng ta vận hành như thế nào. “Tất cả chúng ta đều phải đối phó với bệnh tật, với cái chế.t. Căn bản kiến thức rất quan trọng giúp chúng ta đối phó”. Chúng tôi có thể giúp truyền bá kiến thức cho cộng đồng, đó chính là mục tiêu thực sự của khóa học này.

Trong hai thập niên qua, hơn 17.000 người ở bang Colorado đã tham gia khóa học Mini Med School khiến nó trở thành khóa học đông người tham gia nhất của Trường Y thuộc Đại học Colorado. Nó đã khơi nguồn cho gần 100 chương trình giảng dạy tương tự như vậy trên khắp thế giới gồm Canada, Đức và Ireland. Và hiện đang có kế hoạch mở lớp Mini Med II, một chương trình cao cấp dành cho những người đã hoàn tất khóa học Mini Med School vào năm 2012.

Theo SK&ĐS

Video đang HOT

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải

"Mới đợt 20/11 vừa qua, một thầy giáo đang trên đường về nhà, dốc cao quá, bóp phanh rồi, nhưng xe trượt bánh, thầy bị rơi xuống vực, chiếc xe nát tan tành, may sao người mắc vào cành cây nên mới thoát chế.t...".

Thầy liều mạng leo núi dạy học

Chuyến đi công tác vào một buổi đông giá lạnh đã đưa tôi đến với xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải của Tỉnh Yên Bái. Đây là một trong những xã nghèo và nằm cheo leo trên những ngọn núi cao hút tầm mắt.

Nhờ sự giúp đỡ của ông chủ tịch xã Mồ Dề, chúng tôi mượn được mấy chiếc xe máy để cả đoàn có phương tiện đi lên các lớp học vùng cao. Sau khi đã chỉ rõ cho chúng tôi con đường độc đạo duy nhất để đi lên tới nơi, ông Rùa không quên dặn đi dặn lại "các bạn đi chậm thôi, chỗ nào dốc cao thì cho người ngồi sau xuống xe không là bị trôi dốc hoặc bốc đầu xe, nguy hiểm lắm".

Nghe nói thế vài người trong đoàn cũng thấy hơi ghê, nhưng không một ai có ý định chùn bước, nối đuôi nhau chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi lên điểm trường Mí Háng, một trong những điểm trường xa nhất của xã.

Có là người đi thực tế trên con đường lên núi này mới thấy sự cực nhọc vất vả đến nhường nào, dốc nối dốc dài tưởng chừng vô tận, đường đi toàn đất xen lẫn đá lở giăng ngập lối, bên cạnh là những vực sâu hun hút không thấy đáy, không có rào chắn. Nhiều đoạn dốc không thể đi nổi, người ngồi sau phải xuống đẩy xe cho người ngồi trước lái, mặc dù xe đã về số 1 để tải dốc.

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải - Hình 1

Lớp học sơ sài được lợp bằng phên, nứa của các em học sinh dân tộc trên Mù Cang Chải

Sau một hồi vượt qua sự trắc trở của địa hình, chúng tôi cũng đặt chân tới điểm lớp học vùng cao Mí Háng. Do không có điều kiện xây trường, xây lớp, thế nên, các lớp học nơi đây chính là các nhà sàn, hoặc các lều được lợp bằng phên, nứa sơ sài, bên trên phủ mái tranh hoặc mái xi măng. Bước chân gần đến một lớp học, tôi nghe thấy thứ âm thanh đang đán.h vần con chữ từ trong vọng ra, có thể đoán được đang là một giờ tập đọc của các học sinh tiểu học.

Lớp học của các em cực kì thiếu thốn về cơ sở vật chất so với các lớp học dưới đồng bằng. Những chiếc bàn cũ kĩ được xếp trên nền đất của căn nhà sàn, bảng viết không có tường chắc để treo, được dựng tạm lên trên bàn gỗ.

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải - Hình 2

Các trang thiết bị cho dạy học còn quá thiếu thốn

Các em học sinh không có cặp, sách vở mang theo được cho vào những chiếc túi ni lông hoặc cầm tay đến trường. Nhìn xuống phía dưới chân bàn, những đôi chân lấm lem bùn đất, nứt nẻ vì thời tiết giá lạnh. Nhiều em còn không có giầy dép, đi bộ chân đất đi học.

Đang đứng lớp giảng bài là thầy giáo Sùng A Chống, một người dân bản địa, nhà dưới huyện Mù Cang Chải, đã có 16 năm đứng lớp dạy học cho các em học sinh dân tộc nơi đây. Mặc dù mới vừa bước qua cái tuổ.i 30 chưa lâu, nhưng gương mặt thầy Chống đã già nua hơn rất nhiều, tóc đã điểm bạc, làn da cháy sạm thành màu nâu đất, đủ thấy sự vất vả của người thầy vùng cao này.

