Trường tư sẽ được tuyển sinh riêng?
“Bộ đang lấy ý kiến rộng rãi và sẽ lựa những phương án về điểm sàn hay nhất áp dụng cho năm nay. Sẽ có thay đổi chứ không cứng nhắc như các năm trước”- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết.
Chiều qua (5/3), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có buổi trao đổi với báo chí xoay quanh buổi làm việc với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập theo sự yêu cầu của Thủ tướng về những kiến nghị khẩn cấp của Hiệp hội về nguy cơ tan rã của nhiều trường ngoài công lập.
Các trường ngoài công lập được xây dựng đề án tuyển sinh riêng
Được biết, trong buổi làm việc sáng (5/3) với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập; Hiệp hội muốn có phương án tuyển sinh riêng. Quan điểm của Bộ như thế nào, Thưa Thứ trưởng?
Hiệp hội phải gấp rút xây dựng đề án tuyển sinh là xét tuyển, thi tuyển hay kết hợp thi tuyển và xét tuyển và báo cáo Bộ xem xét. Nếu đề án tốt thì Bộ cho phép tiến hành tuyển sinh ngay trong năm nay như 10 trường văn hóa, nghệ thuật vừa được Bộ đồng ý.
Các trường ngoài công lập không đào tạo đặc thù như 10 trường khối văn hóa, nghệ thuật vừa được Bộ cho phép tuyển sinh riêng. Vậy Bộ có lo lắng khi ra trường bằng cấp bị phân biệt không.
Bộ khuyến cáo các trường ngoài công lập khi xây dựng phương án tuyển sinh riêng hết sức cân nhắc. Vì phương án tuyển sinh riêng dễ dãi thì chỉ được lợi được một vài năm, sau đó hậu quả lâu dài ảnh hưởng uy tín, người đào tạo ra không được xã hội không chấp nhận thì sẽ ảnh hưởng lâu dài. Khó khăn này sẽ lặp lại và xử lí vấn đề tiếp theo sẽ càng khó khăn hơn gấp bội so với vấn đề hiện nay.
Vì vậy, việc có phương án tuyển sinh riêng mà chỉ xét tuyển mà không qua thi tuyển, đi theo một chiều hướng khác, đầu vào khác với phương án ba chung rồi. Như vậy, xã hội ngay lập tức sẽ nhìn nhận vào chất lượng đầu vào và đầu ra sẽ không được như ba chung.
Nhưng luật Giáo dục không cấm việc này. Cho nên, nếu các trường có phương án cụ thể, Bộ thấy hợp lí sẽ cho triển khai. Trong điều kiện hiện nay, nếu để các trường xét tuyển cả ba môn ở phổ thông sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi có quyết định để tránh thiệt thòi cho các thí sinh về sau.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga
Video đang HOT
Những tiêu chí để Bộ đồng ý cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tuyển sinh riêng sẽ như thế nào?
Hiện nay tiêu chí để các trường tuyển sinh riêng thì Bộ chưa có tiêu chí cụ thể nhưng mà yêu cầu về tuyển sinh riêng thì Bộ đã đề cập đến rồi khi giao cho các trường trọng điểm và hai Đại học Quốc gia tiến hành xây dựng đề án.
Đề án tuyển sinh phải đảm bảo công bằng, không phát sinh khó khăn, căng thẳng mới cho xã hội và không tái diễn luyện thi. Ngoài ra, có cơ chế kiểm tra, giám sát của xã hội, nếu xét tuyển thì phải chứng minh xét tuyển phải tốt hơn thi tuyển hiện nay. Đề án phải chứng minh được như thế thì Bộ mới cho triển khai. Bộ sẽ cân nhắc.
Điểm sàn không cứng nhắc như các năm trước
Tiêu chí cơ bản xác định điểm sàn năm 2013 như thế nào?
