Trường vùng cao mùa rét lên kế hoạch dạy bù khi học sinh tạm nghỉ
Để giữ sức khỏe cho học sinh (HS) cũng như quá trình dạy học không bị gián đoạn, nhiều trường đã chủ động lên phương án dạy học linh hoạt, có kế hoạch dạy bù nếu HS tạm nghỉ.
HS Trường PTDTBT THCS Sủng Trái xã Sủng Trái (huyện Đồng Văn – Hà Giang) học tại phòng. Ảnh: NTCC
Chống rét hiệu quả – Tỉ lệ chuyên cần cao
Cô Trịnh Thị Én – Hiệu trưởng Trường Mầm non Sa Pa (huyện Sa Pa – Lào Cai) cho biết: HS đã trải qua đợt lạnh sâu thứ 2 của mùa đông năm nay. Nhiệt độ có ngày xuống thấp dưới 4 độ. Thế nhưng 530 HS toàn trường từ 2-5 tuổi vẫn đi học tương đối đầy đủ, tỉ lệ chuyên cần đạt 98%.
Theo cô Én, nguyên nhân quan trọng khiến HS không nghỉ học dù giá rét bởi cơ sở vật chất trường lớp tốt, trong mỗi lớp học có đầy đủ phòng chức năng (phòng học, phòng ngủ, vệ sinh, hát nhạc, góc hoạt động…). Vì vậy, HS không cần ra ngoài trời vẫn được học và vận động đầy đủ. Các phòng học đóng kín cửa vừa không có gió lùa mà vẫn đầy đủ ánh sáng, nhà trường còn đặt 2 máy sưởi nhiệt để HS không bị rét.
“Nhà trường vẫn đón trẻ tới trường để bố mẹ các cháu không bị ảnh hưởng công việc. Mặt khác, với cơ sở vật chất tốt, tới lớp còn ấm hơn ở nhà nên các gia đình, bố mẹ tin tưởng vào sự chăm sóc của nhà trường, cô giáo khi gửi trẻ tới trường”, cô Én cho hay.
Thầy Nguyễn Tiến Công – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Huyện Bắc Hà – Lào Cai) chia sẻ: Ngoài tăng cường chăn, đệm ấm, áo rét cho HS, nhà trường đặc biệt chú trọng “giữ nhiệt” cho từng bữa cơm HS bán trú. Cơm nấu xong sẽ được chia vào các thùng giữ nhiệt. Thức ăn và canh đến khi HS ngồi vào bàn nhà bếp mới chia. Những bữa cơm ấm nóng, đủ chất dinh dưỡng góp phần bảo đảm và tăng cường sức khỏe HS, không có HS ốm đau tại trường do bị lạnh. Tỉ lệ chuyên cần HS trên lớp đạt 98-99%.
“Từ đầu mùa rét, thời tiết có lúc xuống 6 độ nhưng nhà trường đã chủ động và làm tốt công tác phòng chống rét nên chưa phải cho HS nghỉ học. Gia đình và phụ huynh cũng tin tưởng khi con bán trú tại trường…”, thầy Công bày tỏ.
Linh hoạt kế hoạch dạy học
Video đang HOT
Theo cô Trịnh Thị Én, những ngày nhiệt độ xuống thấp, nhà trường điều chỉnh chương trình dạy học. Yêu cầu GV không tổ chức tiết học ngoài trời để giữ sức khỏe HS. Các hoạt động vận động ngoài trời, nội dung dạy học… đưa vào lớp GV cần triển khai theo hình thức phù hợp.
Thầy Dương Xuân Chính – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Pa (huyện Sa Pa – Lào Cai) trao đổi: Đợt rét đầu tiên nhà trường chưa phải cho HS nghỉ học buổi nào. Tỉ lệ chuyên cần vẫn duy trì ở mức 98%. Nhà trường yêu cầu GV tăng cường các hoạt động khởi động, bài học dưới dạng chơi trò vận động để làm tăng thân nhiệt HS. Mặt khác kết hợp sử dụng lò sưởi điện, nhắc nhở GV, phụ huynh mặc quần áo ấm cho con.