Khẽ đặt viên phấn rời khỏi tay, thầy Chống tâm sự: "Ở đây thiếu thốn đủ thứ, muốn lo cho các em học sinh đầy đủ cơ sở vật chất để học tập là một điều cực kỳ khó khăn. Thêm nữa các thầy cô mỗi ngày đi dạy cũng hết sức vất vả. Hầu hết đều nhà xa, phải dậy từ sáng sớm, đường đi gập ghềnh nguy hiểm, ngày nắng còn đi được xe, chứ đến ngày mưa các thầy phải đi bộ, leo hết quãng đường trơn trượt để đi dạy học."

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải - Hình 3

Để có đủ sách vở cho các em ở đây học tập cũng đã là một điều khó khăn

Không ít thầy cô từng bị ngã xe khi phải vượt qua những con dốc ngoằn nghèo, trắc trở khi đi dạy học. "Mới đợt 20/11 vừa qua, một thầy giáo đang trên đường về nhà, dốc cao quá, bóp phanh rồi, nhưng xe trượt bánh, thầy bị rơi xuống vực, chiếc xe nát tan tành, may sao người mắc vào cành cây nên mới thoát chế.t", thầy Chống bàng hoàng kể lại cho tôi nghe.

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải - Hình 4

Cô giáo đang chuẩn bị nấu món nước canh gia vị mỳ tôm cho thầy và trò ăn trong bữa trưa

Quả thật việc chấp nhận đi lên tận đây để dạy học không khác gì một sự liều mạng, nguy hiểm luôn tiềm ẩn đối với các thầy cô giáo nơi đây. Đó là còn chưa kể đến những khó khăn về đời sống, khi tôi sang phòng nghỉ của các thầy cô, thấy trên bàn để vài đĩa đựng toàn bánh giầy dán và một bát đường, tôi được một cô giáo mời ăn và cho biết "đây là bữa trưa của các thầy cô trên này đấy". Câu nói của cô giáo làm tôi xó.t x.a quá, thật khó có thể hình dung ra được sự thiếu thốn đến mức như vậy, cô còn nói thêm, các thầy cô nhiều bữa còn toàn ăn ngô, chứ cơm gạo và thức ăn ở đây cực kì khan hiếm và không có chỗ bán để mua về nấu nướng.

Vừa nói chuyện, tôi vừa thấy cô cầm vài gói gia vị mỳ tôm đổ vào một xong nước trắng, tôi tò mò hỏi cô đang nấu món gì hay sao thì mới hay đó chính là món canh của bữa ăn, cô giáo đang nấu để lát đến giờ ăn đem cho cả mấy em học sinh ăn trưa.

Trò "đắng" miệng "nuốt" chữ

Tiếng trống vang lên, đến giờ nghỉ trưa, các em học sinh mỗi người mang phần cơm của mình do bố mẹ chuẩn bị sẵn, được đựng trong chiếc cặp lồng xách tay theo đặt lên bàn để bắt đầu bữa ăn.

Cứ vài ba em thành một nhóm đem hộp cơm ra ăn chung với nhau, đảo mắt quanh một vòng tôi không khỏi nhói lòng trước bữa cơm của các em, ngoài cơm trắng, chỉ có một ít rau cải luộc và măng đốt rừng, không có lấy bất kì một miếng thịt nào trong phần cơm trưa của các em cả. Ăn uống thiếu thốn như vậy, bảo sao những đứ.a tr.ẻ ở đây, gầy gò hốc hác, nhiều đứa lớp sáu mà bé tí tẹo như đứa lớp một.

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải - Hình 5

Bữa ăn chỉ có một ít cơm trắng, rau cải đắng và măng đốt hái ở rừng

Thấy một em nhỏ đang hờ hững bên bữa cơm của mình, tôi khẽ hỏi "cơm có ngon không cháu", đôi mắt ngây thơ, trong veo ấy nhìn vào tôi, chép chép miệng em nói "ăn nhiều rau cải và măng rừng đắng lắm", tôi sững sờ không biết phải làm sao, ngay giây phút ấy tôi chỉ ước sao có thật nhiều món ăn ngon ngọt để mang cho các em.

Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải - Hình 6

Nhiều em nhà nghèo, bố mẹ chuẩn bị cho ít cơm nên ăn không đủ no

Đang ăn, cô giáo bê bát nước canh gia vị mỳ tôm vào chia cho các bàn ăn, những cánh tay thoăn thoắt múc từng thìa uống ừng ực tưởng như đang ăn một món sơn hào hải vị nào vậy. Nhìn cảnh đó mà chúng tôi, những người được chứng kiến không khỏi ứa nước mắt xó.t x.a cho cuộc sống nghèo khổ nơi miền sơn cước này.

Nhiều em nhà chuẩn bị cho ít cơm quá, ăn hết vẫn còn đói, các cô giáo phải xem ai có cơm thừa ăn không hết, đem chia sẻ, để các em đủ sức theo học tiếp, rồi còn đi bộ một quãng đường xa về nhà.

Đau lòng hơn nữa, khi tôi nhận ra dù đã là mùa đông, lại trên cao hút này, gió thổi rét buốt đến nhức nhối, nhưng mấy em nhỏ ở đây chỉ có mỗi chiếc áo mỏng manh, nhiều em áo rách lung tung khắp nơi, trông đến khổ sở. Cô giáo Sùng Thị Súa còn kể cho chúng tôi nghe nhiều em nhà có mỗi cái quần dài để mặc đi học, đến hôm giặt, không có quần mặc, phải nghỉ học ở nhà chờ quần khô mới lại dám đến trường.

Lưu luyến lắm những lớp học nghèo khổ tới nhói lòng này nhưng chúng tôi cũng đến lúc phải cáo biệt ra về, ai nấy đều nặng trĩu một nỗi niềm xó.t x.a trong lòng cho những đứ.a tr.ẻ nơi đây, và thẩm nể phục những thầy cô giáo đã dám hy sinh tuổ.i thanh xuân của mình để gieo chữ trên vùng cao.

Kinh Vân

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Anh Thới: vét 32 triệu cho mầm non Làng Nủ, 'Học thay cho con chú nhé'!
14:57:12 05/10/2024
Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Negav lộ gia thế khủng, cỡ nào mà tự tin bỏ học, phát ngôn ngổ ngáo phải xin lỗi
14:23:35 05/10/2024
Chồng trẻ cô dâu Thu Sao đăng đàn bất ổn, phản ứng bất ngờ việc lấy thêm vợ
14:35:21 05/10/2024
Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz
16:46:10 05/10/2024
Quế Anh kêu cứu thành công, ăn tối cùng Mr.Nawat, "xanh mặt" trước 1 câu hỏi
16:00:18 05/10/2024
3 anh tài nào sẽ ra về trước thềm chung kết Anh trai vượt ngàn chông gai?
14:59:14 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân

Thế giới

19:57:05 05/10/2024
Quan chức Nga lưu ý: Chúng tôi đã chờ đợi 23 năm. Đó là hồi kết của câu chuyện. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà Mỹ và các đồng minh sẽ theo đuổi .

5 ứng cử viên sáng giá thay thế Ten Hag dẫn dắt MU

Sao thể thao

19:56:18 05/10/2024
5 ứng cử viên sáng giá thay thế Ten Hag dẫn dắt MU, bao gồm Gareth Southgate và một huyền thoại của chính đội chủ sân Old Trafford.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.

Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi

Sao châu á

19:35:26 05/10/2024
Phạm Văn Phương sẽ không dự lễ trao giải Kim Chung diễn ra ngày 19/10 ở Đài Loan (Trung Quốc). Lý do vì nữ diễn viên phải cùng con trai chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Vĩnh Long: Phạt chủ trại hòm 15 triệu đồng vì xúc phạm trụ trì

Netizen

18:26:55 05/10/2024
Cho rằng trụ trì chùa ở Vĩnh Long bắt tay với một trại hòm khác kinh doanh hưởng hoa hồng, ông L.H.N đến chùa livestream và bị công an mời làm việc.

Á hậu Kim Duyên đọ sắc cùng Miss Universe 2021

Sao việt

18:21:38 05/10/2024
Sánh đôi cùng Hoa hậu Hoàn vũ 2021 - Harnaaz Sandhu, Á hậu Siêu quốc gia 2022 - Kim Duyên dành trọn tâm huyết và niềm tin vào sự thành công của Miss Cosmo 2024.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!

Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?

Phim châu á

17:12:20 05/10/2024
Cách xây dựng tâm lý nữ chính ngày càng biến chất vấp phải sự lên án dữ dội từ khán giả. Không chỉ riêng nhân vật, mà Baifern Pimchanok - nữ diễn viên đóng vai này ngày càng khiến khán giả chán ghét.

Quế Anh 'bẽ mặt' vì skill mượt của thiếu nữ, đối thủ được Mr. Nawat ưng bụng?

Đẹp

17:06:35 05/10/2024
Mới đây, bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival chính thức được tổ chức. Danh sách người đẹp ăn tối cùng chủ tịch Miss Grand International bao gồm: Myanmar, Indonesia, Cambodia, Philippines, Thailand, India, Spain, Paraguay và Mexico, Vi...

"Có hàng triệu views trên YouTube mà không bán vé được thì người nghệ sĩ đó chưa thực sự có sức hút"

Nhạc việt

16:57:49 05/10/2024
Gần đây, trong buổi talkshow THIÊN THANKS - series talkshow của nam ca sĩ Quốc Thiên, ca sĩ gạo cội Bằng Kiều đã gây chú ý khi phát biểu về khái niệm sức hút thật sự của nghệ sĩ.