Trường Việt Úc giảm 10% học phí, trả đủ lương giáo viên mùa dịch
Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) hỗ trợ cả học sinh lẫn giáo viên để thầy và trò tiếp tục hoàn thành chương trình học, chung tay đẩy lùi Covid-19.
Đại diện VAS cho biết, trước tình hình dịch bệnh kéo dài, như nhiều tổ chức giáo dục khác, VAS đã, đang và sẽ còn hứng chịu một số khoản phí phát sinh. Đây là điều khó tránh khỏi trong thời gian tới. Những chi phí này phục vụ cho việc thực hiện cam kết của nhà trường, đảm bảo bù đắp thời gian học tập cho học sinh khi năm học có thể kéo dài đến hết tháng 6 hoặc giữa tháng 7/2020.
Để chia sẻ những khó khăn về tình hình kinh doanh, tài chính mà phụ huynh và cộng đồng VAS có thể gặp phải, Hội đồng quản trị VAS đã đưa chính sách sách hỗ trợ cho học sinh, phụ huynh, nhân viên và giáo viên trong thời dịch.
Nhà trường chuẩn bị phương án giúp các em nhanh chóng ổn định tâm lý và nhịp độ học tập sau thời gian nghỉ dịch.
VAS cam kết giảm 10% học phí năm học mới cho phụ huynh thanh toán sớm. Tất cả nhân viên, giáo viên đều làm việc và hưởng lương như bình thường tại nhà. Trường Quốc tế Việt Úc vẫn duy trì việc giảng dạy trực tuyến, đánh giá kết quả cuối năm cho học sinh.
VAS lên kế hoạch học tập, khảo thí và các kỳ thi thay thế, giúp học sinh trang bị kiến thức cần thiết và đạt những chứng chỉ, bằng cấp tương ứng.
Đối với học sinh, ngoài việc duy trì hoạt động học tập trực tuyến (đã triển khai từ đầu tháng 2/2020) theo khung kiến thức giản lược do MOET và Cambrige cung cấp, VAS lên kế hoạch học tập, khảo thí và các kỳ thi thay thế. Mục đích là để trang bị cho các em đầy đủ kiến thức cần thiết, đạt được những chứng chỉ, bằng cấp tương ứng với các chương trình. Ngoài ra, nhà trường cũng chuẩn bị giải pháp giúp các em nhanh chóng ổn định tâm lý và nhịp độ học tập khi đi học trở lại.
Video đang HOT
Học sinh được tiếp tục duy trì hoạt động học tập trực tuyến theo khung kiến thức giản lược của MOET và Cambrige.
Bên cạnh gia hạn thời gian thanh toán học phí học phần 4 năm học 2019-2020 thêm bốn tuần, nhà trường cũng kéo dài thời gian đăng ký giữ chỗ cho năm học mới. Trong trường hợp phụ huynh chưa thể đưa ra quyết định có giữ chỗ cho con ngay lúc này vì ảnh hưởng của dịch bệnh, VAS mở thêm một lựa chọn “chưa chắc chắn”. Phụ huynh sẽ có thêm thời gian cân nhắc cho đến khi có quyết định chính thức. Tên của học sinh trong danh sách ở lớp tiếp theo vẫn được giữ lâu nhất có thể, trước khi năm học mới bắt đầu.
Hội đồng quản trị VAS cũng quyết định hỗ trợ học phí năm học 2020-2021 với mức ưu đãi giảm 10% trên tổng học phí, nếu phụ huynh thanh toán trước ngày 15/5/2020. “Đây là nỗ lực của VAS trong tình trạng nhà trường vẫn duy trì mức lương của toàn thể giáo viên, nhân viên và tiếp tục bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, chương trình học, tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho năm học mới. Mức hỗ trợ học phí này là lựa chọn không bắt buộc, giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí và chủ động chuẩn bị kế hoạch tài chính cho con trong trong năm học kế tiếp”, đại diện VAS chia sẻ.
Tất cả các giáo viên, nhân viên VAS đều được hưởng lương như bình thường.
Nhà trường đảm bảo tất cả nhân viên và giáo viên VAS từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp đều được hưởng lương như bình thường dù đang tạm nghỉ tại nhà do dịch bệnh. Nhiều nhân viên, giáo viên của trường đến từ nước ngoài và các tỉnh thành khác trên cả nước đều cần chi trả phí sinh hoạt cho gia đình. Tùy theo tình hình, năm học có thể kéo dài đến tháng 6 hoặc tháng 7/2020, các nhân viên bảo mẫu, tài xế sẽ tiếp tục làm việc bình thường thay vì được nghỉ từ sau tháng 5 như mọi năm để bù lại những tháng nghỉ dịch. Giải pháp đảm bảo mức lương cho mọi người là việc làm cần thiết, giúp họ trang trải cuộc sống, hỗ trợ và chăm sóc gia đình trong khoảng thời gian này.
“Với những giải pháp này, chúng tôi tin tưởng và hy vọng phụ huynh, các em học sinh cùng toàn thể nhân viên, giáo viên VAS sẽ đồng hành, chia sẻ cùng nhà trường để giữ vững sự đoàn kết, sức khỏe, bình an, cùng nhau vượt qua khủng hoảng”, ông Marcel Van Miert, Chủ tịch điều hành VAS chia sẻ.
Bảo Trân
Bồi dưỡng giáo viên Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Lộ trình dài hơi
Để chuẩn bị thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới vào năm học 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT đã giao 8 trường đại học (ĐH) sư phạm trên cả nước tổ chức bồi dưỡng giáo viên (GV) cốt cán.
GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc bồi dưỡng GV là cả quá trình lâu dài theo kiểu "mưa dầm thấm lâu".
Là một trong những trường ĐH được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng GV cốt cán chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới. Vậy trường ĐHSư phạm Hà Nội đã có sự chuẩn bị thế nào để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, thưa ông?
- Nhằm thực hiện Chương trình mới, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chủ trì thực hiện bộ tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng. Theo đó, Bộ GD&ĐT lấy bộ tài liệu này và giao cho các ĐH sư phạm sử dụng cho đợt bồi dưỡng GV cốt cán trong toàn quốc, trên cơ sở chương trình ETEP (chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ GV và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông). Thứ hai, nhà trường đã tập huấn cho đội ngũ GV chủ lực trong trường để tham gia lớp bồi dưỡng. Thứ ba, nhà trường phải làm việc với bộ phận cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin vì đợt bồi dưỡng này vừa trực tiếp vừa qua mạng.
Bồi dưỡng GV là việc làm thường xuyên và đợt bồi dưỡng này chỉ dành cho những cán bộ cốt cán chứ không phải tất cả các GV. Từ đây, các địa phương sẽ bồi dưỡng đại trà cho GV trong hệ thống giáo dục trên cơ sở hỗ trợ, đồng hành của các trường ĐH Sư phạm. Chương trình GDPT mới sẽ thực hiện trong gần một năm nữa, vậy nên, trong quá trình đó phải bồi dưỡng GV liên tục để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Nhiều ý kiến cho rằng, bồi dưỡng GV nhưng lại chưa có sách giáo khoa (SGK) về Chương trình GDPT mới thì sẽ khó đạt hiệu quả, ông có thể chia sẻ về vấn đề này?
- Tập huấn, bồi dưỡng GV theo chương trình GDPT mới không phụ thuộc vào SGK mà căn cứ theo chương trình tổng thể, chương trình môn học. Tiếp cận theo yêu cầu mới có thể một chương trình nhưng nhiều bộ SGK. Vì vậy, đội ngũ tập huấn của trường cố gắng hỗ trợ GV cốt cán các phương pháp, sự chuẩn bị và trên cơ sở đó, có thể sử dụng các tài liệu khác nhau. Khi đi bồi dưỡng cho GV, chúng tôi không căn cứ vào SGK để giáo viên thử sáng tạo. Tất nhiên, có sách theo tinh thần mới sẽ tốt hơn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chờ có sách mới làm.
Theo tôi, một GV luôn luôn phụ thuộc vào sách thì không phải tinh thần của đổi mới. Sách chỉ là một trong các tài liệu để GV chuẩn bị dạy, còn vấn đề cơ bản là chương trình. Sau đó, GV nắm được phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trên cơ sở tìm các nguồn tri thức khác nhau để phục vụ cho việc hình thành phẩm chất và năng lực.
Sự khác nhau giữa chương trình hiện hành và Chương trình GDPT mới như thế nào, thưa ông?
- Nội hàm cốt lõi của hai chương trình không chênh lệch quá nhiều, chỉ có giảm nhẹ hay tăng lên để phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và thống nhất cách tiếp cận. Trước đây, tiếp cận theo tri thức, tức là chỉ truyền đạt và yêu cầu người học biết càng nhiều càng tốt. Còn bây giờ, theo yêu cầu của Chương trình mới, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán cho chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Tâm
Trước khi bồi dưỡng, GV phải nghiên cứu trước toàn bộ chương trình, từ chương trình tổng thể, chương trình môn học, tư tưởng chỉ đạo... Như vậy, để đạt mục tiêu đề ra, cần lộ trình rất dài cho GV. Từ chương trình yêu cầu phẩm chất, năng lực cần đạt trong từng môn học, nội dung chương trình để xây dựng nội dung bài học. Chương trình GDPT mới vốn không bó hẹp trong một bộ SGK mà có nhiều SGK cho một môn học.
Làm sao để công tác bồi dưỡng tốt, tránh tình trạng "ghi tên trả bài"?
- Năm 2019, trường ĐH Sư phạm Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao trọng trách bồi dưỡng cho hơn 5.000 GV phổ thông cốt cán của 10 tỉnh, TP phía Bắc về Chương trình GDPT mới. Nội dung của khóa bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của Chương trình GDPT mới, GV cốt cán sẽ được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Tham dự khóa bồi dưỡng, các GV cốt cán ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn GV đại trà cùng triển khai tốt Chương trình GDPT mới.
Qua các lớp bồi dưỡng, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của GV lớn tuổi và GV trẻ có khác nhau, có GV tiếp thu chậm nhưng "mưa dầm thấm lâu" và chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực.
Xin cảm ơn ông!
Theo kinhtedothi
Lựa chọn sách giáo khoa: Băn khoăn... ai lựa chọn? Dự thảo Thông tư lựa chọn SGK đang được Bộ GD&ĐT xây dựng và dự kiến ban hành kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu năm học mới. Trong đó, không ít ý kiến còn băn khoăn về việc: Nên để thẩm quyền lựa chọn SGK cho ai, UBND cấp tỉnh, TP, hay giao...