Trong đợt lạnh thứ 2, nhà trường đã cho HS nghỉ 1 buổi khi nhiệt độ buổi sáng báo dưới 4 độ C, đồng thời chỉ đạo GV dạy bù theo hình thức trực tuyến vào thứ 7 hoặc Chủ nhật.
Theo thầy Dương Xuân Chính, nếu HS phải nghỉ vì lạnh trong khoảng thời gian dài hơi (1 tuần), nhà trường đã sẵn sàng lên kế hoạch 2 phương án dạy học để bảo đảm chương trình.
Phương án 1 là dạy học trực tuyến. Trong dịch Covid-19, trên 90% HS học trực tuyến bởi phần lớn các em ở trung tâm thị xã, gia đình có điều kiện. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến sẽ triển khai vào buổi tối khi bố mẹ ở nhà để HS có điện thoại, đồng thời có thể hỗ trợ GV kèm cặp HS. Phương án 2: Sau khi thời tiết ấm lên, nhà trường sẽ dạy bù chương trình vào các tiết tăng cường (Cụ thể, lớp 1 có 25 tiết/tuần theo thông tư 32 mới. Nhưng dạy học 2buổi/ngày sẽ có 32 tiết. Vậy 7 tiết tăng cường sẽ được tận dụng để dạy bù chương trình HS đã nghỉ)…
Theo thầy Nguyễn Tiến Công – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà – Lào Cai), HS chưa phải nghỉ buổi học nào song mùa đồng còn dài và thời tiết sẽ có nhiều ngày rét đậm, rét hại. Trong trường hợp số ngày nghỉ rét của HS từ 2 – 3 tuần, nhà trường hoàn toàn có thể dạy bù đủ chương trình cho HS tới cuối tháng 5/2021.
Bà Đinh Thị Thoan – Chuyên viên Phòng GD&ĐT Bát Xát (huyện Bát Xát – Lào Cai) thông tin: Trên địa bàn huyện, nhiệt độ xuống sâu vào sáng sớm, tối và đêm, ban ngày nhiệt độ tăng lên, chính vì vậy hầu hết các trường điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp. Ban ngày GV và HS lên lớp dạy học bình thường, buổi tối thay vì HS lên phòng học chung, nhà trường cho mang sách về phòng ở tự học. Như vậy, HS không bị lạnh mà vẫn bảo đảm học tập trên lớp và ôn bài sau giờ học.
Ông Lê Trung Thành – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) cũng cho biết: Phòng đã để “mở” cho hiệu trưởng quyền quyết định đề xuất HS nghỉ học toàn trường hay theo từng khu vực, từng điểm trường cho phù hợp với mức độ ảnh hưởng của thời tiết và điều kiện về cơ sở vật của nhà trường. Đồng thời có phương án bố trí học bù để thực hiện kế hoạch thời gian năm học. Tuy nhiên, nghiêm cấm các trường dạy dồn tiết hoặc cắt xén chương trình. Có kế hoạch thay đổi thời gian học tập mùa đông cho phù hợp theo quy định.
Đối với những trường MN, TH, THCS hoặc điểm trường lẻ xa trung tâm, việc đến trường của HS trong ngày giá rét theo thời gian quy định gặp khó khăn, hiệu trưởng các trường được chủ động quyết định thời gian bắt đầu vào học muộn hơn nhưng vẫn phải đủ thời gian học theo đúng quy định chương trình của Bộ GD&ĐT.
Nếu HS phải nghỉ học vì lạnh trong thời gian không dài, các trường không quá khó khăn việc lên kế hoạch dạy bù. Bởi Sa Pa đang thực hiện 2buổi/ngày với HS tiểu học và THCS từ thứ 2 – 6. Sau thời gian nghỉ rét, GV có thể dạy bổ sung chương trình vào thứ 7 để đúng tiến độ. – Ông Đỗ VănTân – Trưởng phòng GD&ĐT Sa Pa, Lào Cai
Lào Cai duy trì phương châm "3 cần" giữ ấm cho học sinh vùng cao
Các biện pháp này đã được triển khai có hiệu quả giúp đảm bảo sức khỏe cho các em khi tới trường, đồng thời duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần trong những ngày mưa rét.