Điểm sàn dựa trên hai thông số. Thứ nhất là, điểm sàn là ngưỡng tối thiểu để thí sinh vào được cao đẳng và số lượng này nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng của thí sinh thi năm ấy. Thứ hai là chỉ tiêu. Hai cái đó phải tự cân đối nhưng tiêu chí chất lượng phải đặt lên đầu tiên.
Đầu tiên phải xác định năm nay với đề thi như thế thì điểm sàn mức đó học sinh vào có thể học tốt được, sau đó mới xét đến chỉ tiêu. Với điểm sàn như thế, số lượng thí sinh trên sàn bao nhiêu để tính được số dư nguồn tuyển cho các trường.
Bộ căn cứ vào kết quả thi của thí sinh qua phổ điểm môn, trên đó mới phân tích và tổng hợp. Có nhiều cách tính điểm sàn khác nhau nhưng hiện nay đang trong quá trình lấy rộng rãi ý kiến góp ý vế lấy điểm sàn mới năm nay. Bộ sẽ lựa những phương án hay nhất áp dụng cho năm nay. Sẽ có thay đổi chứ không cứng nhắc như các năm trước.
Nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho rằng, sở dĩ các trường ngoài công lập bị khó khăn trong nguồn tuyển là do các trường công cũng lấy điểm chuẩn bằng sàn. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Hiệp hội có đề nghị sẽ có nhiều mức điểm sàn khác nhau, trường công lập có thể lấy điểm cao hơn trường ngoài công lập. Nhưng quan điểm của Bộ, khi chưa có nghị định phân tầng đại học theo tinh thần của Luật Giáo dục đại học thì chưa có cơ sở buộc các trường đại học lấy điểm tuyển sinh bao nhiêu cho vừa. Hiện Bộ đang xây dựng nghị định phân tầng và xếp hạng đại học. Khi đó sẽ có cơ chế để các trường muốn ở hạng cao thì có điểm đầu vào phải cao.
Trong thực tế, các trường công lập do bảo vệ uy tín các trường không muốn lấy điểm thấp xuống. Có một số trường và ngành khó tuyển mới lấy gần điểm sàn. Vì vậy, quy chế Bộ đã thay đổi khi không cho tuyển điểm nguyện vọng sau thâp hơn nguyện vọng trước, để đảm bảo các trường top dưới không bị ảnh hưởng. Cách xử lý như vậy ngăn chặn các trường liên tục hạ điểm chuẩn làm cho các trường ngoài công lập liên tục gặp khó khăn.
Có nhiều trường ngoài công lập kém chất lượng, không có sức hút với thí sinh, nguy cơ phải bán trường để trả nợ. Bộ sẽ cứu các trường hay không?
Nguyên tắc là phải đảm bảo chất lượng, không vì bất cứ lí do gì mà hy sinh chất lượng. Không vì khó khăn trong tuyển sinh của các trường ngoài công lập mà giảm chất lượng toàn hệ thống. Chất lượng là vấn đề ưu tiên số 1 cho nên việc sắp tới tính điểm sàn thì chất lượng vẫn là cái được tính tới đầu tiên. Các trường ngoài công lập muốn phát triển phải tự nâng cao uy tín, thu hút được thí sinh.
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Các trường được đầu tư theo xếp hạng
Tuy nhiên ngay tại thời điểm này, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật vẫn gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo.
Ảnh: Nguyễn Khánh
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ:
- Sau hơn sáu tháng Luật giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua, Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục soạn thảo các văn bản hướng dẫn dưới luật. Sẽ có tổng cộng 36 văn bản hướng dẫn thực hiện các điều của Luật giáo dục ĐH. Phần lớn số văn bản này đã được ban hành trong thời gian qua.
Công bố xếp hạng: sẽ được tính toán cụ thể
* Việc hướng dẫn thực hiện luật có nội dung chỉ là điều chỉnh, bổ sung cái đã có, nhưng cũng có nội dung được xem là mới, lần đầu được vận dụng cho giáo dục ĐH Việt Nam. Phải chăng những vướng mắc chủ yếu nằm ở những nội dung chưa có được sự kiểm chứng trong thực tiễn?
- Đúng là những cái chưa được kiểm chứng qua thực tiễn là nội dung khó khăn nhất trong soạn thảo văn bản hướng dẫn. Bộ GD-ĐT cũng vừa có cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội để thống nhất những vấn đề còn nhiều tranh luận. Chẳng hạn việc xếp hạng và phân tầng cơ sở giáo dục ĐH. Theo Luật giáo dục ĐH, các trường ĐH, học viện sẽ được phân thành ba tầng: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành nghề nghiệp. Trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục ĐH ghi rõ chương trình đào tạo sắp tới được tổ chức: chương trình CĐ xây dựng theo hướng ứng dụng; ĐH, thạc sĩ theo hướng nghiên cứu và hướng ứng dụng nghề nghiệp; tiến sĩ xây dựng theo hướng nghiên cứu. Người đang từ hướng ứng dụng muốn sang nghiên cứu sẽ phải học một khối lượng kiến thức chuyển đổi nhất định. Tuy nhiên, quan trọng là việc phân tầng được thực hiện để làm gì? Làm cơ sở cho Nhà nước đầu tư hay chỉ là tài liệu tham khảo cho người học chọn lựa chương trình học tập?
Cũng như vậy, việc xếp hạng trường ĐH là cơ sở cho việc đầu tư hay giúp người học tham khảo trường học phù hợp, nhà tuyển dụng chọn lựa nhân lực theo yêu cầu? Cách làm của chúng ta sẽ không giống với thông lệ quốc tế. Ở các nước, việc xếp hạng trường ĐH do các tổ chức xã hội độc lập công bố để cộng đồng tham khảo, không có cơ quan nhà nước đứng ra công nhận. Song Luật giáo dục ĐH xác định rõ việc xếp hạng trường ĐH phải do Thủ tướng công nhận, ở phạm vi các trường CĐ thì việc công nhận xếp hạng thuộc quyền bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Như vậy, sự công nhận xếp hạng được xem như văn bản pháp quy, làm căn cứ để nhà nước dựa vào thứ hạng cao, thấp của các trường để đầu tư phù hợp. Các nước có thể công bố xếp hạng hằng năm, nhưng ở Việt Nam, vì cấp công nhận là thủ tướng, bộ trưởng, nên định kỳ công bố xếp hạng thế nào sẽ được tính toán cụ thể. Theo kế hoạch, việc ban hành các văn bản hướng dẫn này sẽ được thực hiện trong quý 1-2013.
* Được biết, với Luật giáo dục ĐH, sẽ có việc xét công nhận trường ĐH đạt chuẩn quốc gia như việc công nhận chuẩn quốc gia đối với trường phổ thông mà Bộ GD-ĐT đã làm trong nhiều năm qua. Việc công nhận chuẩn quốc gia với trường ĐH khác gì với trường phổ thông, thưa thứ trưởng?
- Trường ĐH đạt chuẩn quốc gia là khái niệm mới. Ở cấp phổ thông, vì thống nhất về chương trình giảng dạy, về tổ chức nên việc xây dựng chuẩn quốc gia đỡ phức tạp hơn. Ở ĐH, chương trình đào tạo rất đa dạng, trường thiên về đào tạo kinh tế khác trường thiên về kỹ thuật, sư phạm, hay khoa học cơ bản... nên quy định về trường ĐH đạt chuẩn quốc gia thế nào vẫn đang được phân tích soạn thảo. Đã có những ý kiến tranh luận xem chuẩn quốc gia với trường ĐH là điều kiện tối thiểu trường ĐH phải có để hoạt động bảo đảm chất lượng hay là chuẩn mà các trường phải vươn tới. Nhưng nếu đặt nó là cái sàn để các trường phải đạt thì không phù hợp khi đã có quy định về điều kiện bảo đảm thành lập trường. Chuẩn quốc gia đang được soạn thảo sẽ là chuẩn mà các trường phải vươn tới.
Trường ngoài công lập hoạt động phi lợi nhuận: ưu đãi như trường công
* Lâu nay, nhiều trường ĐH ngoài công lập than họ bị thiệt thòi vì đã mạnh miệng tuyên bố hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng lại không được hưởng bất cứ ưu tiên gì khi hoạt động: về chính sách thuế, về hỗ trợ đầu tư...Liệu khi Luật giáo dục ĐH được thực thi, những bất hợp lý về hoạt động giáo dục lợi nhuận - phi lợi nhuận có được giải quyết?
- Trước nay, hầu hết các trường ĐH ngoài công lập đều công bố hoạt động phi lợi nhuận, nhưng thực tế có rất ít trường tuân thủ theo mục tiêu phi lợi nhuận được như Trường ĐH Thăng Long đã làm. Sẽ phải có những văn bản định lượng rõ ràng thế nào là phi lợi nhuận, như mức lương trả cho giảng viên, cho cán bộ, thành viên hội đồng quản trị... khi so sánh với mức lương của những vị trí tương đương ở trường công lập, chênh lệch thu chi hằng năm dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất nhà trường, phát triển đội ngũ giảng viên...
Trường phi lợi nhuận sẽ được hưởng các chính sách như trường công: giáo viên được Nhà nước đào tạo, được tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học, được Nhà nước đặt hàng đào tạo các ngành thế mạnh, được ưu đãi về thuế suất, được giao đất sạch, miễn giảm tiền sử dụng đất... Các trường ĐH hoàn toàn tự chủ trong việc đăng ký hoạt động theo hướng nào, nhưng phải xem đó là cam kết phải thực hiện. Nếu đúng là hoạt động phi lợi nhuận sẽ được hưởng ưu đãi, còn vì lợi nhuận chắc chắn phải đóng thuế như doanh nghiệp. Trường hợp trường đăng ký hoạt động phi lợi nhuận, nhưng thực tế lại chỉ chăm chăm phân chia lợi nhuận, sử dụng tiền thuế của dân để hưởng những ưu đãi sẽ bị truy thu các khoản thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.
* Trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục ĐH vừa được công bố lấy ý kiến, giảng viên ĐH được xác định rõ sẽ có năm loại chức danh. Trong khi đó, viên chức hiện chỉ phân chia theo bốn bậc. Sự sắp xếp này có làm thay đổi hệ thống bảng lương hiện tại của giảng viên ĐH không, thưa thứ trưởng?
- Trước đây, lương cho giảng viên ĐH giống như ngạch viên chức gồm có bốn bậc. Song thực hiện theo Luật giáo dục ĐH thì giảng viên có năm loại chức danh: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Vậy phiên ngang lương viên chức ra lương giảng viên như thế nào? Cần có hệ thống thang, bảng lương riêng cho giảng viên ĐH. Điều này cũng phù hợp với chủ trương ưu đãi cho giáo dục, giáo viên của Nhà nước. Theo ý tưởng của ban soạn thảo, lương phó giáo sư sẽ tương đương bậc lương cao nhất của viên chức, còn lương giáo sư sẽ cao hơn một bậc, như chuyên gia cao cấp. Hiện nay, ngay trong hệ thống giáo dục cũng hiếm người được coi là chuyên gia cao cấp - những tổng công trình sư, những người xứng đáng được hưởng mức lương rất cao.
Theo tuổi trẻ
Hạ điểm chuẩn ĐH để cứu trường tư? Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách ưu tiên tuyển sinh vừa được Bộ GD-ĐT công bố ("Thí sinh ba khu vực khó khăn được hưởng ưu tiên") trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế. Theo các chuyên gia, giải pháp tình thế này để "chữa cháy" và cứu nguy cho phần lớn các trường ĐH, CĐ ngoài công lập...