Trường tư lại lo ‘phá sản’ nếu không được dạy học trước khai giảng
Đại diện nhiều trường tư ở Hà Nội lo lắng sẽ “khó tồn tại” nếu phải không được tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9.
Đầu năm học 2020 – 2021, Bộ GD-ĐT từng đưa ra thông tin: “học sinh trường công lập sẽ tựu trường vào ngày 1/9 và các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9. Với các trường tư, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư số 13/2011 cho phù hợp hơn”.
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa đưa ra dự thảo sửa đổi của Thông tư 13 (về quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường tư thục), nhưng điều này vẫn khiến nhiều trường “đứng ngồi không yên”.
Một số hiệu trưởng cho rằng, việc sửa quy chế tổ chức hoạt động của các trường tư cần theo hướng tạo điều kiện tốt hơn để các trường phát triển theo đúng “sứ mệnh” của mình chứ không phải yêu cầu hoạt động giống như trường công.
Các trường tư lo khó tồn tại nếu không được tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm cho biết, lâu nay, các trường tư có khung thời gian năm học là 10 tháng thay vì 9 tháng như các trường công lập. Lý do là bởi, các trường đều có những chương trình riêng như hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; tăng cường dạy ngoại ngữ; các kỹ năng sống và chương trình hợp tác quốc tế.
“Ví dụ như trường tôi, bên cạnh việc thực hiện dạy học theo khung chương trình của Bộ, có tới 20% nội dung là chương trình riêng và cũng là “bản sắc” tạo nên tên tuổi của nhà trường.
Giờ đây, nếu không có thời gian, nhà trường không thể triển khai được những chương trình này. Và nếu trường tư chỉ dạy chương trình giống như trường công thì phụ huynh cũng không cần thiết phải bỏ ra số tiền đắt đỏ để cho con vào trường tư học”, bà Hiền nói.
Do đó, theo bà Hiền, nếu Bộ sửa quy định theo hướng cấm trường dạy học trước ngày 5/9, không cho các trường chủ động thời gian thì trường tư rất khó khăn để tồn tại.
Video đang HOT
“Nếu như vậy, chúng tôi buộc phải có những cách giải quyết riêng và chỉ có thể “lách” bằng các hình thức khác như câu lạc bộ, trại hè,… thì mới có thể tồn tại mà không bị phá sản”, đại diện Trường Đoàn Thị Điểm nói.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng cho rằng, các trường tư đều mong muốn xây dựng thương hiệu và những đặc sắc riêng của mình. Nhưng muốn làm được như vậy, các trường đều cần phải có thời gian.
“Các trường tư, ngoài thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD-ĐT còn có những mục riêng. Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo những con người phát triển toàn diện, không chỉ giỏi về kiến thức mà phải giỏi về kỹ năng.
Do đó, ngoài các môn học bắt buộc theo chương trình chung, chúng tôi còn có thêm nhiều chương trình riêng như Chương trình đạo đức, Kỹ năng sống, Giáo dục hướng nghiệp,… Nếu giờ đây, không có thêm thời gian, chúng tôi chỉ có thể thực hiện những điều đó ngoài giờ”, ông Lâm nói.
Các trường không muốn “lách luật”
Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang nhấn mạnh không muốn “lách luật” mà cần được đàng hoàng thực hiện đúng quy định và đòi hỏi của thực tế.
“Việc mong muốn được bổ sung 4 tuần học/ năm là nhu cầu chính đáng của phụ huynh. Dễ thấy, khi nhắc đến “sự kiện” vừa qua, học sinh Hà Nội phải nghỉ trọn 1 tháng vì Tết và chống dịch Covid-19. Khi có lệnh của UBND thành phố về việc cho phép học sinh trở lại trường, phụ huynh rộ lên niềm hân hoan, phấn khởi”.
Không những vậy, nếu trường tư cũng giống “y chang” trường công, sẽ không ai tự bỏ tiền ra, thậm chí bỏ rất nhiều tiền để tranh một suất vào trường tư”, ông Khang nói.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng viện dẫn những lý do trường tư cần kéo dài thời gian học hơn do có nhiều chương trình bổ sung, tăng cường mà trường công khó làm được.
Ví dụ như chương trình tăng cường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, học sinh học hết bậc tiểu học sẽ phải đạt chuẩn A2 (bậc 2/6 quốc gia); học hết trung học cơ sở đạt B2 (bậc 4/6 quốc gia); học hết trung học phổ thông đạt 7.0 Ielts,…
Mặt khác, đặc thù của trường tư là “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nếu trường tư không hoạt động, không có nguồn thu, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cũng sẽ không có lương.
“Nhiều năm qua, trường tư khai giảng từ đầu tháng 8 năm trước đến hết tháng 5 năm sau, hoạt động 10 tháng, nghỉ hè 2 tháng. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ hè 2 tháng như những năm qua, không có lương đã vô cùng khó khăn. Nếu nghỉ hè 3 tháng thì khó khăn hơn nhiều”, ông Khang nói.
Đề nghị không quy định cứng ngày tựu trường
'Từ năm học 2020 - 2021, học sinh trường công lập tựu trường vào ngày 1.9 và các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng (5.9). Với trường tư thục, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 13 năm 2011 cho phù hợp hơn'
Ông Nguyễn Xuân Khang đề nghị nên bỏ quy định hiệu trưởng trường tư không quá 70 tuổi - ẢNH: M.C
Ngày 4.3, đại diện lãnh đạo nhiều trường tư thục ở Hà Nội đã tổ chức tọa đàm và kiến nghị Bộ GD-ĐT khi sửa quy chế hoạt động cần tạo điều kiện để trường tư phát triển tốt hơn thay vì "ép" theo những quy định giống trường công.
Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 28.3.2011 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông tư thục được chính các trường tư đánh giá: có giá trị thực tiễn rất cao, giúp các trường phổ thông tư thục tồn tại và phát triển. Tuy vậy, để phù hợp với luật Giáo dục 2019, cần phải sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông tư thục.
Trường tư phải "lách" để tồn tại ?
Tại buổi tọa đàm, các ý kiến đều cho rằng, việc sửa quy chế tổ chức hoạt động của các trường tư cần theo hướng tạo điều kiện tốt hơn nữa để trường tư phát triển đúng với vai trò, "sứ mệnh" của mình chứ không phải theo hướng bắt trường tư phải hoạt động y như trường công lập.
Dù Bộ GD-ĐT chưa có dự thảo sửa đổi hoặc thay thế Thông tư 13. Tuy nhiên, những tuyên bố trước đó từ phía Bộ GD-ĐT về chủ trương thay đổi khiến các trường tư lo lắng. Cụ thể, trước thềm năm học 2020 - 2021, Bộ GD-ĐT tuyên bố: "Từ năm học 2020 - 2021, học sinh trường công lập sẽ tựu trường vào ngày 1.9 và các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng (5.9). Với trường tư thục, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 13 năm 2011 cho phù hợp hơn". Hiện thông tư này cho phép trường tư thục được bổ sung thời gian học tập tối đa 4 tuần so với trường công lập.
Việc Bộ GD-ĐT cho rằng sẽ xem xét sửa đổi quy định trên cũng chính là điều khiến các trường tư thục phản ứng dữ dội nhất. Trên thực tế, hầu hết các trường tư lâu nay có khung thời gian năm học là 10 tháng thay vì 9 tháng như các trường công lập. Thời gian tựu trường của trường tư thường là 1.8 hằng năm.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, đề nghị giữ tinh thần của Thông tư 13 và chỉnh sửa theo hướng: "Trường phổ thông tư thục được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập, học phí cho thời gian học bổ sung do nhà trường thỏa thuận với cha mẹ học sinh".
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhấn mạnh: "Nếu không có những quy định để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường tư thì hệ thống này không thể tồn tại".
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm, chỉ ra: "Nếu trường tư chỉ dạy chương trình của Bộ thì chẳng ai bỏ tiền triệu, thậm chí chục triệu mỗi tháng vào học và chúng tôi cũng không thể tồn tại. Chúng tôi phải có những chương trình riêng và cần thời gian để triển khai ngoài chương trình bắt buộc của Bộ, như các hoạt động ngoại khóa, rèn kỹ năng, các chương trình hợp tác quốc tế...".
Bà Hiền còn nêu, do đòi hỏi chính đáng của thực tế như vậy, nếu Bộ có sửa quy định theo hướng cấm thì các trường tư sẽ buộc phải "lách" bằng các hình thức như: câu lạc bộ, trại hè,... để có thêm thời gian ngoài 9 tháng như trường công lập, thì mới tồn tại được. Ông Nguyễn Xuân Khang thì nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn "lách" mà chúng tôi cần được đàng hoàng thực hiện đúng quy định, đúng đòi hỏi của thực tế".
Nên bỏ quy định tuổi hiệu trưởng "không quá 70"
Thông tư 13 quy định về tuổi của hiệu trưởng "khi đề cử không quá 70 tuổi". Ông Nguyễn Xuân Khang đề nghị nên bỏ quy định này vì hội đồng trường tư hoàn toàn nắm được về phẩm chất, năng lực, sức khỏe và sự minh mẫn của người được đề cử làm hiệu trưởng. Ông Khang cho rằng sự giới hạn này là "cảm tính", thiếu cơ sở thực tiễn. Hiệu trưởng trường tư không phải là công chức trong biên chế nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Hiền cũng nêu thực tế năm nay bà đã 76 tuổi. Từ năm 70 tuổi, bà phải thôi chức hiệu trưởng và giữ vai trò Chủ tịch hội đồng trường. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua việc tìm hiệu trưởng thay thế rất khó khăn, nếu hiệu trưởng và hội đồng quản trị không thống nhất được với nhau trong điều hành, quan điểm giáo dục thì "rất mệt". "Do vậy, hầu như tôi vẫn phải "nắm" hết công việc của hiệu trưởng", bà Hiền chia sẻ.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cũng cho rằng Bộ nên bỏ quy định về độ tuổi hiệu trưởng trường tư vì đặc thù của tư thục là gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của chính họ nên để họ tự quyết định việc này.
Sau buổi tọa đàm này, đại diện các trường tư thục sẽ gửi kiến nghị bằng văn bản tới Sở GD-ĐT Hà Nội và Bộ GD-ĐT về việc sửa đổi Thông tư 13.
Loạt ảnh cũ về khoảnh khắc buồn ngủ của các cô cậu học sinh tiểu học ngày khai trường bất ngờ 'gây sốt' Sáng 5/9, cả nước hân hoan bước vào ngày khai giảng năm học mới. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều trường chỉ để học sinh chuyển cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 10 và đại diện học sinh các lớp tới dự khai giảng trực tiếp. Một số lớp khai giảng trực tiếp trong lớp học hoặc khai giảng trực...