Để đảm bảo việc dạy và học được diễn ra bình thường trong điều kiện thời tiết giá lạnh đặc trưng của vùng cao, các trường vùng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp để giữ ấm cho học sinh theo phương châm "3 cần", đó là: Cần kín gió, cần ăn uống nóng và cần ngủ ấm.
Các biện pháp này đã được triển khai có hiệu quả giúp đảm bảo sức khỏe cho các em khi tới trường, đồng thời duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần trong những ngày mưa rét.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh sẽ được nghỉ học. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo đúng quy định này, số ngày nghỉ của học sinh ở nhiều địa phương của Lào Cai sẽ rất lớn, không bảo đảm đủ số tiết học trong năm. Do đó, các địa phương vùng cao như Bắc Hà, Sa Pa, Si Ma Cai... buộc phải áp dụng linh hoạt quy định này tùy theo tình hình thời tiết và thực tế cơ sở vật chất ở trường học.
Ngày 18/12, khi nhiệt độ trên địa bàn dao động trong khoảng từ 5-8 độ C, chỉ có một trường duy nhất trên địa bàn huyện Sa Pa phải cho học sinh nghỉ học là Trường Tiểu học Sa Pa với 35 lớp gồm 1.229 học sinh. Tại các trường học khác trên địa bàn thị xã, việc dạy và học vẫn diễn ra bình thường.
Học sinh được trang bị khăn mũ ấm khi đến trường.
Theo ông Đỗ Văn Tân, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa, việc cho học sinh nghỉ tránh rét do các trường chủ động trên cơ sở nắm bắt tình hình thời tiết thực tế: "Bởi vì ở Sa Pa có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, ví dụ như khu vực từ xã Mường Hoa trở xuống thường ấm hơn. Chính vì lẽ đó, UBND thị xã có văn bản chỉ đạo vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 6 độ C, Hiệu trưởng các trường sẽ chủ động quyết định việc nghỉ học, thông báo tới phụ huynh học sinh đồng thời, báo cáo cho Phòng Giáo dục và UBND thị xã nắm bắt".
Ông Tân cho biết thêm, một số trường học, mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn duy trì việc dạy và học bình thường, bởi nhà trường được trang bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất thậm chí học sinh đi học còn đảm bảo giữ ấm tốt hơn ở nhà và không làm đảo lộn thời gian, công việc của phụ huynh. Do vậy, trong những ngày rét đậm, rét hại trên địa bàn Sa Pa, tỷ lệ chuyên cần học sinh các khối Trung học cơ sở, Tiểu học giảm không đáng kể với khoảng 0,3%.
Để làm được điều đó, ông Đỗ Văn Tân cho biết, công tác phòng, chống rét cho học sinh đã được ngành Giáo dục và Đào tạo Sa Pa quan tâm và chủ động từ đầu năm học. Cụ thể, từ nguồn đầu tư của thị xã Sa Pa và Sở Giáo dục và Đào tạo, hơn 10 tỷ đồng đã được Sa Pa dùng để duy tu sửa chữa phòng học như: Cửa sổ, cửa chính, lợp lại mái, lát lại nền và các hạng mục cơ bản trường lớp trong công tác phòng, chống rét.
Cùng đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các trường đã sử dụng nguồn chi thường xuyên và nguồn vận động xã hội hóa để bổ sung các trang thiết bị giữ ấm cho học sinh đặc biệt tại các trường vùng cao, khó khăn như: Chăn, ga, đệm, gối... chỉ đạo các đơn vị trường học không cho học sinh tập trung ngoài trời, hoạt động học tập chủ yếu diễn ra trong lớp.
Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết giảm sâu tại Sa Pa, ngành Giáo dục thị xã đã cải tạo nâng cấp hạ tầng điện cho các trường, bổ sung thiết bị sưởi ấm cho học sinh nhất là học sinh mầm non.
Hiện nay, tất cả các điểm trường có điện lưới tại Sa Pa đều được Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp lò sưởi ấm trong lớp học, giúp học sinh không bị lạnh rét trong quá trình học tập trang bị xốp trải nền lớp học cho tất cả các điểm trường bậc mầm non để học sinh không bị lạnh trong quá trình sinh hoạt tại lớp. Trong các bữa ăn, nhà bếp giữ ấm thức ăn bằng cách khi học sinh ngồi vào bàn ăn mới múc thức ăn...
Huyện Si Ma Cai hiện có gần 4.000 học sinh bán trú, nội trú, chiếm khoảng 50% tổng số học sinh. Thực hiện chống rét theo phương châm "3 cần", tại các địa bàn khó khăn, các thầy cô tích cực huy động các nguồn xã hội hóa để trang bị thêm quần áo ấm, mũ len, khăn quàng, giày ủng cho học sinh. Các trường có học sinh nội trú, bán trú quan tâm xây dựng thực đơn, đảm bảo chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, nước uống phải đủ nóng phòng ngủ không để gió lùa, có đủ chăn ấm. Các điểm trường phối hợp cùng với phụ huynh dự trữ củi để sưởi ấm cho các em.
Cùng với đó, các khu bán trú cũng được cấp thêm chăn, chiếu và che chắn các cửa sổ bảo đảm nhiệt độ phòng. Nhờ vậy, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng tỷ lệ chuyên cần của nhiều trường học những ngày qua vẫn được đảm bảo, các hoạt động dạy và học của thầy trò các nhà trường vẫn diễn ra bình thường.
Bà Nguyễn Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai chia sẻ: những ngày rét đậm, rét hại, tỷ lệ chuyên cần của học sinh toàn huyện vẫn đạt ở mức cao (mầm non đạt 97,5% Tiểu học 99,3% Trung học cơ sở 97,7%), chưa có trường học nào phải cho học sinh nghỉ học vì nhiệt độ xuống thấp.
Để chủ động công tác phòng chống rét đảm bảo sức khỏe cho học sinh học tập, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu hiệu trưởng các đơn vị trường học tổ chức tuyên truyền phụ huynh học sinh để giữ ấm cho học sinh khi đến trường học tập và sinh hoạt (đi học phải có giày dép, áo ấm, mũ len...).
Phòng lưu ý căn cứ vào điều kiện mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học tập hợp lý, không bắt học sinh phải mặc đồng phục nếu không đủ ấm hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời. Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn học sinh đi học đều và đi đến nơi về đến chốn, tránh bị nhiễm lạnh.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trường học trong mùa rét, trong công văn chỉ đạo phòng, chống rét cho học sinh mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Dương Bích Nguyệt yêu cầu các phòng giáo dục và các đơn vị trường học bên cạnh việc nghiêm túc triển khai thực hiện nhiều nội dung phòng, chống rét cho học sinh cần đặc biệt lưu ý việc phòng, chống cháy, nổ khi sử dụng các thiết bị/bếp sưởi ấm cho học sinh.
Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai cho thấy, mùa Đông Xuân năm 2020-2021, Lào Cai sẽ trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại nặng hơn so với nhiều năm trở lại đây. Hiện, không khí lạnh vẫn đang tăng cường xuống Lào Cai nên trong một vài ngày tới, nhiệt độ các khu vực trong tỉnh vẫn sẽ tiếp tục giảm sâu.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các đơn vị trường học trên địa bàn tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết để điều chỉnh, bố trí lịch học và khung giờ học phù hợp.
Trường học sau lũ: Dạy bù nhưng không gây áp lực cho thầy và trò Thanh Chương là huyện bị ngập nặng nhất tỉnh Nghệ An trong đợt mưa lũ vừa qua. Sau lũ, chính quyền địa phương xác định ưu tiên nguồn lực cho các trường học khắc thiệt hại, sớm ổn định dạy và học trở lại. Trường Mầm non Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An dọn dẹp sau lũ Đảm bảo tiến độ chương...