Trường trung cấp KT-KT miền Tây Nghệ An: 85% học viên tốt nghiệp có việc làm ổn định
Năm học 2020 là năm dịch bệnh covid19 diễn ra gây hậu quả nặng nề về kinh tế cũng như tư tưởng của người dân, dịch bệnh diễn ra từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến quỹ thời gian tuyển sinh và đào tạo của nhà trường.
Với chức năng được giao đào tạo nghề cho người dân khu vực miền núi và các vùng phụ cận, những năm qua, trường Trung cấp KT-KT miền Tây Nghệ An, đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo và đặc biệt chú trọng đến kết quả đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm cho học sinh.
Xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường là nhiệm vụ hàng đầu, những năm gần đây, Trường Trung cấp KT-KT miền Tây Nghệ An chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
Năm học 2020 là năm dịch bệnh covid19 diễn ra gây hậu quả nặng nề về kinh tế cũng như tư tưởng của người dân, dịch bệnh diễn ra từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến quỹ thời gian tuyển sinh và đào tạo của nhà trường. Từ khó khăn đó ban giám hiệu, nhà trường, cán bộ giáo viên đã không ngừng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh và người học về phòng tránh dịch bệnh cũng như nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của học nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các giải pháp tích cực như đi cơ sở, xuống trực tiếp các địa phương, thông báo tuyển sinh trên đài truyền hình ở các huyện và trên báo, đài tỉnh, căng băng rôn, gửi tờ rơi, về các trường trung học phổ thông các huyện để hướng nghiệp nghề cho học sinh, làm cho các em hiểu không mặc cảm học nghề, từ đó có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.
Phối kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn làm công tác tuyển sinh gắn với thực tế doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.
Năm 2020, Trường tuyển sinh 981 học sinh. Trong đó, hệ trung cấp: 359hs/350hs UBND tỉnh giao. Đạt trên 100% Trong đó ngân sách cấp 310hs, 49hs nhà trường tự chủ đào tạo. Hệ sơ cấp: 622hs/680hs UBND tỉnh giao đạt 91%. Trong đó ngân sách cấp 600hs, còn lại nhà trường tự chủ đào tạo.
Video đang HOT
Nhà trường luôn chủ trương đa dạng hoá các ngành nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của các huyện trong khu vực, tập trung và chú trọng đào tạo các nghề kỹ thuật, chăn nuôi- thú y là những nghề phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của khu vực và một số nghề tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, gò hàn, điện công nghiệp… tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, đặc biệt là học sinh con em gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số được học nghề gần nhà, giảm bớt được một phần khó khăn về kinh tế.
Nhà trường không những chăm lo về công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn trau dồi đạo đức tác phong cho học sinh. Tôn vinh giá trị văn hoá nghề, làm cho học sinh thêm yêu quý nghề mà bản thân đã lựa chọn, tự tin ở tương lai trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Năm 2020, 567 học sinh trình độ trung cấp (khoá 13, khoá 14), tốt nghiệp; trình độ sơ cấp: 622 học sinh. Loại giỏi: 1 %; loại khá: 36 %; loại trung bình khá: 53 %; loại trung bình: 10%. Về đạo đức, loại tốt: 80%; loại khá: 20%;
Trong năm qua, Trường đạt giải 3 toàn đoàn hội giảng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Nghệ An, 1 Giải nhất nghề Trồng trọt bảo vệ thực vật, 1 Giải nhì nghề Thú Y. 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3 hội thao giáo dục nghề nghiệp tỉnh Nghệ an
Ngoài ra Trường phối hợp với sở giao thông vận tải Nghệ an cấp GPLX hạng A1 cho khoảng 1.200 học viên.
Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của nhà trường được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu cho hoạt động đào tạo của Trường. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường cũng luôn được duy trì và phát triển. Các thầy giáo, cô giáo luôn cố gắng trong công tác giáo dục, đào tạo học sinh; nhiệt tình, tâm huyết với nghề và tận tâm vì học sinh.
Về công tác giải quyết việc làm sau khi học viên tốt nghiệp. Với đặc thù học sinh học ở trường chủ yếu là học sinh các huyện thuộc khu vực miền Tây, ngoài số học sinh là con em người kinh thì số học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số cũng tăng lên không ngừng, chiếm tỷ lệ 60 – 65% tổng số học sinh toàn trường.
Vì vậy, để thu hút học sinh vào học nghề nhà trường đã tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và tư vấn giải quyết việc làm sau khi học sinh tốt nghiệp. Trong năm nhà trường đã tư vấn giới thiệu cho trên 85% số học sinh tốt nghiệp ra trường đi làm ổn định trong và ngoài nước. Kết hợp với Công ty Kim cương Nghệ an đưa 6 em tốt nghiệp trình độ Trung cấp đi học liên thông tiếp và làm việc tại Đài loan. Với mức thu nhập 12 triệu đến 18 triệu 1 tháng.
Đối với học viên là nông dân học tại địa phương, sau khi kết thúc khoá học nhà trường đã giúp các địa phương thành lập các câu lạc bộ chăn nuôi, hội làm vườn để có sự chỉ đạo thống nhất trên cơ sở hỗ trở về vốn, con giống, cây giống và tiêu thụ sản phẩm. Giúp người nông dân thay đổi cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển sản xuất mang lại hiểu quả kinh tế cao.
Nghệ An: Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số học nghề
Ngoài chính sách của Trung ương, tỉnh Nghệ An cũng có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có hơn 175.500 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo.
Học viên trong giờ thực hành nghề may tại Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú tỉnh Nghệ An.
Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 175.500 đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 11 huyện miền núi, chiếm 48,7% của cả tỉnh. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu đạt 55% (tỉ lệ này toàn tỉnh là 65%), đạt chỉ tiêu đưa ra theo Quyết định 2355 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An.
Nếu như năm 2015, tỉ lệ có việc làm sau đào tạo nghề vùng dân tộc miền núi Nghệ An mới chỉ có 17% thì đến năm 2020 đã đạt 84,7%, riêng trình độ trung cấp nghề đạt trên 94%. Trong 5 năm qua 69.200 người vùng dân tộc và miền núi được giải quyết việc làm, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 26.560 người.
Có được kết quả trên, theo ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, tất cả chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm người lao động ở vùng dân tộc thiểu số miền núi của Trung ương và của tỉnh đã được thực hiện tốt.
Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An.
"Về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh có 11.100 người thì đồng bào dân tộc miền núi có 6.158 (55,47%). Có 6.750 người dân tộc thiểu số trên tổng số 15.795 người được miễn giảm, cấp bù học phí theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ.
Riêng về chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên theo Quyết định 15/2015 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Nghệ An có 5.806 người thì đối tượng là người dân tộc thiểu số có tới 5.194 người, chiếm đến 89,5%.
Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó có 7.038 người dân tộc thiểu số được thụ hưởng, chiếm 33,3%, cụ thể đối với bậc cao đẳng được hỗ trợ 8 triệu, trung cấp 7 triệu, sơ cấp là 2,1 triệu", ông Đoàn Hồng Vũ thông tin.
Học viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại khoa Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức.
"Để làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, xóa việc coi trọng bằng cấp, trông chờ ỷ lại của một bộ phận không nhỏ người dân tộc thiểu số, miền núi. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên truyền, chống di cư tự do, làm tốt công tác khảo sát cung cầu lao động, tổ chức tốt các phiên hội chợ việc làm, giao dịch việc làm tại các huyện miền núi.
Cần tạo điều kiện cho các sở sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của doanh nghiệp, của cả hệ thống chính trị trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi", ông Đoàn Hồng Vũ cho hay.
Trao thiết bị dạy học cho trường tiểu học thị trấn Ngọc Lặc Nhân dịp này đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tặng 20 suất học bổng cho các em học sinh trường tiểu học thị trấn Ngọc Lặc với tổng trị giá 40 triệu đồng. Nhân dịp tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào...